Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
Trong dân gian không biết tự bao giờ đã hình thành câu ca dao : “Tháng tám giỗ cha, tháng ...
-
Lời dạy của đức Chí Tôn về sứ mạng của Giáo Tông Đại Đạo
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Dưới đây là bài phát biểu của Giáo Sư Thượng Liêm Thanh vào dịp Lễ Khánh Thành Trung Tông Thánh ...
-
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...
-
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...
-
Thi văn Đức Bồ Tát trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì Lục nhựt đạo thành ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 16. HỌA PHÚC 禍 福 – SINH TỬ 生 死 345. Họa ...
-
Nguyên tác của Otoabasi , ngày 25/06/2010 Nguyễn Thị Mai & Thanh Bình lược dịch Nhiều người không thích đọc sách và ...
-
(TT) THANH nhàn ai hỡi muốn thanh nhàn, MINH triết rồi tâm sẽ được an, ĐỒNG ấu lo tu, già đạt Đạo, TỬ ...
Chí Tín
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Lược sử Đức Ngô Minh Chiêu
Sanh ngày mùng 7 tháng giêng, năm Mậu Dần, nhằm ngày 08/02/1878, tại quận Bình Tây, tỉnh Chợ Lớn. Liễu đạo ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân, tức ngày 18 tháng 04 năm 1932 tại Cần Thơ, hưởng dương 54 tuổi. Ngài đã được bổn đạo an táng và xây bảo tháp tại nghĩa trang Chiếu Minh tọa lạc trước Thánh đức Tổ Đình cách châu thành Cần Thơ lối 3 cây số.
Sanh trưởng trong một gia đình nghèo, đông con, Ngài có 9 anh chị em, nhưng không may có 2 người mất sớm, còn lại kể cả Ngài gồm 2 gái và 5 anh em trai. Bận kế sinh nhai, cha mẹ Ngài phải rời bỏ nhà máy Bình Tây (Chợ Lớn) để theo chủ ra tận Hà Nội, miền Bắc Việt Nam nên phải gửi các con lại cho người em gái nuôi dưỡng.
Xa tình phụ mẫu rất sớm từ khi lên bảy, Ngài đã được người cô dưỡng nuôi và cho đi học tiểu học tại Mỹ Tho. Nhờ bẫm chất thông minh, Ngài nhận được học bổng để tiếp tục học tiếp chương trình trung học tại trường Chasseloup Laubat tại Sài Gòn, và đổ bằng Thành Chung vào năm 21 tuổi.
31/12/1902, Ngài được bổ nhiệm làm việc tại sở Tân Đáo (sở di trú) , sau đó đổi về dinh Thượng Thơ thành phố Sài Gòn. Thuyên chuyển về làm việc tại Tòa bố tỉnh Tân An ngày 01/05/1909, Ngài tiếp tục học sự và thi đổ Tri huyện năm 1917.
Bất đồng ý kiến và không muốn liên can đến việc làm không liêm chính của một số bạn đồng liêu, Ngài xin đổi đi Hà Tiên, một tỉnh ở cực nam nước Việt, cạnh biên giới Việt Miên và vùng vịnh Thái Lan.
Nhờ vào cảnh trí xinh đẹp, trời nước mênh mông, núi non thanh lịch hữu tình, nên Ngài thường hay đến thạch động để cầu Tiên và đã được các đấng Thiêng Liêng dẫn dắt đưa về nẻo Đạo huyền vi.
Trấn nhậm quận Dương Đông, trên đảo Phú Quốc, trong vịnh Xiêm La (Thái Lan). Ngài đã ngộ được Đạo Trời và đã được Đức Cao Đài Tiên Ông trực tiếp truyền trao bí pháp tu luyện cho đến khi đắc đạo. Cũng tại giữa huyện đường Dương Đông, Ngài đã 2 lần tiếp kiến ánh nhiệm mầu Thiên Nhãn xuất hiện với hào quang chói lòa rực rỡ, để rồi khiến Ngài tiếp nhận để làm biểu tượng mà thờ phượng Đức Chí Tôn, giáo chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức tôn giáo Cao Đài.
