Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Mùa Xuân suy gẫm / Huyền Như Như Tịnh

    MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy ...


  • Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . ...


  • Xuân vĩnh cửu / Đức Thái Thượng Đạo Tổ

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 04-01-Quí Mão (02/1975)


  • Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm

    Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...


  • Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành ...


  • "Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái ...


  • Biến Hoá kinh, viết vào khoảng năm 612 sau CN (thời Tùy Dạng Đế) cho rằng Lão Tử chẳng những ...


  • Thánh giáo Trung Thu Đinh Mùi / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thánh Thất Bình Hòa vào ngày Rằm tháng 8 Đinh Mùi (18/9/1967)


  • Khai tịch Đạo và Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

    Đại Đạo khai minh kỳ ba độ tận nhân loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên sứ ...


  • Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý

    Văn minh nhân loại còn thiếu một cái gì, giá trị con người còn thiếu yếu tố nào đó để ...


  • Ngày 17-5-Bính Dần, Ngài được Ơn Trên phong phẩm Phối Sư phái Thượng (Thượng Tương Thanh), đến 3-7-Bính Dần Ngài ...


  • Nếu có dịp chứng kiến đại lễ Khai Minh Đại Đạo vào năm Bính Dần 1926, có lẽ đại đa ...


25/03/2021
Thiện Chí

THƯ NGỎ Thiện Chí 2020


THƯ NGÕ,

Thân gởi tất cả anh chị em toàn Cơ Quan,

Cơ Quan vừa trải qua một thử thách hết sức nặng nề có thể ảnh hường đến sự tồn vong của Sứ mạng Cơ Quan PTTGLDD, lẫn cơ đạo chung.

Trước nguy cơ đó, nếu chúng ta không bình tỉnh tìm ra giải pháp thích đáng mà quá dao động nội tâm, vô tình hay cố ý làm cho tập thể/cá nhân hoang mang, phát sinh những động thái nong nỗi, hậu quả nội tình trở nên phức tạp, CQ sẽ như con thuyền không bến (!)

Nếu phải bó tay, thì từ trên xuống dưới đều phải thọ tội duới chân Thầy và Đức Giáo Tông, và không còn mặt mũi nào nhìn lại đàn em đang trông chờ sự dẫn dắt trên đường hoằng giáo độ nhân như bài nguyện CQ mà tất cả luôn tâm niệm.

Bản thân tôi, với trách nhiệm gọi là đàn anh, ngày đêm trăn trở, mà có lẽ nhiều anh chị em cũng vậy, cố tìm phương giải quyết, nhưng trước cảnh nhân tâm bất nhất, núi sông ngăn cách, không thể quy trách núi cao hay sông cạn, mà phải làm sao bắt được nhịp cầu “hòa ái” để cho sông núi nối liền. Anh chị em cũng đã nghe, đã thấy nhắc đến hai chữ “hòa ái” chân tình này trực tiếp hoặc gián tiếp, còn thêm hai chữ “thanh tịnh” nữa, quả là cẩm nang của người tu, hơn nữa là người tập rèn tâm hạnh đại thừa.

Nhưng, thiển nghĩ, không chỉ nói “hòa ái”, hay “thanh tịnh” mà không giương cao ngọn cờ SỨ MẠNG CƠ QUAN để làm chủ định duy nhất và hiệp nhất thì rất khó hay không thể thanh tịnh hòa ái bởi núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Dù sao mỗi người có cái duyên bước vào Cơ Quan chính vì đã thấy và đã hướng về ngọn cờ thiêng liêng ấy.

Tuy nhiên, gặp thử thách trên thực tế, nhiều khi chúng ta không tự chủ được khi bị ngoại cảnh, tha nhân tác động, trở nên chấp ta, chấp người; quên nhìn về chủ hướng ban đầu từng tâm niệm dưới lá đạo kỳ. Chớ bảo nói dễ làm khó, chúng ta đã từng vượt khó để vào Đạo, vào CQ tu học, vượt được bởi đã lập chí hy sinh; hy sinh những ham muốn thường tình, hy sinh từ cái rất nhỏ để cẩn ngôn cẩn hạnh, hy sinh ý kiến tư hữu để hòa đồng, sự nhường nhịn thừa hưởng vật chất để giúp người, giúp đời; rồi nguyện hy sinh cả cái tài, cái danh, quyền chức. Thiển nghĩ người nhân viên CQ nào cũng đã từng hy sinh nhiều ít thì khi gặp thử thách lớn, mạnh dạn hy sinh hơn nữa mới bảo toàn được Tôn chỉ. Chúng ta đã chẳng từng nguyện “ Nguyện đem cả tài danh quyền chức, nguyện xem thường vật chất hồng mao. QUYẾT TÂM XÂY DỰNG PHONG TRÀO, hóa hoằng Chánh pháp xóa màu tang hương “ đó sao ?

