

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Niết bàn /
Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi ...
-
BA DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Dấu ấn thứ nhất: Thượng Đế lâm phàm bằng linh điển Dấu ấn thứ ...
-
I. Định nghĩa Nhân văn: Nhân 人 là con người; Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết ...
-
MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy ...
-
Kỷ niệm 80 năm hoàn tất một giai đoạn lịch sử độc đáo nhứt trong thời Tam Kỳ Phổ Độ: ...
-
Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà ...
-
NGŨ NGUYỆN : THÁNH THẤT AN NINH Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) TAM thiên ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...
-
Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...
-
Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ...
-
Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...
Thiên Ân
Cảm tưởng sau khi dự lễ mừng Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ
Ngày đăng bài Thứ Sáu, ngày 29-03-2013
Đây là lần thứ hai tôi đến Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo. Vừa bước vào khu vực tổ chức lễ, tôi đã được tiếp đón rất ân cần, niềm nở (nhờ vậy tôi bớt bối rối vì trong đoàn, chỉ riêng tôi vừa đến). Một màu trắng bao phủ cả không gian từ những “chiếc áo trắng” của các đạo huynh, đạo tỷ, khiến tôi thấy không khí thế trần lắm ô trọc trở nên thanh thoát dịu dàng hẳn ra. (Thực ra lâu nay, tôi vốn yêu màu trắng, nhưng đặc biệt sáng hôm nay, tôi càng cảm nhận nét đẹp đáng yêu của màu trắng).

Buổi lễ mừng Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ được tổ chức ngắn gọn và trang trọng sáng ngày 26.3.2013 (tức ngày Rằm tháng Hai â.l). Bài thuyết trình của Đạo huynh Thiện Chí về đề tài: “Từ Tín ngưỡng và Tôn giáo đến văn hóa” đã giúp tôi phân biệt rõ ràng hơn về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa. Đồng thời nhận thức thêm các di sản văn hóa và tác động qua lại giữa tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa.
Tiếp đến là phần tổng kết một năm hoạt động đạo sự của quý Cơ Quan giúp tôi thấy “Đại Đạo đang hòa vào lòng đời”. Một bài hợp ca, ca ngợi đạo và đạo kỳ do các huynh tỷ tập đoàn giáo sĩ làm cho không khí ngày lễ thêm vui tươi, ấm cúng.

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn tham dự buổi lễ, mà hiểu biết của tôi về Đạo Cao Đài đã được tài bồi đáng kể. Và còn ý nghĩa hơn nữa khi được đồng bàn tiệc chay với các Đạo tỷ và nghe lời bộc bạch: “Nếu em là con, em tu, thì cha mẹ em sẽ được phước và sống mạnh khỏe, vui vẻ”. Đây là điều thật mới mẻ đối với tôi. Lâu nay, tôi thường nghe người ta nói: “Cha mẹ sống tốt, để lại đức cho con”, chứ tôi chưa nghe nói đến chiều ngược lại. Bằng chứng là, bên cạnh tỷ, là người mẹ -nay đã 86 tuổi -đang cười nói thật vui vẻ. (Đúng là “đi một đàng học một sàng khôn”). Sau khi nghe bạn đạo nói, tôi chạnh lòng nhớ đến mẹ của mình… và muốn gọi thật lớn “mẹ ơi!”…
Xin chân thành cám ơn quý Huynh Tỷ thuộc Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo đã nhiệt tình đón tiếp và giúp tôi hiểu biết thêm về niềm tin và hoạt động của một đạo khai sinh tại Việt Nam từ 1926.
(Nguồn: http://nhipcautamgiao.net)