2- Đức độ của Ngài Ngô Minh Chiêu
Vốn là người con chí hiếu với mẹ cha, phụng dưỡng phụ mẫu chí tình, nhất là đối với bà mẹ già thường hay đau yếu. Ngài hay đi hầu Đàn Tiên để xin toa thuốc trị bệnh cho mẹ, có khi ở Thủ Dầu Một, có lần tại Cái Khế, tỉnh Cần Thơ. Nhân dịp này, Ngài thường được các đấng Thiêng Liêng giáng cơ nhắc nhở, khuyến khích Ngài con đường tu hành.
Với vợ con, Ngài đối xử trọn vẹn bổn phận chồng, cha, cấp dưỡng lương phạn đầy đủ hàng tháng và chăm lo dạy dỗ con cái theo truyền thống đạo đức dân tộc. Trong hoàn cảnh thanh bần của một vị quan thanh liêm, mẫn cán, thương dân và thường hay giúp đỡ người nghèo khó, Ngài thường du hành ban đêm để tìm hiểu đời sống của người dân. Ở Tân An, người ta kể rằng Ngài thường hay giúp đỡ dân nghèo bằng cách chờ tối, đến nhét tiền vào cửa mà không cho người khác thấy, Ngài luôn binh vực người nghèo thế cô, trong việc quan, Ngài hay hòa giải và khuyên dân chẳng nên kiện cáo để tránh thưa kiện đến công đường.
Cũng vì đối xử dễ dãi với tù nhân chánh trị nên Ngài đã đã bị Pháp nghi kỵ, theo dõi, sau cùng thuyên chuyễn về Sài Gòn vào tháng 07 năm 1924.
3- Cách Tu Thân của Ngài
Vừa làm việc để trả nợ đời, vừa dốc lòng vào việc đạo, phép tu luyện của Ngài Ngô Minh Chiêu dựa vào lý thuyết: hễ Nhơn Đạo chu toàn thì Thiên Đạo cũng sẽ hoàn thành cùng một lúc. Vâng lời dạy Đấng Thiêng Liêng do bởi: "Kín ngoài rồi lại kín trong", Ngài ít khi cho biết phương pháp tu hành của mình.
Tại Dương Đông Phú Quốc, sau 3 năm chịu nhiều kham khổ được Đức Cao Đài Tiên Ông chân truyền đạo pháp và kiên trì tu luyện, Ngài đã được Đức Cao đài Tiên Ông ban cho 4 câu thơ
Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn,
Mắt Thầy xem rõ lòng dạ chắc,
Thương vì con trẻ hãy còn thơ,
Gắng chí tầm phương biết đạo mầu.
Tu luyện theo phép Thượng Thừa, chịu trường trai tuyệt dục, không tham luyến sắc, tài,danh, lợi, Ngài còn phải hàng ngày bốn buổi khó nhọc công phu, không hề xao lãng. Có người hỏi, Ngài dạy rằng: hễ tu thì phãi chịu cho ma nó khảo thì mới đặng thành vì vô ma khảo, bất thành Đại Đạo và Đạo cao nhứt xích, thì Ma cao nhứt trượng, mà nếu Đạo cao nhứt trượng thì Ma cao đầu thượng, có vào lửa đỏ mới biết đặng vàng cao.
Ngài sống giản dị và thanh đạm. Mặc dù làm quan phủ phải phục sức mủ áo chĩnh tề nơi công chúng, nhưng tại gia, Ngài chỉ mặc áo thô, đi giày vải, không thích dùng cao lương, mỹ vị, chỉ ăn tương chao, rau cải, dưa muối đạm bạc. Trong nhà Ngài chỉ đặt vỏn vẹn một chiếc bàn thờ Thầy (Đức Chí Tôn), một cái bàn khác để dùng cơm, và một chiếc ghế để ngồi thiền. Tiền bạc có dư, Ngài đem giúp đỡ người nghèo khó, Ngài còn dạy đệ tử rằng: nếu có phước, thì chớ nên hưởng tận, phải biết làm phước, bố thí âm chất, nhưng có làm thì chớ khoe khoang, mong được người trả ơn hay để cầu phước cho con mình... Ngài cũng còn dặn đệ tử: hễ có tu, thì đừng cho người biết mình tu, bằng cách này hay cách khác, vì cái áo không phải là thầy tu. Luôn biết nhẫn nhục, nhẫn nại đi cho đến nơi, đến chốn, phải noi gương người quân tử, tánh như nước, lúc nào cũng phải hạ mình dưới thấp, lấy thấp làm cao, lấy dở làm hay, không luận người khen chê cao thấp, phải giữ sao cư trần mà bất nhiễm trần, như sen mọc giữa bùn mà không lấm mùi bùn.
