Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Phan Thanh Giản ra Kinh, vào triều lãnh chức Hàn Lâm Viện Biên Tu, rất lo lắng thấy bọn nịnh ...


  • Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...


  • Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...


  • Nhịp Cầu Giáo Lý tiếp nhận "yêu cầu đăng báo" bài "Tuyên ngôn của Đức Cao Đài" của tác giả ...


  • Thánh thất Cầu Kho / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...


  • Hoàng cực / Huệ Nhẫn

    Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như ...


  • Chữ KHÔNG / Đức Lễ

    Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có dạy: Muôn vật thế gian chẳng vững bền, Có thì hư hoại mấy hồi nên, KHÔNG ...


  • Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm

    Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...


  • 1. Đức Nhân Xã Hội Hóa Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa ...


  • Thanh Tĩnh Kinh / Lê Anh Minh dịch và phụ chú

    清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...


  • Câu 6 : Hầu khi xuất vía, non bồng lần lên. Câu 7 : Tìm ra lý chánh, luật thiên . Câu ...


  • Tinh thần khoa học của Phật giáo / Đỗ Kim Thêm, Võ Thị Diệu Hằng

    Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính ...


07/02/2006
Phúc Tiến - Tuổi Trẻ Online

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Đường hoa Nguyễn Huệ

Cháu Đu Đủ hỏi Nguyễn Huệ là ai, tại sao tên ông được đặt cho một con đường cứ tết đến tràn đầy hoa? Tôi nói đó là người anh hùng áo vải có cái tên cũng là tên một loài hoa dân dã. Chợt nhớ thằng bé con là tôi ngày nào, nay đã sắp tuổi 45, cũng đã từng hỏi mẹ một câu như thế trong lần đầu tiên được mẹ cho đi chợ hoa tết nổi tiếng của Sài Gòn.

Thằng bé ấy sau này vào tuổi hai mươi, ngày giáp tết không chỉ đưa mẹ đi chợ hoa Nguyễn Huệ chụp ảnh, mà còn chịu khó dành nhiều giờ đưa "bồ" đi chơi, đi săn ảnh, la cà trên con đường xuân mỗi năm chỉ có một lần.

Giáp tết năm 1990 thì phải, từ trên tầng thượng khách sạn Hữu Nghị (Palace), ngôi nhà cao nhất nhì đường Nguyễn Huệ thuở đó, hắn tìm được nơi ưng ý để chụp một bức ảnh tặng bạn và dự triển lãm. Bức ảnh lúc đầu định mang tên "Dòng sông hoa" nhưng sau đồng nghiệp Đỗ gợi ý đổi thành "Đường hoa", mộc mạc mà vẫn thơ mộng... Đường hoa có từ ba năm nay, đã trở thành một địa chỉ tết không thể thiếu của Sài Gòn - TP.HCM.

Nhớ năm đầu tiên, tưng bừng và lạ lùng: ao sen giữa phố, chiếc xe thổ mộ chở toàn hoa cúc vàng như lời thơ Kim Tuấn, những gánh hoa, những thuyền hoa tưởng chừng trôi trên con đường bao la nhất... Người người dạo chơi đường hoa, say mê gặp lại "cố nhân" - một chợ hoa Nguyễn Huệ dăm ba năm trước phải chia tay.

Đồng thời lại say mê khám phá đây không phải chợ hoa xưa cũ mà là một cuộc chơi mới, cuộc chơi sắp đặt đường phố cho một lễ hội hoành tráng, vốn chỉ thấy qua phim ảnh về các carnival ở châu Âu và Mỹ Latin. Rất nhiều người, trong đó có tôi, say mê cái cảm giác được dạo chơi trở lại con đường hoa Nguyễn Huệ không chỉ vào những ngày giáp tết mà còn kéo dài sang mồng một, mồng hai và đến tết này được chơi đến mồng ba.

Đường hoa Bính Tuất năm nay có thêm một nét mới bất ngờ ở cả hai đầu con đường. Đó là đá, những khối đá thật ấn tượng, một bầy chó đá đủ cỡ, đủ hình dạng và cả một thác nước sừng sững như một tượng đài thiên nhiên sung mãn.

Trong mắt tôi, những khối đá vạm vỡ, uy nghi giống như chàng Sơn Tinh từ núi rừng các nơi xuống phố, đang mang đến âm hưởng vừa thanh bình vừa hùng vĩ của mùa xuân Việt. Phải chăng các tác giả đường hoa đã gửi gắm một lời chúc xuân mạnh mẽ, đặc biệt cho một năm cuồn cuộn khí thế đổi thay?

Mỗi ngày dễ có đến hàng ngàn người dạo chơi đường hoa, nhất là các buổi tối lộng lẫy ánh đèn, nườm nượp người đi. Cứ xem người dân tươi vui dạo bước, chụp ảnh, quay phim, làm dáng, lại được khám phá không khí tết cổ truyền thì có thể thấy ý nghĩa lớn nhất của cuộc chơi này là đâu!

Một cuộc chơi mà vài ngày trước đó có dịp đi vào nơi thi công dàn dựng, tôi mới hiểu được đằng sau những cảnh tượng rạng rỡ hôm nay là những giọt mồ hôi cực nhọc, vất vả từ những người chỉ huy cho đên người trồng hoa, dựng rạp, trang trí, chiếu sáng, vệ sinh và bảo vệ...

Chưa kể tấm lòng những người đem hoa, đem đá và những bộ sưu tập thiên nhiên quí hiếm góp cho đường hoa thêm lộng lẫy và tươi thắm.

Đường hoa Nguyễn Huệ đã "khắc" vào tết Sài Gòn một nét đẹp mới, dân gian mà hiện đại, vật chất mà tinh thần. Tôi mong và có lẽ nhiều người cũng mong đường hoa, con đường rất nhân văn, rất Sài Gòn sẽ được duy trì mãi mãi mỗi độ xuân về.

Càng mong chính quyền thành phố dành thêm kinh phí, dành thêm nhiều cơ hội để người dân góp thêm hoa, góp thêm ý tưởng và công sức trang điểm cho đường hoa Nguyễn Huệ trở thành một hình ảnh tiêu biểu của tết Sài Gòn, một cuộc chơi phóng khoáng và ngoạn mục, thể hiện sự trở lại huy hoàng của "Hòn ngọc Viễn Đông".
Phúc Tiến - Tuổi Trẻ Online
Đường hoa Nguyễn Huệ / Phúc Tiến - Tuổi Trẻ Online

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây