Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
29/11/2007
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/02/2010

Đức tin Cao Đài

Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.

Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là Thượng Đế.
Tuy nhiên, Thượng Đế mở cơ Phổ độ tam kỳ không phải chỉ là một cuộc gieo rắc đức tin về sự hiện hữu của Thượng Đế, mà chủ yếu là để loài người biết được ý nghĩa sự hiện hữu của mình. Thượng Đế là tuyệt đích của cuộc tiến hóa giữa Càn khôn, nhưng Ngài không phủ định giá trị con người là chủ thể đang tiến hóa tại thế gian.

I. Định nghĩa :

Có thể mạn phép mượn thánh ngôn Đức Vân Hương Thánh Mẫu để định nghĩa đức tin Cao Đài như sau:

"Đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, vào các Đấng Thiêng Liêng qua linh cơ để giác ngộ khải mê, giúp tín hữu Cao Đài thức tỉnh tiến bước hành đạo phản bổn hoàn nguyên" Xem thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)

Tác giả thư Hebrew trong Tân Ước viết, "Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy". (Hebrew 11.1). Theo Wikipedia Encyclopedia, tiếng Việt
Đức tin trong Cơ Đốc giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Cơ Đốc, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo.Sđd

Đức tin theo Phật giáo đặt trọng tâm  vào Đức Thế tôn Thích Ca - bậc đại giác, vị thầy của cả loài người và chư thiên - dựa vào chân lý của giáo pháp của Ngài và Tăng hội. Đức tin của Phật giáo là động lực thúc đẩy phật tử tu tập hướng về mục đích giác ngộ và Niết Bàn. ( l ư ợc d ịch theo Wikipedia encyckopedia English)

II. Đức tin Cao Đài trong Sử đạo

1.  Thiên nhãn hiện ra với Đức Ngô Minh Chiêu có ý nghĩa đặc biệt là  Thượng Đế trực tiếp đem đức tin đến cho con người.

2. Nhóm Phò loan vâng lịnh Đức A Ă Â làm lễ "Vọng thiên cầu đạo" có ý nghĩa đặc biệt là  con người thể hiện đức tin trọn vẹn nơi Thượng Đế Theo lịnh Đức AĂÂ, tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang ra giữa trời làm lễ "Vọng thiên cầu đạo" vào đêm mồng 1-11-At Sửu (16-12-1925). Tam vị cầm 9 cây nhang vái rằng: "Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vọng bái Cao Đài Thượng Đế ban ơn dủ phúc lành cho ba tôi cải tà quy chánh." (Đọc thêm Lịch sử Dạo Cao Đài, quyển I –Khai Đạo, CQPTGLĐĐ,nxb. Tôn giáo, 2004).
3. Chư Tiền Khai "khai tịch đạo với nhà đương cuộc lúc bấy giờ" ĐPCQ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 20 tháng 2 Quí Sửu (24.03.1973) một cách hiên ngang, có ý nghĩa đặc biệt là môn đệ Đức Cao Đài trọn tin nơi thiên cơ sẽ lập nền tân tôn giáo của Tam kỳ phổ độ.

4. Đại lễ Khai Đạo vào Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) có ý nghĩa đặc biệt Thiên nhân hiệp nhất "khai minh Đại Đạo trước quốc dân bá tánh" ĐPCQ, sđd thể hiện đức tin ra thực tướng Đại Đao Tam Kỳ Phổ Độ.
5. Đó là đức tin Cao Đài trên những sự kiện lịch sử hữu hình; nhưng về mặt vô vi, tiến trình lập đạo được vận chuyển theo nguyên lý "Thái cực biến Lưỡng nghi thành Pháp", cũng là một chứng lý cho đức tin, như thánh giáo Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy:

"Ngô Văn Chiêu là một anh cả trong Thập Nhị Tông Đồ đầu tiên. Ngô Văn Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn. Nói về lý số Thiên Nhãn là con số 1, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực.
Kế đến lập thành lưỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự. Đó là Nhựt Nguyệt Âm Dương.[Thiên phong nhị vị Đầu sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt –NV.]
Từ Thái Cực biến Lưỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ Pháp đã tượng trưng".ĐPCQ, sđd

III.  Người tín hữu Cao Đài phải giữ đạo,  hành đạo với đức tin như thế nào?

1.  Một đức tin trong sáng : vào Đạo để bắt đầu đời sống tâm linh tích cực trong cuộc sống nhân sinh chân chánh, chứ không phải để trốn đời hay tìm kiếm thế lực vô hình cho những nấc thang danh lợi. Ơn Trên dạy:
"Chư hiền đệ hiền muội đã ý thức được thiên đàng địa ngục là đâu. Có phải ở tận trên vòm trời sâu thẳm  hay ở dưới  đáy biển lòng đất sâu dày đó chăng ? Tất cả thiên đàng hay địa ngục  điều có  tự trong  con người chư đệ muội. Nếu chư hiền đệ hiền muội biết hướng thượng,  biết  gìn  thiên lương chơn tánh,  biết trau dồi báu ngọc  mâu ni, chư hiền đệ hiền muội  sẽ có một cảnh  thiên đàng trong nội tâm ngày ngày an lạc. Ngược lại,  chư hiền đệ mãi tiến  bước trên con đường dục vọng  buông bắt những ảo ảnh phù  hoa,  làm sao  tránh được cảnh buồn vui cười khóc,  được mất nhục vinh ? [ . . .]
Người tu hành  không  tìm  đạo lý ở ngoài thân mà  phải  tìm ở nội tâm ." Đức Quan Am Bồ Tát,Chơn Lý Đàn, Tuất thời, mùng 01 tháng 4 nhuần Giáp Dần (22.5.1974)

2.  Một niềm tin  sâu sắc về thời kỳ đại ân xá: Nhập môn Cao Đài là là cơ hội hi hữu ngàn năm một thuở được bước vào môi trường đại ân xá kỳ ba, nên Ơn Trên thường dạy rằng: hữu duyên mới ngộ Đại Đạo TKPĐ. Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn từng dạy :

"Hỡi này chư hiền đệ muội ôi! Tam Kỳ khai Đại Đạo, Tam Giáo Thánh Nhơn mở rộng cửa từ bi để gom ba nhành về một cội. Trên Thượng Đế thi ân bố đức, dưới phật tiên kêu gọi chúng sanh đưa nguyên căn về bổn vị, rước hóa nhơn tránh cảnh luân hồi. [ . . .]
Đã từ lâu, cơ quy nguyên rải gieo khắp chốn, tiếng thống nhứt lắm lần vội giục, ngày vạn linh đại hội cũng gần, vậy Lão thử hỏi chư hiền, nếu không đủ đầy công đức thì làm sao được siêu phàm thoát tục; lấy chi để đảm bảo chơn linh sau khi lìa xác. Phương chi, kỳ hạ nguơn mạt kiếp là kỳ đại ân xá để cho chư hiền lưỡng phái dưỡng tánh tu tâm, tô công bồi đức được dễ dàng, hầu bước lên nấc thang hành đạo".[9]

3.  Một đức tin để tu tiến: Cao Đài đã vạch ra con đường tiến hóa tâm linh rất rõ ràng và thuận lợi hơn bao giờ hết trong thế Thiên nhơn hiệp nhất của cơ tận độ quy nguyên.

Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Am Bồ Tát có dạy:
"Chư hiền đệ hiền muội là những thành phần giác ngộ tâm đạo, học hỏi để tu công lập đức, cốt ý là hoàn thiện hóa bản thân trong kiếp đời hiện tại và được giải thoát phần chơn như khi về bên kia thế giới.
[ . . .]
Đời con người lấy lẽ sống làm căn bản, nếu chỉ là sống cho bản thân giả tạm ở cõi vô thường nầy thì không cần phải đề cập đến, mà phải quan niệm luôn cả lẽ sống về tâm linh.

Con người muốn toại hưởng cõi thanh bình phải nhắm vào thực hành các điểm sau đây :

1/- Nội công tu tiến,
2/- Ngoại công đức hạnh,
3/- Quá khứ tâm nên dứt bỏ,
4/- Hiện tại tâm không có,
5/- Vị lai tâm đừng vọng tưởng.


 Đó là hạng tu tiến một quãng đường khá dài mới có thể thực hành được trọn vẹn." (Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) 
Chư Tiền Khai Đại Đạo cũng từng ân cần khuyên nhủ chúng ta:
Khép mình vào  khuôn viên mẫu mực,
Giữ qui điều  giới luật  tam công ;
Cúi đầu thọ lệnh Thiên phong,
Thay Thầy hoằng đạo còn mong chi là. [10]

4.  Một đức tin để thi hành sứ mạng kỳ ba: " Đối với những người mệnh danh là  hướng đạo, là nồng cốt  cho cơ đạo  cứu thế, những kẻ hiến dâng cho ánh sáng lý tưởng Đại Đạo thì nền tảng tâm linh phải được xác định trước tiên và hơn ai hết. Vì vậy, kế sách về tâm linh cho những kẻ hiến dâng phải được  đề cập trước nhất. Bần Đạo cũng nhắc  lại trên phạm trù tâm linh, giá trị đức tin  là giá trị của ý chí hiến dâng cho một lý tưởng sáng chói để cứu thế.  Có một đức tin dõng mảnh  là đã có một ý chí  hào hùng tin quyết về kết thúc cao quý của sự cứu độ toàn dân sinh bằng một lý tưởng thật sự thanh cao của Đại Đạo.  Phải tin quyết thì mới nhất  tâm để chí thành hành sự.  Đã có nhất tâm chí  thành hành sự thì  kết quả không xa."[11]

"Các em đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, vào các Đấng Thiêng Liêng qua linh cơ để giác ngộ khải mê, giúp các em thức tỉnh tiến bước hành đạo phản bổn hoàn nguyên. Chị cho là  đúng. Đó là phần hướng nội  là tự xem chính mình có  thật sự tin hay không. Đã  tin thì chính mình  là đạo, phải thay  Trời mà vận hành  tự cường bất tức."[12]

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại đức tin Cao Đài với hàm xúc những ý nghĩa trên đây, phải gọi là Đức tin Đại Đạo. Bởi vì Thượng Đế và các Đấng Thiêng liêng đã đem đến cho nhân sanh thời TKPĐ này một đức tin khai phóng và nhân bản.
 Khai phóng vì với đức tin ấy, con người cảm thấy mình là một chủ thể tự do trong Bản thể vũ trụ, trong đó có mối tương quan tương ứng mật thiết với chủ thể tối cao là Thượng Đế. Từ mối liên hệ đó, đức tin Đại Đạo khẳng định con người có khả năng tiến hóa đến mức siêu việt.
 Nhân bản vì đức tin ấy không khuyến khích tín hữu lệ thuộc thần quyền; không chờ đợi được cứu độ mà phải biết tự độ. Hơn nữa, đức tin Đại Đạo đem đến ý thức sứ mạng vi nhân, nhìn cuộc đời là một trường học hỏi, rèn luyện để tiến hóa . Đối với chúng sanh là tình anh em một Cha, đối với xã hội có nghĩa vụ phụng sự.
Đặc biệt, hàng thiên ân thọ nhận Sứ mạng đại thừa, với đức tin Đại Đạo, phải đạt đến "giá trị của ý chí hiến dâng cho một lý tưởng sáng chói để cứu thế. "
Đức Chí Tôn khai minh Đại Đạo cách đây hơn 80 năm, mà hằng năm, ngày Rằm tháng 10, toàn đạo hân hoan cử hành đại lễ kỷ niệm, là thắp lên ngọn đuốc vĩnh cửu, soi tỏ Thiên cơ đang thúc đẩy nhân sanh tiến lên Con đường phản bổn hoàn nguyên là đường tiến hóa vinh diệu trong đức háo sanh của Thượng Đế, mà đặc ân trong thời Hạ nguơn nầy là Cơ đại ân xá kỳ ba.

CÔNG CHƯA THÀNH NHƯNG CHÍ ĐÃ THÀNH

"Công chưa thành nhưng chí đã thành", đây chính là lời nhận xét của Đức Chí Tôn khi ân phong Tiên vị Quảng Đức Chơn Tiên cho đạo trưởng Huệ Lương, vị Tổng Lý Minh Đạo đầu tiên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo (CQPTGLĐĐ). Đạo trưởng đã được Đức Chí Tôn triệu hồi đúng vào ngày Khai Minh Đại Đạo Rằm tháng 10 năm Canh Thân (1980) và sau đó đã được Thiên Đình xét công hạnh ân phong phẩm vị Quảng Đức Chơn Tiên vào ngày mùng 01 tháng 6 năm Tân Dậu (1981), là ngày kỷ niệm thành lập Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài mà cũng là ngày Đạo Trưởng thọ nhiệm chức vụ Phối Sư Chủ Trưởng Hội Thánh.

Ngày mùng 07 tháng 6 Tân Dậu, tại Minh Lý Thánh Hội, Đức Chí Tôn đã giáng đàn để ban trao sắc dụ đăng vị của Đạo Trưởng. Thầy dạy:

"Trần Văn Quế là một nguyên căn xin Thầy nguyện xuống thánh địa Việt Nam lập công hành đạo, phò trì chánh pháp. Trải qua thời gian 54 năm qua, một lòng chung thỉ với Đạo, kham nhiệm quyền pháp từ dưới lên trên, làm tròn bổn phận Lễ Sanh, rồi nhờ công hạnh siêng cần, Thầy ban cho Giáo Hữu, thăng phong nhiệm Giáo Sư, công dày chí lớn nên được vào hàng sứ mạng thọ phong Phối Sưđến Ngọc Chánh Phối Sưkiêm Chủ Trưởng Truyền Giáo, Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan. Thầy xét công lao đức hạnh, ngày Một tháng Sáu Tân Dậu, tại Thiên Đình được bái mạng thọ phong.

SẮC DỤ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Tam Giáo Quy Nguyên- Ngũ Chi Phục Nhứt
Năm thứ 56 - Tiết Quý Hạ
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI
SẮC LỊNH

Nghĩ vì trước ngày khai Đạo, các hàng đẳng nguyên căn xin Thầy nguyện xuống trần gian lập công hành đạo, thực thi cơ tái tạo, sứ mạng quy nguyênphục nhứt của buổi Tam Kỳ. Thầy vì thương nhơn loại trầm mê, mới nấy trao quyền pháp cho các hàng đẳng Thiên phong để đủ sức kềm chếnhơn sinh, bảo trì cơ Đạo, hoằng dương chánh pháp. Song đám con ấy, vì kém đức thiếu tu mà lầm kế chước tà quyền, nền Đạo chia bảy rẽ ba, tinh thần bên trong rạn nứt. Không lẽ ngồi nhìn đám con nghịch lẫn nhau, Thầy thiết lập Long Vân Đại Hội, chuyển cơ quy nhứt để hàn gắn tình thương sự sống và quyền pháp tôn chỉ Đạo Thầy. Công hạnh ấy, tâm đức ấy, Huệ Lương Trần Văn Quế đã hy sinh đóng góp thật nhiệt thành, bôn ba khắp nước, thiết tha với sự hòa hiệp. Chí hướng ấy trọn đời ôm ấp để thực hiện hai chữ Dung Hòa, mặc dầu chưa thành công, nhưng ý chí đã thành. Thầy phong: QUẢNG ĐỨC CHƠN TIÊN, gia ân quyền pháp trở lại Hội Thánh Truyền Giáo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý giữ nguyên vị, vận dụng thần lực điều hành quyền pháp đến khi hai nơi ấy có người đủ tài đức. Các con Thiên ân và toàn đạo y lịnh thi hành."

Trong lời nhận xét của Đức Từ Phụ "Mặc dầu chưa thành công, nhưng ý chí đã thành", có hai từ khóa quan trọng nhất, đó là chữ "Thành" và chữ "Ý chí".

Đi ngược dòng thời gian trở về những ngày đầu tiên thành lập Cơ Quan cách đây 42 năm, thật vô cùng hãnh diện khi nhận thấy rằng đạo trưởng Huệ Lương, vị anh cả của CQPTGL là người đầu tiên đã thực hành một cách xuất sắc lời Đức Chí Tôn dạy nhân viên Cơ Quan khi khai mạc Văn Phòng PTGLĐĐ mà nay là CQPTGLĐĐ. Thật vậy, ngay từ ngày 14 tháng Giêng Ất Tỵ (1965) tức một ngày trước ngày khai mạc Văn Phòng PTGL, Thầy đã dạy quý vị tiền bối Cơ Quan lúc bấy giờ về chữ "Thành" như sau:
"Các con bởi có duyên lành, nên mặc dầu trải qua bao cơn bão táp, mấy lúc khảo đảo, các con đã không thối chí ngã lòng, trái lại vẫn thiết tha vì tiền đồ cơ Đạo, nên khăng khăng theo đuổi cho đến ngày giờ này. Đa số các con hiện diện tại điện tiền hữu duyên mà lãnh lấy những lời khuyến dỗ của Thầy vừa qua. Các con chí muốn duy nhứt là Đạo sớm thành, mà phải thành trên phương diện nào đó, hỡi con?

Đạo là chi? Rồi khi thành phải ra sao? Vậy thì Thầy giải đáp cho con biết: Thượng Đế vị nhân sanh mà khai đạo pháp để con cái của Thầy học hỏi và hành theo đúng chánh pháp. Đến ngày công quả viên mãn, sẽ trở về hiệp nhứt cùng Thầy. Lúc bấy giờ các con là Thầy, là Phật Tiên, Thánh Thần. Đó là đường lối tuyệt đích của Đạo.

Còn trước cơ Đạo ngày nay,các con muốn thành, trước nhứt lòng con phải thành. Thành để hành cho đúng, không cải canh, không thêm bớt, không chia rẽ, dụng đức hy sinh để cảm hóa cho nhau. Các con đừng e ngại không người dắt lối đưa đường. Chỉ ngại cho lòng con chưa thành. Khi lòng con đã thành, tri, thuyết, hành như nhứt, thì các con sẽ thấy lý siêu việt đến với các con, là ngày mà cây Phổ Thông Giáo Lý đơm bông kết quả."
Về ngữ nghĩa, chữ Thành trong đoạn Thánh giáo của Đức Chí Tôn có hai nghĩa:

1. Thành  成 = thành công, thành tựu.

2. Thành  誠 = thành thực, thành tâm, chí thành (thành  誠 = bộ ngôn  言 + thành 成 )


Vì sao chữ Thành trong ý nghĩa thành thực, thành tâm hay chí thành lại có bộ ngôn? Ngôn là lời nói. Người có lòng thành thực hay chí thành thì lời nói và việc làm không hai, như lời Đức Chí Tôn đã dạy trên đây: "Khi lòng con đã thành, tri, thuyết, hành như nhứt".
Do đó, trong lời ban khen của Đức Chí Tôn dành cho đạo trưởng Huệ Lương "Mặc dầu chưa thành công, nhưng ý chí đã thành", thì ý chí đã thành tức là ý chí đã kiên định, bất thối chuyển. Chữ thành nơi đây cũng hàm nghĩa là chí thành, bởi lẽ một khi đã chí thành thì lòng người không còn thay đổi nữa, nói và làm như nhứt.

Ngoài đời, người ta có thể thành công nhờ vào tài năng hay sức mạnh hay mưu mô xảo trá, nhưng trong cửa đạo thì lòng chí thành mới là yếu tố quyết định sự thành công của hành giả. Do đó, gần 20 năm sau ngày Đức Chí Tôn dạy về chữ Thành, Đức Giáo Tông Vô vi Đại Đạo cũng lại nhắc nhở người nhân viên Cơ Quan về chữ Thành. Ngài dạy:

"Này chư hiền đệ hiền muội! Đạo pháp trường lưu mà đời người thì hữu kiếp. Đạo lý mênh mông mà trí người hữu hạn. Đạo sự ngổn ngang mà sức người hữu giới. Hữu kiếp, hữu hạn, hữu giới đã nêu lên hình ảnh bé bỏng của con người trước không gian vô tận, vũ trụ vô biên. Lấy cái hữu hạn đó mà đem so với cái vô biên thì nó có ý nghĩa gì đâu!

(…) Cho đến nay, khoa học tiến bộ của con người nói là cao điểm hiện đại, nhưng cũng chỉ trong gang tấc đối với cái bao la vô tận đó. Trong lãnh vực đạo giáo cũng thế. Cho đến nay, tâm thức nhân loại đã đạt đến chỗ cao điểm hiện đại nhưng cũng chỉ trong gang tấc đối với Đấng Thế Tôn chánh đẳng chánh giác, và trong phân ly đối với bậc đại giác ngộ kim tiên nguyên thủy. Tuy vậy, sự tiến hóa của hai lãnh vực vừa nêu trên hãy còn phôi thai khiêm tốn, nhưng tại sao đã có những hàng giáo tổ, những bậc vĩ nhân đã được lưu danh thanh sử? Đó là điều mà Bần Đạo muốn nói với chư hiền đệ hiền muội có trách nhiệm đối với guồng máy Cơ Quan sau cùng của Đại Đạo. Hay nói một cách khác, cứu cánh rốt ráo của tôn giáo, đạo giáo là cứu khổ chúng sanh, giải thoát con người khỏi vòng nô lệ của ma tâm vọng thức, nhưng đến nay chúng sanh vẫn còn đau khổ, con người vẫn còn nô lệ bởi vọng thức ma tâm, thế nhưng sao lại có những bậc giáo tổ, đạo gia, sứ đồ, chức sắc, chức việc, tín hữu được thành Tiên thành Phật, đắc Thánh đắc Thần trong lịch sử tôn giáo? Đó là điều mà Bần Đạo muốn nói với chư hiền từ hàng lãnh đạo Cơ Quan đến các em thanh thiếu niên tiếp nối.

Bần Đạo tạm ngưng trong khoảnh khắc để chư hiền đệ hiền muội và các em giáo sĩ, tu sĩ hãy phát đại ngôn cho cả đàn cùng nghe. [ . . .]

Phải đấy chư hiền đệ, hiền muội. Đó là lời dạy của Đức Chí Tôn trong khi ban ân phong Tiên vị Quảng Đức Chơn Tiên cho lão hữu Trần Văn Quế. Lời dạy như sau: "Mặc dầu chưa thành công nhưng ý chí đã thành."
Bần Đạo muốn nói lên ý chí phụng Thiên sự dân đó chư hiền đệ, hiền muội.

Ý chí là gì? Là quyết tâm của hành giả, là sự kiên trì bất thối chuyển của hàng hướng đạo Thiên ân. (…)

Bần Đạo không đưa ra những gì vượt quá tầm vói của chư đệ muội. Bần Đạo cũng không bảo chư hiền phải noi gương tử đạo của Giê-su, Bần Đạo chỉ khuyên chư hiền đệ, hiền muội hãy làm đúng lời dạy cũ từ mấy năm qua của Ơn Trên về nội tu và ngoại tu. Những gì đã được ban trao và dạy bảo, chư hiền đệ muội hãy lấy tâm chí thành thực hành cho đến nơi đến chốn sẽ thấy được kết quả, được Trời, được Đạo, được Tâm.

(…)Chư hiền đệ hiền muội nhớ lời dạy của Bần Đạo hôm nay. Thành là thành trong nhiệm vụ, thành trong ý chí, thành trong mỗi giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn đều có mỗi ý nghĩa khác nhau. Chư hiền đệ muội cố gắng. (…)
Bần Đạo mong mỏi sự thành công của chư hiền." (CQPTGL, 15-02 Nhâm Tuất, 10-3-1982)

Qua lời dạy của Đức Giáo Tông, chúng ta thấy rõ sự thành công không phải ở kết quả chúng ta đạt được mà sự thành công chính là ở chỗ tâm đạo chí thành. Đức Đông Phương Chưởng Quản cũng dạy không khác:

"Chư đệ muội lưu ý, lần lượt sẽ trở về cùng Thượng Đế, tất nhiên phải hoàn thành một sứ mạng mà chính mình đã biết và đã lãnh. Hoàn thành không phải căn cứ ở chỗ tiếng đời ca ngợi, miệng thế tặng khen, hay hoàn thành trước một đền đài nguy nga tráng lệ, hay hoàn thành trên một ngôi vị cao cả, mà hoàn thành ở chỗ cái tâm chí thành trước khi rũ áo ra đi. Chí thành mới là sứ mạng hoàn thành trước Thượng Đế, trước Tam Giáo Tòa đó chư đệ." (CQPTGL, 19-8 Tân Hợi, 07-10-1971)

Chính vì ý chí, quyết tâm và lòng chí thành có tầm quan trọng như thế nên từ xa xưa, người tham cầu đạo pháp phải có lòng chí thành mới được các đấng chơn sư
thâu nhận làm đệ tử. Chẳng hạn như ngài Thần Quang tức Huệ Khả, Nhị Tổ Thiền Tông Trung Hoa, khi cầu đạo với Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã bị từ chối, ngài phải quỳ gối mấy ngày đêm dưới trời tuyết sương giá lạnh mà vẫn không được thầy chấp nhận. Cuối cùng, ngài đã tự mình đoạn lìa cánh tay trái dâng lên thầy để tỏ lòng quyết tâm cầu đạo. Lúc bấy giờ ngài mới được thầy thâu nhận làm đệ tử.

Trong quyển Dịch Kinh Huyền Nghĩa do Minh Lý Thánh Hội ấn hành năm 1966, Đức Thánh Trần Hưng Đạo thuật lại chuyện vua Huỳnh Đế là bậc đế vương, cha chúa của dân thế mà phải ba phen đến cầu đạo mới được Đức Quảng Thành Tử chấp nhận.
Thái Tử Sĩ Đạt Ta khi xưa từ bỏ ngai vàng để đi tìm đường giải khổ cho bản thân và cho chúng sanh. Sau 49 ngày liên tục tọa thiền dưới cội cây bồ đề đã khai mở được trí huệ chứng quả chánh đẳng chánh giác, ấy là nhờ Ngài đã kiên quyết thệ nguyện nếu không ngộ được đạo lý nhiệm mầu thì nhứt định không rời khỏi cội bồ đề cho dù thịt nát xương tan.
Câu chuyện thầy Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc cũng nói lên ý công chưa thành nhưng chí đã thành.

Theo sử sách còn ghi lại thì sau khi chia tay tên học trò bất hảo, Đường Tăng một mình đi vào sa mạc với con ngựa hồng già ốm. Tới phong hỏa đài thứ nhất, ông suýt bị trúng tên của lính canh. Quan trấn thủ không thể thuyết phục ông bỏ ý định Tây du đã chỉ cho ông đường tắt đi tới phong hỏa đài thứ tư. Quan trấn thủ chỉ đường cho ông đi tránh phong hỏa đài thứ năm để tới sa mạc Gobi nằm ở phía bắc Trung Quốc rộng 1.295.000 cây số vuông.