Ngài truyền Đạo chỉ có một kinh (kinh Cảm Ứng) và một pháp (pháp Vô Vi) mà thôi.
Một kinh Cảm Ứng để hằng đọc hàng ngày và noi theo đó dể mà sửa đi điều sai trái. Một pháp Vô Vi thanh tịnh, lấy một chữ không làm gốc, có nghĩa không ham không muốn, không tính không toan, không giận không hờn.
Ngài không tự tôn, tự cao, không chịu cho người gọi bằng Thầy, không chịu cho người tôn thờ, lạy lục. Muốn thọ pháp, Ngài khuyên đến bàn thờ Đức Chí Tôn mà xin keo, khi được keo và đã cam kết giữ đúng giới luật thì Ngài mới chỉ Đạo cho.
Ngài chọn lọc người có căn cơ mới truyền đạo, Ngài thường bảo các đệ tử rằng: Chiêu học Đạo nơi Thiên Thai, ăn lộc nước, giữ bổn phận làm tôi con lo tu tâm dưỡng tánh, không xưng ngang vai với người. Cao Tiên truyền dạy một kinh Cảm Ứng và cách tu thân, nào có gạt người để cho mình vui hưởng trên sự cực nhọc của người khác. Một kinh một pháp đủ rồi.
4- Gương Tu Chứng Tại Tiền
Ngài ngồi liễu Đạo trong lúc qua phà trên sông Tiền Giang, một trong 9 nhánh của sông Cửu Long (Mékong), vào lúc 3 giờ chiều ngày 13 tháng ba, năm Nhâm Thân, đúng theo như vần thơ 4 câu mà Đức Cao Đài Tiên Ông đã tiên tri cho Ngài biết trước:
Giờ này Thầy điểm thâm công,
Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên.
Ngoài trong sạch tợ Bạch liên
Khá lòng gìn giữ mối giềng chớ xao
Các đệ tử đưa nhục thể Ngài về tại thảo lư Cần Thơ, nơi xây dựng Thánh Đức Tổ Đình Chiếu Minh sau này. Điều kỳ lạ dù liễu Đạo đã 3 ngày mà nhục thể Ngài vẫn còn mềm mại và tươi như hồi còn sống, điều đặc biệt là mắt trái của Ngài vẫn mở rộng và tinh anh như còn tại thế, còn mắt phải thì khép như người bình thường. Vì lý do có quá nhiều người trong vùng đến chiêm ngưỡng trước ấn chứng tại tiền của bậc chân tu, nên gia đình và các đệ tử đành phải tẫn liệm và chôn theo như phép nước.
Nhục thể Ngài được liệm ngồi, để trong một quan tài hình tháp, có sáu cạnh (6 mặt là ý nghĩa của: Lục Tự Chơn Ngôn đó là Thuần Dương Nhất Mục hay còn do ở 6 chữ Nam Mô Cao Đài Tiên Ông) chứng minh Ngài đã đắc thành chánh quả.
Theo như đệ tử của Ngài thuật lại, thì Ngài đã đắc đạo ngay khi còn sanh tiền, Ngài đã xuất thần để giáng cơ cho một vài Đàn giữa ban ngày và tại Cần Thơ, bằng cách bảo cho các đệ tử biết trước những gì họ muốn và định làm trong lúc Ngài đang ngồi tịnh ở tư thất tại Sài Gòn (xem lịch sử Cao Đài, phần Vô Vi của Đồng Tân, và lịch sử Đức Ngô Minh Chiêu của phái Chiếu Minh xuất bản)
5- Cơ Phổ Độ
Khi được đổi về làm việc tại Sài Gòn, vào cuối năm Ất Sửu (1925), Đức Cao Đài Tiên Ông mới dạy Ngài đem mối Đạo truyền ra. Trước tiên Ngài độ dẫn được: ông Phủ Vương Quang Kỳ, ông phán Nguyễn Văn Hoài, ông Võ Văn Sang và ông Đốc học Đoàn Văn Bản (sau này cai quản Thánh Thất Cầu Kho, là Thánh Thất Cao Đài đầu tiên). Kế đến, Ơn trên (qua tá danh của Đức Cao Đài Thượng Đế là A, Ă, Â lúc ban đầu) đã khuyên nhóm xây bàn cầu cơ gồm có các ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu đến gặp Ngài Ngô Minh Chiêu để được Ngài hướng dẫn cách thờ Thiên Nhãn như ngài đã 2 lần tiếp kiến ở Phú Quốc.
Nhằm đêm Giáng Sinh, năm 1925, Đức A, Ă, Â tá danh từ lâu nay mới cho các người hầu đàn biết rằng: Người chính là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phưong. Bấy lâu nay Thầy ẩn danh là để mục đích dìu dắt các con đường đạo đức hầu sau này sẽ giúp Thầy khai Đạo.
Tiếp đó, một hôm vào hạ tuần tháng chạp năm Ất Sửu, Đức Cao Đài Thượng Đế dạy các ông Trung, Cư, Sang, Hậu phải vâng lệnh chung hiệp với Ngài Ngô Minh Chiêu lo khai Đạo và còn dặn các vị trên rằng: Trong mọi việc phải do nơi Chiêu là anh cả. Đàn cơ Tý thời ngày mùng một Tết năm Bính Dần (13/02/1926), Đức Cao Đài Thượng Đế có giáng dạy rằng: Chiêu buổi trước có lời hứa truyền Đạo để mà dìu dắt chúng sanh. Nay phải y lời mà dẫn dắt các môn đệ ta vào đường đạo đức cho đến lúc đắc thành, chẳng nên tháo trút. Phải thay mặt ta mà dạy dỗ chúng nó. Trung, Kỳ, Hoài, các con hãy thay mặt Chiêu mà đi độ người. Nghe và tuân theo.
Đêm vía Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mùng 9 tháng giêng năm Bính Dần (21/02/1926). Ngài Ngô Minh Chiêu mới xin Đức Cao Đài Thượng Đế lấy tên mấy người môn đệ đầu tiên đề cho một bài thơ kỷ niệm. Đức Chí Tôn đã ban cho 4 câu như vầy:
Chiêu, Kỳ, Trung, độ dẫn Hoài sanh,
Bản đạo khai Sang, Quí, Giảng thành
Hậu, Đức, Tắc, Cư thiên địa cảnh
Hườn, Minh, Mân đáo thủ đài danh
** Các vị Chiêu, Kỳ, Trung, Hoài, Bản, Sang, Quí, Giảng, Hậu, Tắc, Cư là 12 vị tông đồ đầu tiên, còn 3 vị sau Huờn, Minh, Mân là các vị mới vào hầu Đàn
Vâng lệnh Đức Chí Tôn, ngày 23 tháng tám năm Bính Dần (29/06/26), ông Lê Văn Trung hiệp cùng 247 môn đệ khác đứng ra lập tờ khai Đạo gửi đến chánh phủ Pháp qua Thống Đốc Nam Kỳ là ông Le Fol (trao toàn quyền Pasquier ngày 07/10/26).
Đến đây Ngài Ngô Văn Chiêu nhận thấy đã xong nhiệm vụ xây dựng giềng mối cho cơ Phổ Độ, nhường lại cho ông Trung quyền Giáo Tông, để trở về ẩn tu, tịnh luyện cho được thành công viên mãn. Sau đó ông đã khai mở cơ tuyển độ Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh, để dẫn độ cho một số người đại nguyên căn quyết cầu tu giải thoát, hầu tu chứng tại tiền cho nhơn sanh tin tưởng nơi Tân Pháp Cao Đài do Đức Thượng Đế truyền trao cho Ngài hồi còn ở Dương Đông (Phú Quốc) năm Tân Dậu (1920).