Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
“Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải ...
-
“ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...
-
Ảnh : GS Nguyễn Thuyết Phong (giữa) chơi đàn kìm bên cạnh cô Ngọc Thủy đàn tranh, David Badagnani đàn ...
-
Thi văn Đức Bồ Tát trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì Lục nhựt đạo thành ...
-
Nous avons tous une tête, un nez, une bouche, un nombril, deux yeux, deux bras, deux jambes, cinq doigts à ...
-
“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình ...
-
Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...
-
Đại Đạo khai minh kỳ ba độ tận nhân loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên sứ ...
-
Nhân tiết đầu Xuân, mà cũng là đầu năm, muốn nói về Đạo hằng thường trong bốn mùa tám tiết, ...
-
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng", nhất là mục đích ...
-
Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo ...
-
Sứ mạng ĐĐTKPĐ là sứ mạng cứu độ toàn diện cho thế giới nhân lọai, nghĩa là chủ trương vừa ...
Tường Chơn
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/12/2013
NHỮNG KHÍA CẠNH CỦA CUỘC ĐỜI NGÀI ĐỊNH PHÁP TỔNG LÝ MINH THIỆN NGUYỄN VĂN MIẾT
NHỮNG KHÍA CẠNH CỦA CUỘC ĐỜI
NGÀI ĐỊNH PHÁP TỔNG LÝ MINH THIỆN
NGUYỄN VĂN MIẾT
Ngài Minh Thiện sinh tháng 8-1897 (năm Đinh Dậu) trong một gia đình đạo đức Nho giáo tại tỉnh Long An, làng Lợi Bình Nhơn. Thân phụ Ngài là ông Tôn Văn Thi, cũng là Minh Lý môn sanh , nhập môn ngày 02-9-1926, pháp danh Hiệp Nhứt. Thân mẫu Ngài là bà Lâm Thị Chợ
Ông thân Ngài là một Nho gia, tu theo phái Minh Sư, giữ công phá cách, siêng làm các việc phước thiện Ngài theo tân học cho đến khi ra làm việc với chánh phủ thời bấy giờ, được gọi là công chức chánh ngạch. Có thời gian Ngài ra làm việc tại Côn Đảo mấy năm. Ngài mục kích lắm chuyện đau thương, thấy nhiều người đau khổ đến độ muốn chết đi cho rãnh, mà chết đi cũng không được. Thấy rõ cuộc đời là bể khổ, sầu đau, nên từ đó Ngài đã hướng tâm chí mình về đường đạo đức.
Gặp thời Tam kỳ Phổ độ, Đạo Minh Lý ra đời, Ngài là một trong sáu vị khai sáng viên nền Đạo. Sau đây là các thời kỳ hành Đạo của Ngài:
- Tháng 5-1925 (năm Ất Sửu) : nhập môn, được pháp danh MINH THIỆN
- Ngày 04-4-1930 : Thanh Tịnh Sư .
- Từ ngày 6-6-1938 cho đến ngày 21-9-1952: Theo lệnh Ơn Trên, Ngài xin nghỉ hưu về lảnh nhiệm vụ Chủ trì
- Năm 1955: Nhập tự
- Ngày 21-8-1965: Khiết Tịnh Sư
- Ngày 20-10-1965: Vĩnh Tịnh Sư .
- Ngày 6-8-1967: Siêu Tịnh Sư
Từ quan về, Ngài đã là một vị công chức cao cấp ở chức Huyện và khi nghỉ hưu Ngài lên chức Phủ.
Ngài quy tiên vào giờ Tý ngày 16-11 Nhâm Tý (1972) , trùng ngày Vía Đức A Di Đà Phật. Vừa thoát xác thì Ngài được Tam Giáo Tổ Sư phong cho Thánh vị là Bác Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ. Khóa tịnh 4 khối năm 1974 được Đức Trần Hưng Đạo, Lê Đại Tiên và Vạn Hạnh Thiền Sư cho 10 vế xưng tụng công đức là bài “Xưng Tụng Công Đức” hiện nay.
Con đường đến với Đạo của Ngài đơn giản là để xa lánh vật chất phù hoa đang quyến rủ con người vào tội lỗi, đọa đày, mà trước mắt Ngài hằng ngó thấy, như lời dạy dưới đây trong Thánh ngôn:
“BẢN HUYNH cũng nhắm vào chơn lý đạo pháp, lấy sự giác ngộ của chính mình khi còn tại thế, nói ra đây để chư hiền đệ, hiền muội tìm những điểm tương đồng trong sứ mạng thế thiên hoằng đạo. Quay về dĩ vãng, không phải để nuối tiếc, mà để mở màn cho hiện tại và tương lai.