Sau một ngày đường chừng trăm dặm, ông lạc lối trong sa mạc Gobi, lại còn tuột tay làm đổ hết nước dự trữ. Ông quay ngựa trở lại phong hỏa đài thứ tư lấy nước. Đi được chừng mười dặm, ông bỗng hồi tâm nhớ lời phát nguyện: "Nếu chưa đến được Tây Trúc thì dù chết cũng không quay trở lại phương Đông." Thế là ông quành ngựa lại để tiếp tục đi về phương Tây, người và ngựa đều khát khô trên cát bỏng.

Sang ngày thứ năm, ông và ngựa ngã quỵ, mê man. Đến nửa đêm, như có phép lạ, trận gió mát lạnh từ đâu thổi tới, con ngựa đứng lên hý vang, ông chợt mở mắt ra, gượng leo lên lưng ngựa. Rán đi thêm vài dặm, ông gặp bãi cỏ xanh mướt bên dòng suối trong veo, thế là người và ngựa thoát nạn chết khô. Ông cho ngựa đi thêm hai ngày nữa mới ra khỏi sa mạc Gobi, tổng cộng đi hết tám ngày, vượt qua 800 dặm.

Câu chuyện của thầy Đường Tăng không những cho chúng ta thấy rằng lòng quyết tâm bất thối chuyển đã giúp cho Ngài thành công mà còn nói lên rằng người có lòng chí thành luôn được Thiêng Liêng âm phò mặc trợ.Quả là một điều may mắn khi được sanh ra trong Kỳ Ba đại ân xá mà lại được hạnh ngộ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, bởi lẽ sự trở về cùng Đức Chí Tôn Từ Phụ đã được các Đấng Thiêng Liêng bảo đảm, chỉ với một điều kiện, đó là lòng nhứt tâm tu niệm của mỗi hành giả như lời Đức Đông Phương Chưởng Quản đã khẳng định:

"Đức Thượng Đế ban đại ân xá Kỳ Ba, hễ nhứt tâm tu niệm, dầu đạt được đến sở đích của Đạo hay chưa đạt đến mà đã chí thành chí kỉnh tu thân học đạo vẫn được ân ban thành đạo tùy theo công đức mà đắc vị." (CQPTGL, 28-5 Tân Hợi, 20-6-1971).
Trong lãnh vực công phu tu luyện cũng thế, chỉ cần có lòng quyết tâm thực hành pháp môn cho thật dũng mãnh thì dù hành giả đang ở cấp bậc đạo pháp nào cũng có thể tu chứng được. Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn đã xác nhận điều này như sau:
"Chỉ cần chư đệ muội công phu tu tập cho thật dũng mãnh sáng suốt, dầu đạo pháp ở cấp bực nào cũng có thể tu chứng được." (CQPTGL, 29-8 Quý Hợi, 05-10-1983)

Tóm lại, qua lời dạy của các Đấng cũng như qua tấm gương hành đạo nhứt tâm bất thối chuyển của đạo trưởng Huệ Lương -- người anh cả của các thế hệ nhân viên CQPTGLĐĐ --  có thể rút ra một bài học rằng không nên mặc cảm tự ti khi đem khả năng hữu hạn của mình đối chiếu với quy mô, tầm kích vĩ đại của sứ mạng Cao Đài mà hãy luôn đem hết lòng chí thành để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó trong từng niên trình hành đạo. Ơn Trên đã dạy rồi, sự thành công hay thất bại của người tu cốt yếu ở chỗ tâm chí thành mà thôi.Nên công do bởi chí thành,rnNhứt tâm trên dưới thác ghềnh vượt qua.

(Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 03-5 Bính Dần, 09-6-1986)
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây