

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
“Thế gian cơn hỗn độn Hư thiệt đều chung lộn, Hồi hướng biết về đâu, Kìa Cao Đài nhứt bổn.”
-
HỘI THOẠI TỰ TRI GIẢ MINH Thời Mạt Pháp : Trước diễn biến bất nhân vô đạo, sức phá tán ...
-
“ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...
-
Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không ...
-
Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...
-
Vào đầu thế kỷ 20, trong những tháng ngày đất nước Việt Nam còn đắm chìm trong điêu linh khói ...
-
Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...
-
Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
LUYỆN KỶ /
Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...
-
CUNG TÝ là cung khởi đầu, cho nên trong Dịch Học phân ra ngôi TAM TÀI như sau : THIÊN ...
-
Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Giá trị nhân văn của bức họa Tam Thánh

Bài viết nầy chỉ nêu lên tính nhân văn của bức tranh.
1. Trước đây trên tạp chí "Người đưa tin UNESCO" có mở cuộc thi chọn những hình ảnh hay những bức tranh thể hiện được tinh thần tổng hợp văn hóa các dân tộc trên thế giới. Ý nghĩa của cuộc thi nhằm biểu dương tính nhân văn và tính đại đồng của các tác phẩm nghệ thuật không phân biệt quốc gia hay chủng tộc. Tác phẩm "Tam thanh ký hòa ước" là một sáng tác loại nầy.
2. Ba nhân vật trên bức tranh tiêu biểu cho ba nền văn hiến của ba dân tộc Pháp, Hoa, Việt. Ngài Victor Hugo (1802-1885) là văn hào nước Pháp, thế kỷ 19. Ngài Tôn Dật Tiên (1866-1925) là nhà cách mạng dân chủ của nước Trung Hoa, thế kỷ 20. Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1565) là một hiền triết, đạo gia của Việt Nam, thế kỷ 16.
3. Nền văn hóa Pháp là nền văn hóa rực rỡ ở châu Âu, tiêu biểu cho tư tưởng triết học và văn học các dân tộc phương Tây, có ảnh hưởng đến cả văn hóa các dân tộc ở các lục địa như châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, và châu Á.
4. Nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa lâu đời từ cổ đại đến hiện đại, tiêu biểu cho hệ tư tưởng và đạo học phương Đông, có ảnh hưởng sâu rộng trong các dân tộc châu Á và Đông Nam Á.
5. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa rất nhân bản, vừa có bản sắc nòi giống Âu Lạc, lại tổng hợp cả các nguồn văn hóa - tư tưởng Ấn Hoa và phương Tây.
6. Những chữ viết trên bức tranh có hai phạm trù kép:
- Thiên thượng (Dieu) – Thiên hạ (Humanité)
- Bác ái (Amour) – Công Bình (Justice)
Thiên thượng và Thiên hạ là hai thực tại thiêng liêng và hiện sinh của vũ trụ.
Bác ái và Công bình là hai nguyên tắc thương yêu và bình đẳng của vũ trụ và chúng sanh.
7. Nếu Thiên thượng và Thiên hạ "hiệp nhất" để thực hiện Bác ái và Công bình tức là thực hiện được đạo lý trong trời đất bao gồm cả chúng sanh, đó là mục đích cứu độ của Đức Chí Tôn Thượng Đế khai minh Đại Đạo cho Tam Kỳ Phổ Độ.
8. Nếu các dân tộc trên thế giới (được ba nhân vật trên bức tranh tiêu biểu) đều xóa bỏ những quá khứ tranh chấp, hận thù với nhau, để cùng nhau hợp tác xây dựng hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ cho thế giới nhân loại, thì vô hình chung đã tham gia vào sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Thượng Đế Cao Đài đặt để bước đầu tại nước Việt Nam.
9. Vậy bức tranh "Tam thánh ký hòa ước" nhằm kêu gọi các dân tộc trên thế giới phát huy nền nhân văn sẵn có trong lịch sử loài người để tiến đến thế giới đại đồng và Thiên nhân hiệp nhất, tức là xây dựng đời thánh đức hay thiên đàng tại thế.
10. Do đó, xét về giá trị tinh thần một tác phẩm hội họa, phải tôn vinh đúng mức giá trị nhân văn và đạo lý hiếm có của tác phẩm trên.