Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Ấn giáo nêu lên bốn phương pháp giải thoát (moksha) gọi là yoga hay mârga.
-
Thân gởi tất cả anh chị em toàn Cơ Quan, Cơ Quan vừa trải qua một thử thách hết sức nặng ...
-
“Khi các con đã thật lòng bác ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ ...
-
Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...
-
Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...
-
Trong "Lịch trình hành đạo" của Đức Lê Đại tiên ban cho Cơ quan Phổ thông Giáo lý, nơi phần ...
-
Trên mỗi làng quê Việt Nam, có biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn quanh tục lệ đón xuân. ...
-
TTOnline-Chủ Nhật, 01/08/2010, 09:04 (GMT+7) Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hóa thế giới Ủy ban di sản ...
-
by otoabasi on June 25, 2010 Many people don't like reading and it that has become well known trait existing in ...
-
Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...
-
Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...
-
Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/01/2015
THỬ TÌM HIỂU TAM GIÁO ĐỒ CỦA MINH LÝ ĐẠO
NHÂN KỶ NIỆM MINH LÝ ĐẠO KHAI LẦN THỨ 92 (2015)
THỬ TÌM HIỂU TAM GIÁO ĐỒ CỦA MINH LÝ ĐẠO
1. Ý nghĩa của vòng tròn
Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng Đế, đấng tối cao. Trong Phật giáo, ta hay tìm thấy những hình vẽ, hình khắc các vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh chúa Kito và các thánh trong thiên Chúa giáo thường có vòng hào quang hình tròn trên đầu. Nhiều nhà triết học đã so sánh tâm hình tròn với hình tròn ấy để nói lên mối quan hệ giữa Thượng đế với vạn vật được sáng tạo. (1)
2. Hình đồ trên đây tạm gọi là hình đồ Đạo học.
Mỗi vòng tròn đứng riêng rẽ là một thực thể hay một Nguyên lý viên mãn; nhưng “viên mãn” trong cái “tự mãn” của cá thể. Nghĩa là mỗi cái đều có cái lý đơn thuần của nó với cái tâm phân biệt.
Nhưng nếu chúng giao hòa với nhau, mỗi thực thể đều tìm thấy chính mình đều hàm xúc 2 thực thể kia.
Chính cái thế 3 trong một làm thị hiện Trung Tâm Duy nhất, tác động, điều phối tất cả, phát khởi 3 nguồn động lực (đường thẳng đen) xoay chuyển hệ thống như chong chóng, tiếp diễn không ngừng theo quy luật tuần hoàn.
3. Quán chiếu hình đồ, với những nhận thức trên, chúng ta sẽ có các hệ luận sau:
_ Cái thế 3 trong một của 3 vòng tròn là đường lối dung hòa-dung hợp
_ Ba vòng tròn gát chồng lên nhau là tiến tới hội nhập
_ Ba nhánh đen là động lực qui tâm
_ Tam giác đều màu trắng là 3 nguyên lý siêu việt của vũ trụ chịu Trung Tâm vũ trụ vận hành và vận hành mọi hệ thống
_ Trung tâm duy nhất và Tuyệt đối đó tự hữu, hằng hữu, mà khả dĩ làm cho mọi hiện hữu biến dịch không ngừng.
4. Minh Lý Đạo và Cao Đài gọi 3 vòng tròn là Tam Giáo (đúng hơn là Tam giáo đạo)
_Minh Lý Đạo và Cao Đài gọi 3 Nguyên lý siêu việt của Tam giác đều là Tam Cực: Vô cực, Thái cực và Hoàng cực
_Minh Lý Đạo và Cao Đài gọi Trung tâm duy nhất tuyệt đối giữa Tam giác là Đạo
_ Đạo tuy là duy nhất tuyệt đối nhưng trong Bản thể của Đạo vẫn tiềm ẩn 2 động lực Âm Dương.
_Cao Đài là hiện thể của Đạo nên thuộc Dương; Minh Lý là tiềm thể của Đạo nên thuộc Âm. Nhưng trong Dương vẫn có Âm, trong Âm vẫn có Dương.
