

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...
-
Tu hành giải thoát là phải tìm cách khế hiệp với Bổn thể. Để nêu cái tông chỉ vừa ...
-
Nhân tiết đầu Xuân, mà cũng là đầu năm, muốn nói về Đạo hằng thường trong bốn mùa tám tiết, ...
-
Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...
-
Hôm nay, tuy là buổi thuyết đạo ngày rằm như thông lệ, nhưng đặc biệt, Rằm tháng Giêng là Lễ ...
-
Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)
-
Trong một lần lâm đàn trợ giúp các vị hướng đạo thực thi đạo sự, Đức Quảng Đức Chơn Tiên ...
-
Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”
-
Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...
-
Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư ...
-
Trở lại mùa Xuân năm nay, cũng như bao nhiêu mùa Xuân trước, thiên hạ vẫn mừng đón khí Xuân ...
-
Tâm rộng lớn trùm bao trời đất, Đức tạo sanh muôn vật tinh cầu. Buông ra trải khắp đâu đâu, Gom về còn ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/01/2010
Khái lược về đặc điểm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
1. Trước nhất tự thân Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là mối đạo được khai minh ở trần gian nhưng không phải tôn giáo thông thường trong thiên hạ, mà là Đại Đạo bao trùm cả thiên thượng.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không có Giáo chủ tại thế, chỉ có Giáo Tông "là Anh Cả" của nhân sanh tín đồ.
Đức Thượng Đế đích thân Khai Đạo cứu độ toàn nhân loại nên đây là cuộc cứu độ của Cõi Trời. Tất cả chư Thần Thánh Tiên Phật đều lãnh lấy sứ mạng đương nhiên của Đại Đạo trong Kỳ ba.
2. Đức Thượng Đế giáng trần bằng linh điển lập đạo, không phải chỉ để loài người tôn thờ Ngài, khấn vái Ngài; nhưng mục đích của Ngài là dạy con người tự biết và tự tin nơi mình. Ngài đề cao con người, đề cao nhân phẩm và nhân bản. Ngài xác định con người có khả năng tự độ - độ tha một khi biết tu theo Đại Đạo - Ngài dạy thẳng rằng : "Đao Thầy là các con, các con là Thầy".
3. Giữa khung trời Tam Kỳ Phổ Độ, đã nổi lên một cái trục trung tâm, một đầu là Thượng Đế, một đầu là Con Người. Cái trục THIÊN NHÂN này loại trừ hai khuynh hướng cực đoan của nhân thế : một là sùng bái thần quyền đến mức cuồng tín, phủ định vai trò Con Người thậm chí có hành động phi nhân. Hai là ỷ lại vào trí năng, say mê ánh sáng văn minh, tự phụ đã làm chủ vũ trụ phủ nhận Thượng Đế, dẫn đến bạo lực, tội ác. Trục THIÊN NHÂN khắc trị hai căn bịnh trên của nhân loại để phục hồi Nhân Bản.
4. Nhân bản sẽ sáng tỏ, sẽ toát lên thành lẽ sống và cuộc sống thiện mỹ, thành cuộc đời thánh đức khi nào con người biết có Thượng Đế trong mình và mình sống trong Thượng Đế . Cho nên để chuyển xoay thế gian khỏi vòng tội lỗi và cơ tự diệt, "Cõi trời" và "Cõi Người" phải đồng hành sứ mạng. Người phải hợp nhứt với trời để tự cứu, được cứu và có khả năng cứu độ kẻ khác. Đức Thượng Đế có đức háo sanh vô biên nhưng vẫn giữ lẽ công bình của Tạo Hóa.
5. Thế nên, một đặc điểm nữa của Tam Kỳ Phổ Độ là Thượng Đế khai Đạo, lập Đạo không phải chỉ để khuyến tu mà để ban trao sứ mạng. Nói một cách khác, những ai may duyên được bước vào ngưỡng cửa Đại Đạo phải ý thức rằng mình đã bắt đầu nhập cuộc vào Sứ Mạng Kỳ Ba.
Sứ Mạng Kỳ Ba là cơ hội trăm ngàn năm có một để cho chúng sanh và cả Thần Thánh Tiên Phật lập công bồi đức hầu được lãnh phần thưởng thiêng liêng ở ngày kết thúc chu kỳ tiến hóa.
6. Thượng Đế đã đến, đạo pháp đã khai, thế pháp đã lập cho mục tiêu tận độ chúng sanh. Bất cứ ai ở thành phần nào, ở tôn giáo nào, dân tộc nào đều có thể tham gia vào sứ mạng Kỳ Ba bằng sự giác ngộ tâm linh trong căn cơ mình. Đức Đại Từ Phụ đang chan hòa Chơn Thần Ngài cho con cái Ngài, một sự thức tỉnh âm thầm nhỏ bé nào cũng tiếp nhận được ơn cứu độ của Ngài.
7. Ngày xưa Đức Thế Tôn đã thốt lên một câu hi hữu: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn"; trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ người Đại Đạo đã và sẽ được Đức Thượng Đế trao chiếc chìa khóa giải thoát, trao quyền làm chủ định mệnh mình tại thế và lập vị thiêng liêng khi xuất thế, thì đây cũng là thời kỳ hi hữu, muôn kiếp có một không hai. Tức là chưa nói như Đức Thế Tôn nói, mà có thể làm như Đức Thế Tôn đã làm.
Đại Đạo khai minh tại địa cầu này với những đặc điểm của thời Hạ nguơn là cuộc hội tụ ánh từ quang của Thượng Đế, của các Đấng Thiêng Liêng với ánh linh quang giác ngộ của khắp cả chúng sanh làm sáng lên một góc vũ trụ. Một khi sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ đã hoàn thành thì cuộc Thiên nhân hiệp nhứt đó sẽ còn bừng sáng hơn nữa trong bầu càn khôn tràn đầy chân phúc.