Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo – Tòa Thánh Bến Tre Lược ghi một số sự kiện lịch sử
-
NGỌC kinh mở cửa đợi chờ ai ? LỊCH lãm đường trần chớ trả vay; NGUYỆT rạng ven Trời, tinh đẩu rạng, Mừng ...
-
Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...
-
Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra tại Thiền Lâm Tự - Gò Kén Tây Ninh, sau khi ...
-
VÔ thượng vô vi đạo thống truyền, CỰC hành vạn tượng hóa huyền thiên. TỪ tâm tận độ qui tam giới (13), TÔN ...
-
"Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...
-
Mùa tu Xuân Phân lại về với chúng tôi. Nhớ lại trước đây, mỗi độ gần tới mùa tu thì ...
-
KHÁI LƯỢC VỀ CÔNG PHU Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 15 tháng 3 năm ...
-
Mùa tu Thu Phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẩn về "Rèn tâm vô niệm". Ngày 19.9.2008. Vô niệm là ...
-
Sáng 28-09-2013, Tu viện Phănxicô Đakao đã tổ chức một buổi gặp gỡ, hội thảo và chia sẻ liên tôn ...
-
Vào đêm lễ Phục Sinh năm nay, 07-4-2012, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI thắp cây nến đầu tiên tại ...
Thiện Chí
Hiện trạng và xu hướng của thời đại chúng ta
Hiện trạng và xu hướng của thời đại chúng ta
.1.1. Con người ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo
Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.
Ở cực đoan khoa học, con người sùng bái khoa học, nhưng khoa học không thể tìm ra bản thể của vạn vật. Khoa học không thể trình bày trực tiếp và trọn vẹn các thực tại. Hậu quả là con Người phải làm việc đầu tắt mặt tối để được hưởng thụ thành quả của khoa học mà không tìm thấy lý tưởng cho kiếp người. Con người bị cơ giới hóa, bị vong thân.
Ở cực đọan đạo giáo, con người tôn thờ thần tượng hay Thượng Đế nhưng không làm sáng tỏ được giáo lý cao siêu; đạo giáo trở thành một sự đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng đơn thuần. Như thế đạo giáo cũng làm cho con người vong ở con người một khả năng tiến hóa ngược lại trở nên nô lệ của thần quyền. Hậu quả là có sự cố chấp kỳ thị giữa các tôn giáo khác nhau làm cho nhân loại bị chia rẽ trầm trọng. Tôn giáo không tìm thấy ánh sáng minh triết của Thượng Đế nơi Con người mà lại đố kỵ với khoa học nên làm cản trở bước tiến hóa của nhân sinh. thân; không khải ngộ
+ Không lý tưởng: sa đọa và tự hủy.
+ Kỳ thị - bất công - đau khổ: chối bỏ cuộc đời, thù hận cuộc đời.
1.3. Con người đánh mất chủ vị nhân bản – mất tình thương
Con người lấy địa vị giai cấp hay sự giàu có của quốc gia để tự tôn và chinh phục : gây ra đau khổ cho xã hội và chết chóc cho các dân tộc.
Con người đem giáo điều mê hoặc giáo dân gây ra các cuộc “Thánh chiến” đẩm máu.
Con người kỳ thị màu da, kỳ thị dân tộc tận trong xương tuỷ, trở bên tàn bạo mất nhân tính.
Có thể thấy được bốn xu hướng tích cực của thời đại ngày nay.
Xu hướng thứ nhất, là muốn thực hiện một cộng đồng xã hội có bình đẳng giữa người và người thực sự. Cần lưu ý về ý nghĩa hai chữ “cộng đồng”: tương sinh hai chiều hay đa phương chứ không phải một chiều.
Xu hướng thứ hai, là muốn thực hiện một cộng đồng thế giới có nghĩa vụ bảo vệ cuộc sống hòa bình chung và mọi người có quyền thụ hưởng, đồng thời biết thực hiện những tiến bộ của loài người cho cuộc sống của mình. Ta có thể tìm thấy một ví dụ về xu hướng này qua tuyên ngôn của hội nghị ALMATA năm 1978 về săn sóc sức khỏe con người. Những ví dụ khác có thể được tìm thấy qua những tổ chức từ thiện không biên giới.
Xu hướng thứ ba, là nhắm mục tiêu cơ bản nhất cho mọi hoạt động của các quốc gia là phục vụ con người và phục vụ toàn thể loài người; xóa bỏ bất công giữa các quốc gia trên mọi lãnh vực.
Xu hướng thứ tư, là đề cao lòng nhân đạo, phát huy di sản văn hóa của mọi dân tộc như di sản chung của nhân loại.
3. Xu hướng mới của các tôn giáo
Các tôn giáo cũng thể hiện một xu hướng mới: hướng tới sự cộng tác, liên kết.
Phái Vệ Đàn Đà, thông qua Đại sư Vive Kananda, đã tuyên bố:
“Nếu bạn tìm một tôn giáo toàn thế giới có thể áp dụng cho mọi người, thì tôn giáo đó không phải là một cuộc chấp nối suông những tín ngưỡng khác nhau mà nó phải lấy những tín ngưỡng đó tạo thành một tổng thể, phải bao gồm mọi trình độ tôn giáo.”[1]
Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, trong bản Tuyên ngôn “Thời đại chúng ta” của Công đồng Vatican II (1964), đã viết:
“Trong sứ mạng phát động sự hiệp nhất và tính bác ái giữa mọi người và hơn thế nữa giữa các dân tộc, hội thánh, trong bản tuyên ngôn này, trước hết xét đến cái mà mọi người đều có như một di sản chung và nó thúc đẩy tất cả cùng sống định mệnh của mình.”[2]
Trong Cao Đài giáo, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm “quyền pháp”. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể đạo cứu thế.(…) Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.”[3]