_Vậy Minh Lý và Cao Đài tiêu biểu cho Nguyên lý Âm-Dương của Đại Đạo, cùng có sứ mạng chung trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Âm Dương Thái Cực
là Nguyên lý cơ bản trong Tam giáo đồ
5. Ứng dụng vào tiến trình hoạt động chủ yếu của thế giới nhận loại, chúng ta thấy có 3 lãnh vực : KHOA HỌC – VĂN HÓA – TÂM LINH.
_ Nếu mỗi lãnh vực đều đứng độc lập thì thế giới mất quân bình , vì mỗi lãnh vực sẽ đi đến cực đoan hoặc suy thoái.
_ Về ý thức hệ, thế gian lầm tưởng là chỉ có DUY TÂM và DUY VẬT, Minh Lý đạo nói phải có thêm DUY SINH làm năng lực Trung hòa Tâm-Vật. Năng lực này chính là VĂN HÓA đứng giữa Khoa học và Tâm linh.
_Văn hóa là nơi hội tụ tinh hoa của những giá trị văn minh khoa học và văn minh tinh thần, nói chung là NHÂN VĂN. Nhân văn là ánh sáng của NHÂN BẢN
_ Trong cá thể mỗi con người Nhân Bản chính là Trung Tâm linh hoạt 3 Lãnh vực chủ yếu của đời sống nhân loại.
_Minh lý đạo có đề ra 3 lãnh vực tương đương là Ý – TRÍ – TÌNH. Trong đó Ý là nhân tố chủ đạo.
NHÂN BẢN LÀ CHÌA KHÓA GIẢI QUYẾT VẤN NẠN NHÂN SINH & TÂM LINH
CỦA THẾ GIỚI NHÂN LOẠI
6. Cuối cùng, đâu là chiếc chìa khĩa hay giải php cứu độ thực trạng nhn loại hiện nay.
_ Đạo Học Chỉ Nam của Minh Lý Đạo có bài:
Tạo nên vạn vật lẽ tương đồng;
Ba nghìn thế giới qui tam bửu,
Chín cõi Ta Bà hiệp nhứt tông.
Yếu lý Kiền Khôn cơ biến dịch,
Nhiệm mầu Tạo Hóa thể dung thông;
Kẻ Trời vạch đất chi cho nhọc,
Cái cái người người vốn ở trong.”
Và:
“Nhơn bản vun trồng lớn tốt tươi,
Sinh minh triển tận lượng nơi người;
Nhứt như tâm ấy ngang trời đất,
Quán triệt Càn Khôn lớn lắm ôi!”
_ Thánh giáo Cao Đài dạy về “Tạo thế Nhân hòa”, có bài:
“Trở lại lòng mình hởi thế nhân,
Quay về Thượng Đế Tính đơn thuần;
Không gây tham vọng không oan trái,
Nước mạnh nhà yên bởi hợp quần” (Lê Đại Tiên, TGST/CQPTGL)
7. Để kết luận, xin mươn thánh ngôn của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư:
“Mùa xuân đến với mỗi người, [nhưng chỉ có] giớí tu hành cảm nhận được lẽ đương nhiên của đất trời mới trọn hưỡng mùa xuân tươi thắm thái hòa. Khi nào nội tâm được ổn định, tình thương man mác bao la nghĩ đến ích nhơn lợi vật, lòng được hiệp hòa tha thứ tất cả mọi người có lỗi cùng ta. Lòng được khoan dung thơi thới, dầu ngoại cảnh có sôi trào có nóng bỏng, có loạn ly; nội tâm vẫn như như thái hòa, hạnh hưởng trọn mùa xuân ….
Thiện Chí
Phát biểu tại Minh Lý Thánh Hội
26/11/Giáp Ngọ ( Thứ sáu,16/12/2015)
____________________
(1)(http://kenh14.vn/kham-pha/hinh-tron-cuon-hut-va-day-bi-an-201012071044226.chn)