Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong Huấn Từ ngày 14 tháng giêng năm Bính Ngọ 1966, tại Thiên Lý Đàn, Đức CHÍ-TÔN có dạy như ...
-
Bần Đạo để ít lời các em cần hiểu. Bần Đạo cũng nhắc lại để các em nhớ, chỉ có tâm ...
-
“Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong ...
-
"Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...
-
Đề tài : Phụ nữ với sứ mạng trưởng dưỡng bảo tồn GIÁO HỘI TIÊN THIÊN - Thánh Tịnh AN TIÊN, Tý ...
-
Nói đến Ngũ Chi Đại Đạo chúng ta có thể liên tưởng đến Ngũ Chi gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, ...
-
Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, ...
-
Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những ...
-
Ta không bảo các em chinh phục thiên hạ, mà bảo các em tự thắng các em và phục vụ ...
-
Năm 1967, cách nay 40 năm, Đức Lý Thái Bạch là Đấng Thiêng Liêng đầu tiên đã ban ân hướng ...
-
(Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...
-
"Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2016
Xuân thiên nhiên sẽ đến, Xuân thánh đức chưa về
Xuân thiên nhiên sẽ đến, Xuân thánh đức chưa về
Thiện Chí
Xuân thiên nhiên vẫn đến theo chu kỳ tứ quý. Thiên nhiên thuộc về nguyên lý tự nhiên [1] . Tự nhiên tức Đạo.
Thế nên, dù muốn, dù không, năm nào Xuân cũng đến.
Chật vật trong cuộc sống, hay bôn ba khắp chốn, ly hương; chợt thấy cành đào ướm nụ, nhà ai chưng mấy chậu mai; ngộ ra, không gọi, không mời Xuân đến âm thầm tự nhiên. Khách bèn hít một hơi dài. . . . khí Xuân man mác đâu đây?
Thì ra, dù gió bảo cuối bãi đầu ghềnh, dù súng nổ đó đây, hay có nơi tưng bừng hoan lạc; ai nhớ, ai quên, Xuân chẳng màng, Xuân thật vô tâm lãnh cảm?_ Không! Vì Xuân có sứ mạng an bài vũ trụ, không vui riêng, không buồn riêng. Xuân không để chúc tụng riêng tây mà để hài hòa khắp chốn, bởi vậy lúc nào Xuân cũng là Xuân. Vậy thế nhân có thông cảm ý Xuân? Xuân đến, Xuân đi, xoay vần muôn thuở, có bao người cảm được tình Xuân mà hận thù còn tràn lan chưa dứt? Ấy bởi trong lòng không có Xuân đất trời, chỉ biết lấy hoa lá nhất thời điểm tô thị dục nay mai. Nên thiền sư Mãn Giác thảng thốt đọc bài kệ:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Thích Thanh Từ dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
Thật vậy, cái lý tự nhiên của vạn vật là thế, hoa mai nở rộ rồi tàn là luật vô thường tương đối của cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng chính cái hằng thường luôn tái tạo chu kỳ sinh hóa để thế giới vẫn biến hiện muôn màu muôn vẻ. Việc trước qua rồi, tóc xanh nhuốm bạc, hoa rơi lát đát, tất cả cùng đánh dấu thời gian của vòng sinh diệt. Nếu gọi đó là Xuân tức chấp cái Xuân vô thường. Cái còn lại giữa không gian (sân trước) và thời gian (đêm qua) là nguyên nhân của “hoa khai” rồi “hoa lạc”, tức tiềm lực của Xuân trong sức sống của “nhất chi mai”.
Thế con người không có tiềm lực ấy sao? Chỉ vì nhân tâm điên đảo, dục vọng phân tranh, chia cắt ta người nên tự đánh mất cái quang năng hằng hữu, ôm chầm Xuân cảnh vô thường, đến đổi Xuân đi rồi trăn trở suốt hạ, thu đông. Đó là thưởng Xuân lại thiếu tâm Xuân.
Xuân cảnh thế đấu tranh hỗn loạn
Xuân thiên nhiên soi sáng tâm điền;
Xuân tâm hòa nhịp thiên nhiên.
Xuân thiên nhiên với tâm điền không hai. [2]
Năm mới Xuân về, mọi người chúc nhau mọi sự tốt lành do tâm cảnh ứng đối tương giao, nhưng bao nhiêu năm qua thiên hạ chưa tìm được Xuân tâm vĩnh cửu, nên thế giới hãy còn đấu tranh khốc liệt. Cái lý tự nhiên của mùa Xuân đã bao lần dạy cho con người bài học sống hài hòa giữa người với người như Xuân hài hòa với vạn vật.
Các tôn giáo ra đời xưa nay, rốt ráo cũng dạy một chữ HÒA. “Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản giả; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã.”[3] Đạt đạo đối với Xuân là Xuân đạo:
Xuân là để canh tân thế đạo,
Xuân là mầm sáng tạo tương lai,
Thâu tàng sanh trưởng ngày ngày,
Phục nguyên đức cả an bài vạn linh. [4]
Người đời biết ý nghĩa của mùa Xuân mới vận dụng Xuân tâm thành Xuân đạo để “an bài vạn linh” tức góp phần xây đời Thánh đức.
Có phải xuân thần thông diệu dụng,
Đủ uy quyền linh ứng vạn sinh,
Có xuân có cảnh có tình,
Có tâm có đạo trường sinh bảo tồn.
Xuân là đức của Chí Tôn.
Thưởng xuân vui với tâm hồn thiên nhiên. [5]
___________________________________
[1] Đạo Đức kinh chương 25: Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.
[2] Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 30-12 Nhâm Tý (02-02-1973)
[3] Trung Dung, chương 1
[4] Giáo Tông Đại Đạo,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm Rằm tháng 01 Nhâm Tuất (8.2.1982)
[5] Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 29 tháng 12 Mậu Ngọ (27-1-1979)