Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
13/05/2021
Thư viện Hoa sen

THỜI KỲ MẠT PHÁP


 

THỜI KỲ MẠT PHÁP

Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, được khái lược trong ba điều trọng yếu: Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng.

Chư Tổ sư giảng về điều này như sau: Thời mạt pháp chẳng phải là không có người hành trì. Song kẻ hành trì đúng theo giáo lý rất ít, hầu như không có, nên mới gọi là không hành trì. Mà bởi hành trì không đúng nên không có người chứng đạo. Bởi thế nên chư Tổ thường than: “Người học đạo nhiều như lông Trâu, người đắc đạo như sừng Thỏ.”

Mạt pháp

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm

Mạt Pháp (tiếng Trung: Mòfǎ 末法tiếng Nhật: Mappō 末法), trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Á nhất là Tịnh độ tông, là từ chỉ giai đoạn ở đó các giáo lý mà Phật dạy (Pháp) trở nên mai một (Mạt) và chỉ còn hình thức. Trong giai đoạn Mạt Pháp đa số tu sĩ và tín đồ không hiểu hoặc hiểu sai Phật pháp. Thời điểm Mạt Pháp bắt đầu được cho là 1500 năm sau khi Thích Ca nhập niết bàn. Mạt Pháp là giai đoạn tiếp sau Chính Pháp và Tượng Pháp.

Mạt Pháp được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa, ví dụ như trong Đại Tập Kinh giải thích rằng đây là "giai đoạn của các xung đột" khi những cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ nảy sinh giữa những người tuân theo lời dạy của Phật và chân lý sẽ bị che khuất và mất đi. Trong thời đại này, Phật giáo sẽ mất đi khả năng cứu khổ cho người dân, vì những người được sinh ra trong thời Mạt pháp không có hạt giống của Phật quả gieo vào họ.[1][2]

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chương 21, Phật tiên đoán rằng một boddhisatva sẽ được sinh ra trong thời Mạt pháp với trách nhiệm quảng bá Phật giáo, giúp xóa đi bóng tối và đưa con người tới chứng ngộ.[3]

Phật giáo Nichiren tại Nhật Bản tin rằng Nichiren (1222-1282) chính là vị boddhisatva đã được Phật nhắc tới trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khi ông tuyên bố rằng bộ kinh này là phù hợp nhất cho thời Mạt pháp. Nichiren nói rằng mọi Phật tử cần quảng bá kinh này ngay cả khi bị đe dọa.[4][5][6][7][8][9][10] Bản thân Nichiren bị phản đối và bị đưa ra tòa án nhiều lần, dẫn đến việc ông bị đi đày, nhưng ông coi đó là một phần nhiệm vụ của ông trong cuộc đời và coi đây là cách để hóa giải nghiệp lực.[11]:35–36                       

___________________________________________________

 

“Phật thuyết pháp diệt tận kinh” ghi chép lại, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với Tôn giả A Nan và các tín đồ rằng, sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp mạt kiếp thì Phật Pháp mà ngài truyền sẽ bị phá hưdiệt vong. Là một người giác ngộ đại trí đại huệ, Phật Thích Ca Mâu Ni thập phần hiểu rõ vận mệnh pháp mà ngài truyền giảng.

Phật Thích Ca Mâu Ni gọi xã hội nhân loại lúc này gọi là “Ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”. Lúc này, “Ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa miếu tu hànhphá hoại pháp của Ngài. Lúc ấy, sẽ bại hoại đến mức độ nào? Chính là, áo cà sa có ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu, ăn thịtsát sinh, tham vị, không có từ tâm hơn nữa còn có ghen tức đố kỵ lẫn nhau.

Chỉ cầu nhờ cửa Phật mà không tu giới luật

Trong “Pháp diệt tận kinh” viết: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinhvô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu nivô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng.

 

Ý rằngNhững ma sư sau khi đã hủy hoại Phật Pháp, tạo nghiệp xong rồi cũng không dụng tâm tu đạo đức. Chùa chiền lúc này trở thành nơi ở của kẻ buôn, đầu cơ. Thậm chí chùa chiền hoang phế cũng không có người tu sửa, cuối cùng nhanh chóng bị hủy hoại gần như không còn gì.

Chúng sinh chỉ tham tiền tài vật chấttích lũy để giàu, cũng không tu phúc đức chân chính. Có kẻ còn bắt đầu buôn bán nô tỳ, bắt nô tỳ cày ruộng trồng trọt, sưu cao thuế nặng. Ngoài ra còn đốt phá rừng, làm tổn hại sinh mạng chúng sinh, không còn một chút thiện tính từ bi nào nữa.

Đến thời đại này, những người có phẩm hạnh xấu xa trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc nô lệ cho danh lợi lại xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô. Họ không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túnghành vi hỗn loạn bẩn thỉu, tăng nhân nam nữ chung sống cùng nhau, không còn lo ngại gì về lễ độ luật phápChính đạo suy yếu đều vì đám sư sãi ma quỷ này.

 

(https://thuvienhoasen.org/a33180/duc-phat-giang-ve-vien-canh-thoi-mat-phap-ma-quy-doi-lot-thay-tu-su-tang-vo-dao)

 

 

Thư viện Hoa sen
THỜI KỲ MẠT PHÁP / Thư viện Hoa sen

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây