Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
21/11/2021
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/11/2021

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 22 -11-2021

















""

 

                                                                                                                                                                THI CỬ NGÀY XƯA

"Description:



                                                                                                                                                                _______________

 

 

                                                                     Đọc bài " Thượng Đức Vô Tranh" trên Sống đạo Canh Tý 2020.2 (HT. Truyền giáo)


LIỄU TÂM CHƠN NHƠN

(. . .) "Người biết lẽ Trời mầu nhiệm không nên đua chấp một hình sắc nào bên ngoài mà nên quay về với thực tại. Thực tại ở lòng mình có đủ mầu nhiệm. Có được mầu nhiệm mới có thể nói nên lời nói không uổng, việc làm không mất, mới đương được việc người, làm được việc Trời.

" Nếu không trở về thực tại, là trở về với òng mình, cứ đem lòng ra tranh biện hơn thua bên ngoài thì lòng đã ra ngoài, lòng không còn là thực tại.

" Vậy ai sao, ai sao, mặc ! Các em lo tu cho mình là mọi việc được thành, được ổn. Tu cho mình là tu cho vạn đại, sự nghiệp vạn dân ấm no. Nếu không được lòng như như Tao Hóa thì cứu mình cũng không xong, mong gì gánh việc cho thiên ha. . . .

" Vì lẽ trên mà các em lo tu bồi đạo hạnh. Không đi đâu ở đâu mà giữ nguyên vị mình, tùy thời xử đạo. Các em không quyền cản ngăn một sức mạnh đi tới. Vì nó tới mà không tránh một bên thì bị chận xẹp. Nhưng sức mạnh ấy khác nào các máy xe trẻ nhỏ chơi, vặn chạy hết dây thì đứng . Vì nào nó có chạy được, mà có người quay dây thiều cho nó chạy vậy ( . . .)

"Đừng cho đạo hữu hoang mang,

Đừng cho tai tiếng, bàng quan chê cười;

Đừng cho lạm dụng quyền đời, (*)

Đưa nhau ra khỏi xa khơi khổ phiền"

(. . .)

___________________________________

(*) "Lạm dụng quyền đời": xem chú giải (34) của bài thánh giáo đăng trong tập SỐNG ĐẠO 2020.2, Tr. 15.

Ảnh :Liễu Tâm Chơn Nhơn Huỳnh Ngọc Trác (1898-1945) [Thầy Giáo Hai], bậc Hướng Đạo uyên thâm Tam Giaó, trụ cột của chùa An Tráng (TT Trung An).

 


                                                                                           Hoc sinh và thầy giáo một trường hoc bản xứ ( Đông Dương -Việt Nam)

                                                                                              -___________________________                               

                                                                 

                                                                                      Chữ Lễ xưa và nay

05/02/2010 14:12 GMT+7

 

Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.

Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.

Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.


Trong tác phẩm Cổ học tinh hoa có đoạn viết rằng:

“Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử (người học trò thành đạt của Khổng Tử). Ở nhà thầy ba năm mà ít mấy khi đọc sách.

Thầy Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây đã ba năm nhưng ta ít khi thấy người đọc sách và bàn thảo văn chương như các anh em là tại sao?”. Công Minh Tuyên đáp: “Thưa thầy, con vẫn chăm học ở thầy. Thầy lúc nào cũng hiếu thuận với song thân. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay ai đều bị thuyết phục. Ở triều đình đối với kẻ dưới bề trên đều nghiêm nghị như nhau, trong lòng nhân từ, không có ý hại ai. Đây là ba điều con mãi đang học nhưng chưa làm tốt được…”.

Câu chuyện có ý nói rằng, đi học trước tiên là học làm người và người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là tấm gương nhân cách, gương mẫu về đạo đức để học trò noi theo. Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đặt vị trí người thầy còn cao hơn bậc cha mẹ, vì cha mẹ sinh ra ta, còn người thầy giáo dục ta nên người.

Khổng Tử ra đời vào thời kỳ nhà Châu bắt đầu suy vong, các chư hầu thôn tính lẫn nhau, không còn tôn trọng Châu Lễ. Ngậm ngùi tiếc nuối thời cực thịnh thái bình 400 năm trước của nhà Châu, Khổng Tử đề xướng khôi phục Châu Lễ và chính vì thế mà về tư tưởng chính trị, người đời lên án Khổng Tử đã bảo vệ cho chế độ nô lệ phong kiến.

Châu Lễ ngày xưa chính là vũ trụ quan về trời đất, con người và thiên nhiên, là tư tưởng quan điểm chính trị, là hiến pháp và luật pháp quốc gia. Từ tư tưởng này, người đời xây dựng nên luân lý và mối quan hệ xã hội, quy tắc hành xử của con người với nhau trong hệ thống giai tầng xã hội qua các chữ Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ… Sau đó, Khổng Tử và các học trò của ông kế thừa và chọn lọc lại thành hệ thống tư tưởng triết học, đạo đức xã hội, đạo đức con người mà các thế hệ cần phải tu dưỡng noi theo.

Khi Khổng Tử chu du các nước, thuyết phục họ trở lại theo Châu Lễ thì chẳng ai nghe, vì lúc bấy giờ nhà Châu đã suy tàn, các chư hầu lớn đều muốn tự mình làm thiên tử.

Sau khi thất bại trên đường quan lộ, Khổng Tử chỉ còn cách mở trường dạy học. Ông đem đạo lý trị quốc và luân lý xã hội phổ biến và truyền lại cho đời sau. Đến thời Mạnh Tử, vai trò vua và dân được đánh giá lại qua câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, về tư tưởng chính trị còn tiến bộ hơn. Và mẫu người đại trượng phu đã thay cho mẫu người quân tử, gần gũi và thiết thực hơn.

Những đóng góp về quan điểm giáo dục và đạo đức con người của Khổng Tử, Mạnh Tử cho đến nay vẫn được người đời xem như là cốt lõi của của tư tưởng Nho giáo (dù Nho giáo và tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử có khác).

Đến nhà Hán (Hán Võ Đế), thừa tướng Đổng Trọng Thư muốn củng cố chế độ quân chủ chuyên chính và chế độ gia tộc, đã đem tư tưởng Khổng - Mạnh diễn dịch lại thành mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, gọi là “tam cương” và tinh thần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là “ngũ thường” để phục vụ cho việc củng cố Hán Triều, đặt tư tưởng Nho giáo theo ý tưởng mới này thành nền tảng tư tưởng chính thống. Ông đã biến Nho giáo thành công cụ của giai cấp thống trị.

Chính từ đó, những nhà Nho sau khi đỗ đạt thì được làm quan, trở thành công cụ của giai tầng thống trị. Tiếc là đại đa số người thành đạt đó đều bị biến chất, phản bội lại tinh thần đạo đức Khổng - Mạnh. Chỉ có những nhà Nho bị thi rớt hay không chịu làm quan mới giữ được phần nhân cách, đạo đức Khổng - Mạnh và họ trở thành thầy đồ sống trong các tầng lớp nhân dân, giữ gìn được tinh thần, tư tưởng khí tiết Khổng - Mạnh, thế nên người đời luôn tôn kính các đồ nho.

Thật ra, chữ Lễ trong “Tiên học lễ hậu học văn” không chỉ là lễ phép, lễ nghi, mà cũng không rộng mênh mông như chữ Lễ của Châu Công (Châu Lễ). Nó là quy phạm, tư tưởng, hành vi của con người đối với mọi mối quan hệ xã hội và thiên nhiên, nhằm bảo vệ quyền con người và trật tự cộng đồng xã hội, giữ gìn sự phát triển hài hòa của xã hội và thiên nhiên, giúp cho quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và tập thể cũng tồn tại và phát triển, làm cơ sở hình thành một xã hội văn minh, hạnh phúc.[. . .]

Nhớ lại cách đây mấy năm, khi gặp lại một người bạn hiện sống ở nước ngoài, tôi nói về sự đổi mới của nước ta một cách tự hào. Thế nhưng anh ta trả lời một cách mỉa mai rằng: “Nhờ đổi mới tư duy, cuộc sống người dân Việt Nam đã tốt hơn, nhưng đạo đức xã hội lại băng hoại, tham nhũng lan tràn khắp mọi lĩnh vực, mọi cấp”. Tôi nghẹn họng, đứng lên từ giã và không bao giờ muốn gặp lại anh ta nữa. Sự thật là đổi mới có làm cho cuộc sống chúng ta tốt lên, nhưng vấn đề đạo đức xã hội, nhân cách đạo đức con người thì bị lu mờ và biến dạng dần. Ôi, chữ Lễ của chúng ta còn không và nếu còn thì ở đâu?

Theo PHAN CHÁNH DƯỠNGDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Xuân 

.

 __________________________

 

 

 

CHỮ LỄ HÁN TỰ


 

Top of Form

Tra Hán ViệtTra NômTra Pinyin

Bottom of Form

Có 1 kết quả:

lễ

<p< p="">

Âm Hán Việt: lễ


Tổng nét: 5


Bộ: kỳ  (+1 nét)


Lục thư: hình thanh


Hình thái: 


Nét bút: 丶フ丨丶フ


Thương Hiệt: IFU (戈火山)


Unicode: U+793C


Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao


Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: lǐ ㄌㄧˇ


Âm Nôm: lãilạylấylẻlểlởirẽtrẩytrễ


Âm Nhật (onyomi): レイ (rei)ライ (rai)


Âm Hàn: 


Âm Quảng Đông: lai5

Tự hình 2

Dị thể 6

"Description: "Description:


____________


PHẬT DẠY  BẤT BẠO ĐỘNG


ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG

phttps://www.youtube.com/watch?v=HQjs4pgCy5o

( Nghe từ đầu đến phút thứ 3)


Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây