Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
CHƠN TU /
Trong một lần lâm đàn Thầy để lời gởi gắm đến chư môn đệ như sau: ...
-
Hành pháp tuy rất dễ, Công phu có khó chi, Chỉ tại tâm không định, Chánh pháp khó duy trì.
-
Đức Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ...
-
Theo những tư liệu về báo chí Cao Đài còn lưu lại tại các thánh sở Đại Đạo hay của ...
-
Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui đem đàn cơ ...
-
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...
-
Ngày nay trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học của các ngành Khoa Học Nhân Văn như Lịch ...
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy: “(. . .) Luận về trong lãnh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn ...
-
Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác ...
-
Bài Tổng luận trích quyển "TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI" do CQPTGL xuất bản năm 2009, tái bản 2013
-
Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...
-
Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...
Nhip cầu Giáo lý
THẤY TÁNH
T H Á N H N G Ô N
( Long Hoa Giáo Chủ -Huyền Quang Đàn, 1976)
THẤY TÁNH
Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng chấp một chỗ một bên, mà lòng trở thành chướng ngại hạn hẹp, nhỏ nhen, thiếu lượng từ bi thì sao thấy được “tánh” mà thành được Đạo.
Kẻ Hướng Đạo người tùng pháp vượt ngoài lẽ tương đối mà nhập với đại trung đại nhứt, thì gọi là giải thoát; mà chưa vượt khỏi cặp mâu thuẫn kia thì đành muôn thuở lăn quay trong lẽ tiêu tức dinh hư, mãi mãi lên xuống nổi chìm, tử sanh ràng buộc trong biển khổ não phiền mờ mịt, trong vòng thức giác vô minh, làm sao thấy được chơn tâm tự thể mà lên bờ giải thoát.
Kẻ tùng pháp đi đến Đạo, kẻ truyền giáo mở phương tiện pháp môn, đều phải “hư tâm nhược kính” để lòng mình tự nhiên như tấm gương trong, vật đến thì nó hiện, vật đi thì nó không hiện, đến cũng không phải cầu mời, đi cũng không lòng cầm giữ, không lưu luyến, không chọn lựa, không ghét thương, tâm ấy là tâm hư, Phật gọi “vô cấu vô niệm” cũng như các bậc danh y tùy theo bệnh mà cho thuốc, bịnh thì thiên biến vạn hóa lúc nhiệt lúc hàn, hoặc trong nhiệt có hàn, trong hàn lẫn nhiệt, hoặc giả hàn, giả nhiệt biết bịnh mà lập phương theo lẽ thiệt hư mà liệu dược, không chấp nhất một bề. Không phải chỉ có một toa mà bệnh nào cũng dùng được.
BÀI ĐỌC THÊM
Kiến Tánh Thành Phật
Author: TvTrucLamTuQuang
https://www.epub.vn/books/kien-tanh-thanh-phat-1577885957
KỆ KIẾN TÁNH
Một điểm rỗng rang thể vốn không,
Muôn điều tạo hóa ấy cơ đồng.
Bao la thế giới ngoài trời đất,
Lặng ánh hàn quang cõi cõi trong.
Ở Thánh chẳng thêm phàm chẳng bớt,
Vuông tròn tùy món mặc dung thông.
Nghìn sông nước lắng trăng in bóng,
Hoa nở khắp nơi rực sắc hồng.
Âm :
Nhất điểm hư vô thể bổn không,
Vạn ban tạo hóa giá cơ đồng.
Bao la thế giới càn khôn ngoại,
Trạm tịch hàn quang sát hải trung.
Tại Thánh bất tăng phàm mạc giảm,
Phương viên tùy khí nhậm dung thông.
Thủy trừng nguyệt hiện thiên giang ấn,
Sắc ánh hoa khai đại địa hồng.
Như vậy bài kệ Kiến tánh là bài kệ nói về việc nhận ra bản tánh Phật:
Một điểm rỗng rang thể vốn không, muôn điều tạo hóa ấy cơ đồng. Nghĩa là nơi chúng ta ai ai cũng có một điểm sáng, nó không có hình tướng cho nên rỗng rang không giới hạn, thể của nó vốn không, nơi mọi người đồng nhau không khác. Những hiện tượng tạo hóa lập bày ở thế gian, đứng trên bản thể rỗng rang sáng suốt mà nhìn thì nó đồng nhau không khác.
Bao la thế giới ngoài trời đất, lặng ánh hàn quang cõi cõi trong. Người đời thường nói trời đất trùm cả muôn sự muôn vật, nhưng ở đây nói cái điểm rỗng rang hay Phật tánh của mỗi người trùm cả trời đất, chớ nó không ở trong trời đất cho nên nói “bao la thế giới ngoài trời đất”. Sát hải chỉ cho thế giới nhiều như biển cả, cũng không ngoài cái tánh rỗng rang của chính mình. Cái điểm sáng đó là ánh sáng mát mẻ soi khắp muôn cõi.
Ở Thánh chẳng thêm, phàm chẳng bớt, vuông tròn tùy món mặc dung thông. Điểm linh quang này ở Thánh chẳng thêm ở phàm chẳng bớt, nơi Bồ-tát cũng như nơi phàm phu cái tánh sáng đó cũng như vậy không tăng không giảm. Nhưng tại sao các Ngài thì sáng suốt thành Thánh còn chúng ta thì mê muội phàm phu ? Bởi vì các Ngài nhận được tánh sáng đó và hằng sống với nó nên thành Thánh, chúng ta thì có mà quên đi nên là phàm, chớ chẳng phải không có hoặc kém hơn các Ngài. Tánh giác thì dung thông không ngăn ngại, tùy theo món đồ vuông thì nó vuông, tròn thì nó tròn, tùy theo món đồ mà nó hội nhập. Món đồ là ví dụ, chớ sự thật thì tánh giác ở nơi trời, nơi người thì nó như trời như người, ở nơi con vật thì nó giống như con vật. Tùy hình tướng chúng sanh phàm phu thấp kém, hay Thánh hiền nó vẫn bao dung trong đó, nó không nhỏ lại hay lớn hơn mà dung thông, tùy theo nghiệp của chúng sanh mà ứng hiện.
Nghìn sông nước lắng, trăng in bóng, hoa nở khắp nơi rực sắc hồng. Một nghìn con sông mà nước lóng trong thì có một nghìn cái bóng trăng hiện. Nhưng dưới nước có nghìn mặt trăng mà trên chỉ có một mặt trăng. Như vậy mặt trăng là một mà bóng mặt trăng thì có cả nghìn cả muôn, để nói rằng pháp thân thì không hai mà ứng hóa thân thì vô số.
Giống như hoa nở nơi này nơi nọ, cũng chỉ một sắc hồng hoặc sắc trắng. Cũng vậy, pháp thân thì không hai mà ứng thân, hóa thân thì đầy khắp, mọi nơi đều có. Đó là nói về tánh giác. Tánh giác này có nhiều tên, có Kinh còn gọi là Phật tánh, nhà Thiền thì gọi là tánh, tánh này là tâm thanh tịnh bất sanh bất diệt chớ không có gì khác. Qua bài kệ này Ngài chỉ cho chúng ta biết ai cũng có sẵn tánh giác, chỉ tại chúng ta mê không chịu nhận mà thôi./.