Chính BẢN HUYNH đã vượt thời gian mấy mươi năm thử thách, từ công sở quan trường cho đến lúc nhập tự xuất gia. BẢN HUYNH nào có ý định tu để thành Phật Thánh Tiên hay BÁC NHÃ THIỀN SƯ như bây giờ đâu.
Thật sự, BẢN HUYNH chỉ mong “ tự giác ”, là để xa lánh vật chất phù hoa đang quyến rủ con người vào tội lỗi, đọa đày, mà trước mắt BẢN HUYNH hằng ngó thấy.
“ Tự giác ” là mong gìn tròn nhân bản của một con người; trên chẳng hổ cùng Trời, dưới không thẹn với nước non dân tộc. Ý chí tự giác độc diễn trong tâm hồn thời quan lại, hoàn cảnh bên ngoài càng giục thúc, rồi BẢN HUYNH tự hỏi người hay ta ?
Hằng đêm giở trang Phật sử để nghĩ suy, Thái Tử SĨ ĐẠT TA chỉ ngạc nhiên trước vấn đề “ Sanh Lão Bịnh Tử ” của con người mà thắc mắc đến độ lìa bỏ cung vàng điện ngọc, xa vợ đẹp con xinh để đi tìm lý vô sanh bất diệt.
Một công cuộc hành trình cương quyết trên đường giải thoát quả khó khăn, phải làm thế nào đạt được Thiên lý, nắm Thiên cơ để thoát vòng Thiên luật, mới tránh khỏi luân hồi sanh tử. Thế mà Thái Tử SĨ ĐẠT TA đã thành công trong lịch sử THẾ TÔN PHẬT TỔ .
Đạo lý huyền nhiệm đường ấy, nếu chưa phải là hàng đại giác ngộ, thì khó mà tìm hiểu bản thể của Như Lai.
Còn hiện trạng trước mắt BẢN HUYNH thời đó, hằng ngày những cảnh tù tội xiềng xích. Họ muốn sanh cũng chẳng đặng sanh, muốn tử cũng không đặng tử. Bịnh, lão bám sát thân sanh trong vòng lao lý.
Họ là ai ? Họ là gì ?
Dầu oan hay ưng, dầu đáng tội hay không đáng tội, dầu họ là kẻ bạo tàn sát nhân, hay họ là anh hùng sĩ khí trong cơn nhà tan nước mất, tất cả họ đều là nguyên nhân của Tứ khổ. Nguyên nhân được ghi trong những quyển sổ bìa đen của tay hữu trách. Trước họ đã có và sau họ cũng sẽ có. Ai sẽ đưa họ ra ngoài vòng Tứ khổ ? Ai sẽ giải quyết hiện tại để cứu cảnh tương lai ?
“ Giác ngộ ” đã giúp BẢN HUYNH lên đường giải thoát. BẢN HUYNH nhắc lại đây để chư hiền đệ, hiền muội, nếu quyết tâm tu chứng, thì đừng mơ viễn ảnh Tây Phương Cực Lạc, mà hãy nhắm vào sự cứu cánh chân thật và lòng chí thành giải quyết những gì hiện tại đúng theo lòng TRỜI, đúng đạo lý để được bằng lòng ở tương lai. Các bậc Giáo Chủ cũng thành công do lẽ đó.
Cửa Thiền Đường mở rộng, BẢN HUYNH sẵn sàng tiếp rước những người có căn cơ đạo thể đến để luyện tu. Hễ đạo tâm bất tử thì ngoại cảnh vô sanh. BẢN HUYNH để vài vần thơ cùng chư hiền đệ, hiền muội :
1.- Xuân Giáp Dần, thiên can phản phục,
Hội Dần khai Thánh Đức trị đời.
Ơn lành bủa khắp mọi nơi,
Cỏ cây, nhơn vật đúng thời trổ sanh.
2.- Cửa Bác Nhã tịnh thanh dành để,
Cửa Thiền Đường hiện thể dung thông.
Tam dương vượng khí hòa đồng,
Cảm giao Thiên Địa ngoài trong vẹn toàn.
3.- Trước ba nhánh Đạo vàng hoằng hóa,
Sau năm Chi hòa hợp Tam thanh.
Tam Kỳ mở hội thương sanh,
Khai MINH LÝ ĐẠO lập thành TAM TÔNG.
4.- Năm Giáp Tý bóng hồng lố mặt,
Qua Bính Dần mới đặt chơn cơ.
Máy linh vận chuyển từ giờ,
Tiên Thiên Đại Đạo, Đồ Thơ vận trù.
5.- Mấy mươi năm công phu xây tạo,
Một thời kỳ hoằng giáo độ nhơn.
Không dây khoan nhặt tiếng đờn,
Có duyên mới rõ nguồn cơn lý huyền.
6.- Mậu Dần trước trạch hiền chọn sĩ,
Canh Dần sau phàm ý rối ren.
Nhâm Dần thấp đuốc khêu đèn,
Giáp Dần mở hội đua chen khoa trường.
7.- Ngũ hổ tướng lên đường kiến giá,
Cho các bầy vâng dạ phục tùng.
Hết thời Bỉ, lẫn, hối, hung,
Tam dương khai Thái khí sung quang hòa.
(Trích Thánh ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư – ngày 03/02/1974)
BẦN TĂNG đã từng làm người, trải qua nhiều kiếp, lăn lóc trong tình đời, chịu đủ cảnh huống buồn-vui-chết-sống, nếm đủ mùi vị, khạc không ra, nuốt không vào, bỏ không rồi, lấy không xong, khổ với cái thân tứ đại không sao kể xiết. May có chút thiện căn, nó thường phát hiện, thúc giục lúc ngộ sự, lúc vắng vẻ một mình trách phạt những điều lầm lỗi, khen ngợi những việc hồi minh mỹ thiện, thúc đẩy những bước tiền trình, nhắc lại những lời hứa nguyện, khuyên bảo cái thiên chức làm người, cái danh dự ở đời, cái con đường siêu đọa, v.v… Rỉ rả mãi nơi lòng, ngoài thì rù rì rú rít bên tai, phải như thế nọ, như thế kia, lời ngọt tiếng ngon; đủ thân, đủ sơ, bạn đời, người nhà, toàn là chuyện thế gian lợi hại.
Ôi! Một trận giặc lòng trường kỳ tranh chấp, không ngày đình chiến.
Cũng may thay, gặp nhiều trợ duyên, bạn lành thầy sáng. Bên ngoài, bên trong tương khế mà Chánh niệm khởi phát, tâm đạo tăng trưởng, nguyện lớn được thành. Nhưng dầu đã vào đất tịnh, được ở cửa thiền, cũng còn gặp nhiều chướng đạo, ma pháp, ma duyên cố đẩy thân nầy lui xa cửa Phật, thì lòng thiện cũng nổi lên đánh lại. Trận chiến dằng co, nhưng cuối cùng được dứt khoát, thiện chơn toàn thắng.
Ôi! Nếu không chí lớn, nguyện lớn, căn quả tốt, thì cũng nửa đường bỏ gánh. Nên chi BẦN TĂNG cảm thông chỗ khó khăn của đạo tâm trên bước tu hành đầy chướng ngại. Luôn luôn phải tỉnh sáng mà ngăn ngừa, phòng nguy lự hiểm, để tránh mọi thử thách, cám dỗ, mà thoát ra nhà lữa, biển mê.
Kinh nghiệm được thấy, giáo lý được nghe, mỗi bước phải cẫn thận và nhớ mãi lời chỉ dạy của Ơn Trên. Phương chi, trong hồi pháp nạn, đời mạt kiếp, họa khổ dẫy đầy, lòng người ám độn, tình đời điên đảo, ma quỉ thì nhiều, thiện trí thức ít gặp, âm khí phủ trùm thu hút con người vào đường trụy lạc, mà đó là lòng ưa thích của nhơn thế, của nghiệp thức. Con đường xuống dốc của thời đại đã dọn sẳn, nên bỏ dễ, tu khó.
Ôi! Hân hạnh cho chúng ta ! Phật Tiên đã phóng sẳn cho con đường, lại được Ơn Trên dìu dắt, Thần cơ lâm chiếu nhắc nhở, hộ trì; Thánh HƯNG ĐẠO lại là soái tướng tiền phong dẫn đường, dẹp chông gai chướng ngại, trừ loài ma tặc; BẦN TĂNG là Hộ Pháp bảo vệ trước sau. CHÍ TÔN bố trí thật là đầy đủ. Không lo gì nữa, chỉ chúng ta y pháp mà hành trì, giữ đúng Thánh qui, là vững bước; dứt lòng thối hối là Thành.