

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Trong Phúc âm, Thánh Mathiơ viết : " Khi Đức Chúa Jesus đã sinh tại thành Belem, xứ Giu-đê, đang đời ...
-
Ngũ Thời /
Theo Ngài Trí Giả Đại Sư thì Đức Phật thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như sau : 1. Thời ...
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...
-
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
-
Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao ...
-
1. Tổng quát Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh ...
-
Câu thần chú Có một nhà thông thái, lúc biết mình sắp ra đi theo tổ tiên, liền gọi các con ...
-
Mùa tu Hạ chí năm Mậu Tý, chúng ta được giảng về hai chữ "quyết tâm". NGÀY 27.5.MẬU TÝ. Thế nào là ...
-
Người tôn giáo sống trong khung cảnh bao quát cởi mở và yêu thương đại đồng, luôn luôn có những ...
-
Kỷ niệm lễ Khai Minh, Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ...
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2018
“Cao Đài là Cao Đài thế thôi !”
“Cao Đài là Cao Đài thế thôi !”
Thiện Chí
Đây là một phán quyết phá chấp triệt để của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo.
Thuần chơn vô ngã là tinh thần phá chấp hoàn toàn, đến mức không còn chấp đạo, chấp pháp, chỉ thấy chỗ nhứt nguyên nhứt lý của vạn tượng, không còn đối đãi phân biệt, trực nhận được chân lý, tức là Đạo.
Hai tiếng “Cao Đài” là một danh hiệu đánh dấu sự ra đời của một tôn giáo trên dòng lịch sử tín ngưỡng tâm linh của nhân loại. Đương nhiên nó cũng là một sự kiện, một hiện tượng như những sự kiện lịch sử khác, tất cả là những dòng sông đã và đang trôi chảy về biển cả.
Trong lòng biển cả, mọi đặc thù, hình tướng, vật thể hay tâm thể sẽ hòa tan thành một chất mặn của muối. Một chất mặn đồng nhất thấm nhuần khắp nơi. Tinh thể muối thật đơn thuần, không cứng chắc hào nhoáng như kim cương, không hương thơm quyến rũ của các loài hoa, nhưng nuôi sống được muôn loài người vật.
Cũng thế, tôn giáo Cao Đài xuất hiện và kết cấu các yếu tố trên dòng thời gian để chuyển tải thể nhập vào đại dương Đại Đạo. Trong đó, mọi dấu ấn lich sử đều tan biến, chỉ còn lại tinh chất phổ quát bất biến làm cứu cánh sinh tồn và tiến hóa cho nhân loại. Cái còn được giữ lại đó chính là công dụng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Thế nên những ai đã tự nguyện bước vào ngưỡng cửa Cao Đài, phải nhớ rằng đã mặc nhiên thọ nhận sứ mạng Đại Đạo, thì không vì chấp ngã chấp pháp, vô tình hay cố ý ngăn trở cơ Đạo tức là mặc nhiên chối bỏ ơn Trời, có khi chính mình không hay không biết. Nên thánh giáo đã dạy rất dứt khoát: “Cao Đài không là Cao Đài, đó chính thị là Cao Đài. Cao Đài không tự nó sinh phát riêng cho Việt Nam hay bất cứ nước nào, không là của người này hay kẻ kia, không là Tây Ninh hay Bến Tre, không là Truyền Giáo hay Tiên Thiên.
Cao Đài là Cao Đài thế thôi. Chân lý tự nó phủ nhận chân lý.
(…) Muốn thiết lập thành quả để tạo cơ trình tiến tới sự hiệp nhất cho Đại Đạo thì nên hiểu: bất cứ sự phân hóa nào cũng không thể vượt qua khỏi vòng trời đất hay huyền linh của Thượng Đế Chí Tôn”
Lịch sử vẫn diễn tiến, cơ Đạo đang trên tiến trình hiệp nhất quy nguyên, đó là thiên cơ là quy luật tiến hóa của vũ trụ, hãy hướng tới, chớ ngoái nhìn đặt để tâm tư vào phía sau tức dừng lại trở nên lạc hậu. Để không sa vào lầm lỗi ấy,chúng ta hãy nhắc nhau thức tỉnh với thánh ngôn cảnh báo của Đức Chí Tôn
“Đạo muốn đạt được chỗ bí yếu là cái cứu cánh và tác dụng đó các con. Nếu không đạt được cái cứu cánh và tác dụng đó thì dầu với danh từ nào tốt đẹp hoặc tổ chức nào nói rằng tốt đẹp
cách mấy đi chăng nữa cũng không ý nghĩa gì hết. Có phải vậy không các con ?” ./.