Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức ...
-
Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...
-
Nói đến Ngũ Chi Đại Đạo chúng ta có thể liên tưởng đến Ngũ Chi gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, ...
-
Tín ngưỡng và tôn giáo là những đề tài phong phú xưa nay đã thu hút rất nhiều học giả, ...
-
Đức Tin /
Người ta thường gọi đức tin là giác quan thứ sáu. Nhờ giác quan ta có thể nghe thấy, nếm, ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ, ...
-
TU CHỨNG /
Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...
-
清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...
-
Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu ...
-
1. * Ngọc Trì là ai? Trong việc hành công, miệng con người không gọi là khẩu mà gọi là Ngọc ...
-
Một giờ thanh tịnh một giờ linh
-
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm ...
Thiện Chi
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 07/09/2019
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ ĐẠO
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ ĐẠO
I. Trang bị tư tưởng làm bệ phóng phát triển cơ đạo
1.-Trong một lần giáng cơ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo; Đức Cao Triều Phát đã tóm lược lý tưởng Đại Đạo qua bốn điểm căn bản:
“Đây, Tiên Huynh tóm lược lý tưởng Đại Đạo để các em suy gẫm, nhìn thấy chỗ tối cao, tận thiện, tận mỹ của chánh pháp Kỳ ba:
1.1. Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị phân chia, phù hợp xu hướng văn minh tiến bộ, tạo cảnh giới an lạc hòa bình, hạnh phúc trần gian, và siêu xuất thế gian; đó cũng là chiếc Bát nhã thoàn đưa khách năm châu đến cứu cánh tận độ.
1.2. Đại Đạo là cánh cửa Càn Khôn rộng mở cho văn minh khoa học loài người đạt đến điểm cao vút, để nhìn thấy cơ vi mầu nhiệm của Tạo Hóa, mà thành tín trước đức háo sanh mầu nhiệm và đức từ bi sáng tạo vô ngần của Thượng Đế. Như vậy, Đại Đạo là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.
1.3. Đại Đạo đưa con người tiến hóa lên nấc thang đạo đức tận thiện tận mỹ. Chánh pháp Thầy truyền, giáo lý các Đấng Thiêng Liêng dạy, tình dân tộc nghĩa đồng bào của chư môn đệ, cứu cánh tận độ của Đức Chí Tôn đặt để, và môi trường xã hội loài người; cả thảy đều là yếu tố tích cực, rất thuận lợi cho loài người tiến đến đạo đức cao cả, nhất là vào thời kỳ mạt kiếp.
1.4. Trong phạm vi khác, Đại Đạo có thể là con đường sứ mạng của dân tộc Việt, vì giáo lý Cao Đài là kết hợp tinh thần văn hiến của dân Việt. Đó là điều hãnh diện của dân tộc trong công cuộc xây dựng văn minh thế giới chung.” [1] (Đức Cao Triều Phát; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tuất thời, 11-02 nhuần Ất Sửu (31-03-1985)
2. Tâm vật bình hành (Xem phần đọc thêm ở cuối bài)
Muốn tạo thế nhơn hòa là mục đích của Tam Kỳ Phổ Độ, người sứ mạng phải phát huy cái đức tâm vật bình hành một cách thời trung.
« Thời trung là một cuộc vận chuyển vần xoay tạo dựng trong thời đó ».
« Thế thì ai vận chuyển vần xoay tạo dựng trong thời này ».Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn đáp :
« Thượng Đế và con người hay Thiên lý và Nhân tâm nếu thiếu một trong hai thì cuộc đời sẽ đi đến cơ hủy diệt » (CQPTGL, 5.10.1963).
3. Phổ thông giáo lý không phải hiểu đơn thuần làm cho mọi người hiểu Đạo là đủ, mà phải làm cho cơ Đạo được thống nhất tinh thần, thông suốt mọi dân tộc, mọi lý thuyết và mọi hoàn cảnh. (ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG CQPTGL, 19.02.B.Dần)
II. Yêu cầu nhân sự cho sự phát triển cơ đạo : Trong giáo lý Đại Đạo, công tác giáo dục đào tạo được Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhấn mạnh mục tiêu đào tạo nhân sự “phẩm” và nhân sự “hợp nhất”. Ngài dạy :
“Giá trị phẩm của từng cá thể phải được rèn đúc và xây dựng thường xuyên. Giá trị đức tin, giá trị nhơn ái, giá trị tri thức, và giá trị dũng mãnh của tinh thần, tất cả phải được nung nấu và cải thiện luôn luôn.... Ngoài ra, trí năng và thể năng là hai năng lực bổ sung nhau, giúp đở sự thực thi trọn vẹn đức tin và lòng nhân ái của chính mình”
III. Học viện và Thiền đường (Đạo pháp): hai hướng song song phát triển cơ đạo
1. Học viện : Tâm là nguồn gốc vạn vật, hễ nói đến Đạo là nói đến Tâm. Trên đời này có vô số kinh điển triết thuyết nói về Tâm mà chưa cùng tột chỗ rộng lớn minh linh của tâm. Thế nên những ai phát nguyện tham cứu tu học Đại Thừa để làm sáng Thiên Đạo cũng nên dung hội các giáo lý cao thâm để tìm hiểu yếu lý tối thượng Đạo Pháp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ rất cần có một số hướng Đạo thông đạt đến chỗ yếu lý cao siêu của Tam Giáo để xây đắp nền tảng cho giáo pháp của Đạo bằng tinh hoa kết hợp đúng với tinh thần dân tộc, mới tạo được sự an bình cho đất nước và nhân loại.
