Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...
-
Tam Thánh ký hòa ước là ba vị Thánh ghi chép bản Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá, ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...
-
Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn ...
-
Bài Tổng luận trích quyển "TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI" do CQPTGL xuất bản năm 2009, tái bản 2013
-
Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành ...
-
Tỳ Thổ /
Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...
-
Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn ...
-
Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay đạo Cao Đài khai minh vào đầu thế kỷ 20 tại Việt ...
-
Nhân lễ Giáng sinh hôm nay và qua những suy niệm chân thành nầy, cuối cùng chúng ta hãy nhắc ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/12/2021
NHẬAT KÝ CUỐI TUẦN 06 - 12 - 2021
LỜI PHẬT DẠY:
“Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới thành thật không hư dối, hành động và ý nghĩa không ác độc”.
“Giới hạnh” có thể làm thanh tịnh “trí tuệ”, “trí tuệ” có thể làm thanh tịnh “giới hạnh”.
CHÚ GIẢI:
Muốn hiểu lời dạy này thì chúng ta phải hiểu cho rõ ràng những từ ngữ. Vậy giới hạnh là gì?
Giới là giới luật, là những điều ngăn cấm, là những pháp thiện. Hạnh là hành động, là đức hạnh.
Giới hạnh là những hành động thiện, những hành động mang lại sự an vui cho mình, cho người, cho tất cả chúng sanh.
Trí tuệ là sự hiểu biết của ý thức, chứ không phải trí tuệ Tam Minh. Xin quý bạn hãy phân biệt cho rõ ràng. Có thể câu này dịch sửa lại “Giới hạnh là tri kiến giải thoát”. Từ ngữ trí tuệ dễ khiến cho mọi người hiểu lầm mình có trí tuệ. Con người chỉ có tri kiến chứ chưa có trí tuệ, ngoại trừ những bậc tu chứng Tam Minh. Nhưng tại sao ở đây nói giới hạnh là tri kiến giải thoát? Ðúng vậy, ở đâu có tri kiến giải thoát là ở đó có đức hạnh. Lời dạy trên đây xác định đạo đức làm người rất rõ ràng. Người có đức hạnh không làm khổ mình, khổ người là người phải có tri kiến giải thoát.
Phần đông, trong cuộc đời của chúng ta người nào cũng có tri kiến, nhưng tri kiến không có giới hạnh. Tri kiến không có giới hạnh là tri kiến khổ đau, tri kiến ác, tri kiến dục làm khổ mình, khổ người.
Lời dạy bảo trên đây của đức Phật rất thực tế trên đường tu hành theo đạo giải thoát “Ai có giới hạnh là có tri kiến giải thoát, ai có tri kiến giải thoát là có giới hạnh”.
(Nguồn : nhipcaugiaoly.com )
U+9858, tổng 19 nét, bộ hiệt 頁 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh
Từ điển Viện Hán Nôm
ước nguyện
Tự hình 4
Dị thể 8
Đạo道
U+9053, tổng 12 nét, bộ sước 辵 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý
Từ điển Viện Hán Nôm
âm đạo; đạo diễn; đạo giáo; lãnh đạo
Tự hình 6
Dị thể 9
Hoằng 弘
Âm Nôm: hoằng, ngoằng
Tổng nét: 5
Bộ: cung 弓 (+2 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: ⿰弓厶
Nét bút: フ一フフ丶
Thương Hiệt: NI (弓戈)
Unicode: U+5F18
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao
U+666E, tổng 12 nét, bộ nhật 日 (+8 nét)
phồn & giản thể, hội ý
Từ điển Viện Hán Nôm
phổ thông
Tự hình 3
Dị thể 3
Độ渡 Âm Nôm: đác, đò, đạc, độ
Tổng nét: 12
Bộ: thuỷ 水 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: ⿰⺡度
Nét bút: 丶丶一丶一ノ一丨丨一フ丶
Thương Hiệt: EITE (水戈廿水)
Unicode: U+6E21
眾 chúng
U+773E, tổng 11 nét, bộ mục 目 (+6 nét)
phồn thể, hội ý
Từ điển Viện Hán Nôm
chúng sinh, chúng dân, chúng nó, chúng tôi
Tự hình 6
Dị thể 6
生
Âm Hán Việt: sanh, sinh
Tổng nét: 5
Bộ: sinh 生 (+0 nét)
Lục thư: hội ý
Nét bút: ノ一一丨一
Thương Hiệt: HQM (竹手一)
Unicode: U+751F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao
Thu HươngTRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM
Tiếng “Dạ” miền Nam –
Trần Tiến Dũng
29 tháng 11, 2021
Tôi cảm nhận tiếng “dạ”, tuy có âm dấu nặng nhưng không nặng nề mà sâu lắng bền gốc trong tâm hồn người dạ và người nghe. Thật sự tiếng dạ có hình ảnh của một cái cúi đầu không phải để tuân phục cũng không phải cố bám giữ lời hứa, không khách sáo lấy lòng mà cũng không để kiêu kỳ lên mặt, tất thảy tiếng dạ là biểu hiện đồng thuận chân thật.
Người miền Nam từ xửa từ xưa, sau các tiếng gọi ba, gọi má, gọi ông, gọi bà; thì tiếng dạ nối liền theo từ đầu đời để thành người Việt cho đến khi lìa đời để thành hồn ma người VIệt. Trong cộng đồng hàng ngày nói: Dạ, tiếng dạ vừa như một dòng sông lớn vừa như từng giọt nước ngấm dịu ngọt vui lòng từng người, rồi mở ra mênh mông sự hài hòa dung bồi tánh chân thật của cộng đồng.
Tôi đã học nói tiếng dạ, đã lắng nghe tiếng dạ, đã dạy con tiếng dạ từ bao lâu rồi? Nếu có ai đó, quyền lực chuyên chế muốn chuẩn hóa tiếng Việt để thay tiếng dạ bằng tiếng khác thì sao? Tất nhiên với thế hệ tôi thì không chấp nhận, nhưng với thế hệ hiện nay thì các em cháu đó không có quyền chọn lựa hoặc bị tập có thói quen bỏ và quên không nói tiếng dạ nữa.
Tôi nhớ nhiều chục năm trước khi ra Hà Nội, lúc đi ăn tối với bạn, khi gọi tính tiền, người đàn ông bán hàng nói gì đó tôi không hiểu, tôi có hỏi lại và cố lắng nghe vẫn không hiểu, nên bạn đi cùng tôi phải giải thích rằng: “Ông ấy nói: vâng, vừa xin”. Tôi hiểu, và cái cảm giác đã hiểu được khiến tôi vừa thấy hay vừa chính xác, bởi tiếng vâng đó khác hẳn với tiếng vâng của các cô nàng xinh đẹp, anh chàng điển trai làm MC, bình luận viên, diễn viên… đang nói “vâng” liền miệng khắp hệ thống tuyên truyền từ Bắc tới Nam mà đố ai biết họ có thật lòng “vâng” như kiểu họ tía lia không. Thấy tội đến tức cười khi nghe người nói đúng giọng miền Nam mà lại một “vâng”, hai “vâng”, ba cũng “vâng” tuốt luốt
Tiếng dạ, cũng có khi được dùng như tiếng đệm, tiếng nối, tiếng kết một câu nói nhưng người miền Nam ít chọn sử dụng tiếng “dạ” kiểu đó. Với tôi, người thân của chúng tôi, tiếng dạ được sử dụng bình thường, rất bình thường để biểu lộ sự đồng ý, đồng tình, đồng thuận thật lòng; và trên hết tiếng dạ còn chứng minh lòng tôn trọng, kính trọng, tín thác không một chút phân biệt giai tầng, địa vị, sang hèn, giàu nghèo… với người được mình dạ và dạ lại với người vừa dạ mình.
Tôi biết là trong tham vọng ngông cuồng chuẩn hóa tiếng Việt của giới cai trị, có thể một ngày nào đó em cháu tôi sẽ chỉ nói “vâng” với tôi. Tôi không viết bài này như cách phân tích lợi hay hại của các nhà ngôn ngữ học về phát âm vùng miền. Tôi viết vì tôi thương, tôi quý, tôi tôn kính tiếng dạ tôi dùng và được người dùng cho tôi. Áp đặt quyền cai trị chuyên chế cho tiếng Việt đó là quyền của họ. Tôi chọn thủy chung nói tiếng dạ là phẩm giá ý thức và tình yêu chân thành mà chúng tôi thuộc về, bởi đến từng ngọn cỏ, nụ hoa, côn trùng… của đất trời miền Nam sinh dưỡng nên chúng tôi cũng từng phút, từng giờ được con người thật lòng nói: Dạ, cám ơn!
Trần Tiến Dũng
Sài Gòn, Tháng Mười Một 2021