Chúng ta nói CQ đang trải qua thử thách trầm trọng, nhưng đồng thời cũng chịu thử thách vô cùng nghiệt ngã của trận dịch Covid-19. Qua đó chúng ta hãy học bài học xương máu của lòng hy sinh cao quý chống dịch của toàn thể cộng đồng xã hội trên thế giới. Điều gì đã nhất loạt gợi lên lòng hy sinh phổ quát đó? Phải chăng là tình thương, là trách nhiệm làm người trước sự sống còn của hàng vạn người vô tội? Thế giới đang rất khâm phục những nghĩa cử cá nhân hay tập thể ấy, nhất là lấy Việt Nam làm tiêu biểu. Vậy về phía người đạo chúng ta, lòng hy sinh tự ngã của chúng ta cho Lý tưởng Đại Đạo há thua kém người đời hay sao?

Sau lúc sôi nổi ban đầu, bây giờ bình tâm nghĩ lại, sau cuộc thử thách, chúng ta sẽ được gì và mất gì? Có thể chúng ta vừa lòng với cái được vô thường mà quên cái mất hằng thường; mất rồi không thể đi đâu tìm lại được đâu ! Vì  chúng ta đã tự đánh mất chúng ta! Có lần Ơn Trên dạy phải tu học hành đạo sao cho “được Trời,  được Đạo, được tâm”. Những điều đó Cơ Quan đã từng được, liệu sẽ còn chăng ? Xin đừng nói “còn được cây đuốc trên tay”, coi chừng nó sắp tàn ruội rồi vì “Tâm” và “Đạo” là năng lượng không còn thì đuốc kia chỉ là ngọn đèn leo lét mà thôi !

Nghĩ như vậy không phải bi quan hay mất niềm tin, CQ vẫn đang là một tập thể được chọn. Những hàng tiền bối tiền nhiệm từng là các bậc hy sinh khai sơn phá thạch, nhiều vị đương nhiệm đã từng hiến dâng hơn nửa đời người vẫn đang tiếp tục hiến dâng. Những bậc phụ huynh nhà đạo đang truyền thừa sứ mạng tiếp nối, những gáo sĩ, tu sĩ ưu tú hiến dâng trọn đời cho Chánh Pháp Đại Đạo, những đạo hữu nhân viên đức tin kiên cố . . .Tin rằng hầu hết vẫn đang chung thủy nhứt tâm lo gì đạo nghiệp không thành.

Ôi ! biết bao lời dạy của Ơn Trên từ gần 100 năm qua trong toàn đạo, nhất là vô cùng ưu ái hơn 50 năm qua cho CQ, không lẽ nhất đán vì những giờ phút nong nỗi nào đó mà chịu gát lại như đóng tro tàn hay sao? Hãy nhớ rằng, chúng ta đang viết lịch sử cho chính mình, đừng để nhỏ lên những giọt mực làm hoen ố những trang sử Sứ mạng cứu độ Kỳ Ba.

Trở lại vấn nạn lần này, thật ra những người trong cuộc đều bị thử thách mà đáp số không phải ai thắng ai, ai hơn ai; có lẽ chỉ người tự thắng là sáng giá. Ngoài ra đừng ai phán xét ai cả, vì mình còn chưa biết mình làm sao biết người mà phán xét. Người tu phản tỉnh xét mình sẽ tự soi rọi bằng giới luật. Đức Long Hoa Giáo Chủ có dạy “ . . . kẻ phá giới là kẻ tự đoạn dứt con đường trở lại. Nhưng kẻ phạm giới mà lòng biết chút xấu hổ, cũng còn cứu được, ngại cho kẻ phạm giới mà lòng lờn lả, không hổ thẹn, không còn biết lồng lộng sáng soi, mà còn che phủ một miếng vải thưa trước cả mọi người, kẻ ấy làm sao có sự an ổn trong lòng mà không sống trong rối loạn” ( Huyền Quan Đàn, 01-01 Bính Thìn, 31- 01- 1976)

Vậy, nếu lấy “Thanh tịnh” làm tiền đề, “bình đẳng” là chủ trương, “Hòa ái” làm phương châm, mới đạt được “hợp tác”giữa cộng đồng. Đó là đường lối vượt qua thử thách thành công. Bài học “hợp tác” chống dịch vừa qua, sở dĩ thành công nhờ ở tinh thần vô tư, vô phân biệt, phá chấp, đạt đỉnh nhân văn rạng ngời.

Nhìn lại nội tình Cơ Quan, cần ý thức rằng tất cả những gì vô thường: nghe vô thường, thấy vô thường, “lên mạng” vô thường dù muốn dù không sẽ trôi qua như dòng nước dưới cầu, cái còn lại là trách nhiệm người hiến dâng trước Cơ Đạo, trước Sứ mạng Cơ Quan PTGLĐĐ. Hỡi Anh Chị Em, tuổi đời có hạn, tuổi đạo còn non, chúng ta không thể dậm chân tại chỗ chỉ vì những biến hiện vô thường làm phiền não nhất thời mà vô tâm nhục chí!

Sau cùng, xin nói thật tình, không dám “lên mặt dạy đời”, chỉ đem mấy phút dâng trào tâm đạo, chia sẻ tâm tư cùng anh chị em, gọi là “Thư ngõ” hầu giao cảm giữa đồng đạo đồng tâm. Mong anh chị em bỏ qua điều chi chưa được hài lòng. . .Thân ái chào anh chị em

                                Thiện Chí viết xong lúc 2g30 sáng ngày thứ năm 30 tháng Tư năm 2020

 

 

 

 

 

Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây