

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên ...
-
Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; ...
-
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...
-
Đề tài : Hoàn thiện hóa bản thân VẠN QUỐC TỰ Tuất thời 14 tháng 6 Kỷ Dậu (27/7/1969)
-
Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (6-2-1970) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ ...
-
Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa ...
-
" Đành rằng Khai Đạo cứu đời, Đạo cho nên Đạo thì đời mới yên". ( Đức Vô Cực Từ Tôn, rằm ...
-
Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...
-
Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...
-
Từ lâu đời, Xuân đã là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Tâm sự của mùa Xuân

Vậy mới biết trong trời đất không có gì dừng lại và không có gì không lập lại. Không ai có thể bắt buộc nơi này hay nơi khác chịu mãi cái nóng mùa Hạ hay cái lạnh mùa Đông , cũng không ai có thể giữ mãi mùa Xuân cho riêng mình. Đó là luật của cơ tạo hóa và tiến hóa.
Mỗi thời gian một không gian, lẽ tương sinh tương đối của không-thời tạo ra muôn màu muôn vẻ cho vạn vật. Nhưng tất cả đều do một nguyên lý điều hòa. Nếu có tác nhân "phi lý" đưa đến, lập tức phát sinh hiện tượng bất hòa bất trắc. Dẫu sao, nguyên lý vẫn bất biến, trước sau vẫn an bài sự sống tự nhiên của muôn loài. Nhờ đó vũ trụ luôn luôn đổi mới, luôn luôn hiện sinh. Vậy, thời tiết bốn mùa hàn ôn thấp nhiệt tuy có khác mà đều là biểu hiện của lý duy nhất là lẽ sinh tồn trong trời đất. Lý đó là Đạo hay đạo lý.
Suy ra, vũ trụ là thành quả của mối tương quan giữa cái bất biến và thiên biến, giữa cái tiềm ẩn và hình tướng, giữa tâm và vật, tức giữa bản thể và hiện tượng. Nhưng bản thể khó biết; hiện tượng muôn trùng, làm sao nhận định được ý nghĩa sự hiện hữu của vạn vật?_ Vậy phải tìm hiểu cái dụng của đối tượng. Nó đem đến sự ổn định hay rối lọan; sự an lạc hay đau khổ; sự tiến bộ hay lạc hậu; sự sống hay sự chết . . .Thế nên chân lý phải bao gồm cả THỂ TƯỚNG DỤNG. Nói cách khác, chân lý là ĐẠO ĐỨC mà Đức Lão Tử diễn giải trong Đạo Đức Kinh, là BỒ TÁT ĐẠO của Phật, là MINH MINH ĐỨC của Nho. Trong Tam kỳ phổ độ Cao Đài gọi là SỨ MẠNG ĐẠI THỪA.
Do đó có thể nói cái làm cho thiên nhiên có bốn mùa là Đạo, cái dụng sinh-trưởng-thâu-tàng của tứ quý là Đức. Trong đó Đức của mùa Xuân sáng tỏ nhất, rực rở nhất, nên bao giờ cũng được đón chờ, ca tụng khắp nơi.
Thế gian ai cũng mừng Xuân nhưng không phải ai cũng được như Xuân, nên Thiêng liêng thường lấy ý nghĩa mùa Xuân để diễn bày đạo đức . . .
"Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
Đạo là xuân, xuân lạc thiên nhiên,
Vui xuân vui với tâm điền,
Tiết thời hòa dịu người yên vật lành." Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 30-12 Giáp Dần (10-02-1975)