Muốn thế, cần phải hình thành một tổ chức nghiên cứu Đạo học. Muốn có được tổ chức này, cần phải có Chơn Tâm tròn trịa không góc cạnh nhân ngã, mới thành công được. Đạo đến một ngày hoằng dương cứu độ, tất phải cần những bậc tu chứng làm nồng cốt và làm tai mắt để đáp ứng cùng những hàng cao nhân tìm hiểu giáo lý và chỉ điểm cho những ai tâm nguyện tu hành.
( ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN BNTĐ, 21.05.Ất Mão, tr.2)
2. Đạo pháp : Cần nhắc lại câu thánh ngôn :«Thượng Đế và con người hay Thiên lý và Nhân tâm nếu thiếu một trong hai thì cuộc đời sẽ đi đến cơ hủy diệt » để nhấn mạnh rằng: muốn phát triển cơ Đạo, phải tổ chức song song tu học (Đạo học) và tu luyện (Đạo pháp), để đạt đến “Thiên đạo đại thừa”. “Thiên đạo” sẽ thu phục được nhân tâm; “đại thừa” để tâm vô phân biệt xây dựng xã hội đại đồng. Nói cụ thể, bên cạnh nhà trường phải có nhà tu để đào tạo nhân sự hoàn hảo cho công cuộc phát triển cơ đạo.
IV. Các thế hệ tiếp nối là nguồn năng lực vững bền của tiền đồ Cơ đạo
1. Cũng cố phát huy hàng ngũ Thanh thiếu niên Đại Đạo
2. Liên tục bồi dưỡng giáo lý, kiến thức nhân văn, các kỹ năng phụng sự đạo đời cho giới trẻ.
3. Lần lượt xây dựng các cơ sở sống đạo tập thể. Đầu tư xây dựng đội ngũ hiến dâng
4. Thánh giáo : Thanh Thiếu Niên : là những mầm non đang lên, cần khéo tay uốn nắn để tránh các phức tạp sa đọa của thế gian. Phải chủ trương hòa hiệp chúng nó, không được gieo tưtưởng chia rẽ chúng nó., phải lấy đức độ hiền hòa của bậc đàn anh cảm hóa, lấy tình thương trừng phạt chúng nó. Nghĩ đến thanh thiếu niên là nghĩ dđến tương lai của Đạo, của dân tộc nước nhà. Là khuôn vàng thuớc ngọc, là cái vỏ cứng bao bọc hạt nhân thì cái hình thức được đặt để tác dụng quí giá, cái mầm mạnh mẽ đâm chồi mới là điều đáng kể và đáng giá sự hi sinh. Có được vậy tiền đồ Đại Đạo mới vững chải, nền tảng nước non mới văn minh tiến bộ. (ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG, NMĐ, Tuất, Rằm.7 C.Tuất (6.8.70) tr. 13)“. . .Tiên Huynh rất chú trọng đến Thanh Thiếu Niên, muốn cứu cánh, muốn xây dựng một thế hệ hiện tại cũng như tương lai cho các em thanh thiếu niên. Tiên Huynh không có phù linh phép lạ, không chước quỷ mưu thần, mà chỉ có một phép mầu tối thượng màTiên Huynh đã rút kinh nghiệm từ buổi sinh tiền đến nay đem ra hiến các em để làm bửu pháp hộ thân. Các em có nhận ra bửu pháp của Tiên Huynh chưa ?...
Đúng là Đạo Lý, các em ngoan lắm.
Đạo Lý không là vấn đề ru ngũ. Đạo Lý là một khuôn viên mẫu mực để un đúc chí quật cường tài đức của một tinh túy dân tộc. Đạo Lý là cơ bản của một quốc gia thái bình thạnh trị, nhưng phải hiểu thật sâu rộng rốt ráo mới thấy thâm diệu của Đạo Lý và hành đúng Đạo Lý.”(ĐỨC CAO TRIỀU PHÁT NMĐ, Tuất, 30.10.Đ.Mùi (1.12.67)
V. Hội nhập thế giới trong khuynh hướng toàn cầu hóa hiện nay:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều lãnh vực trên thế giới hiện nay, toàn đạo Cao Đài cần trang bị sẵn sàng những điều kiện để hành đạo hội nhập quốc tế theo tôn chỉ mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
1. Không mê ngủ trong đức tin, đừng ảo vọng trong lý tưởng. Phải học hỏi rèn luyện không ngừng, vượt qua mọi thử thách mới có đủ bản lãnh hội nhập.
2.Muốn đại đồng cùng thiên hạ phải đại đồng cùng dân tộc trước đã ( Nói cách khác, muốn hội nhập cùng thế giới, phải hội nhập cùng dân tộc trước đã.)
3.Trong tinh thần “Vạn giáo nhất lý”, quan hệ tốt với tôn giáo bạn trong và ngoài nước. Nghiên cứu giáo lý các tôn giáo, các sinh hoạt tôn giáo trong nước và quốc tế. Tham gia các hội nghị tôn giáo trong nước và quốc tế liên quan đến đời sống xã hội văn minh tiến bộ và sinh hoạt tâm linh hướng thượng. .
4. Đối với quốc tế, vận động tín đồ tìm hiểu, tham gia các chương trình bảo vệ môi trường xanh trong nước và thế giới; các chương trình sức khoẻ cộng đồng. Trao đổi văn hóa với các dân tộc trong và ngoài nước .
“Phổ là rộng ra ngoài thề giới,
Thông là nguồn suốt tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường;
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.”
______________
Tâm vật bình hành
http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=780
[1] Đức Cao Triều Phát; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tuất thời, 11-02 nhuần Ất Sửu (31-03-1985)