Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nhân tiết Trung Thu, chúng ta hãy thưởng thức nội dung đạo lý từ lời dạy của Đức Mẹ Diêu ...
-
Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...
-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
Ý nghĩa đầy đủ của TCH chính là ước muốn giao lưu, kết hợp giữa con người trên thế giới, ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
Từ Hà Nội xuôi về phía Nam 90 km là tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ nhiều di tích văn ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
-
Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay ...
-
Trước khi đi vào vấn đề, cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này ...
-
Ngày 17-5-Bính Dần, Ngài được Ơn Trên phong phẩm Phối Sư phái Thượng (Thượng Tương Thanh), đến 3-7-Bính Dần Ngài ...
-
Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về ...
Đức Thích Ca Như Lai
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/05/2011
Giới Định Huệ
Tiên Thiên Minh Đức, Tuất thời, 14 tháng 4 Đinh Mùi (22.05.1967)
THI
PHẬT thông đạt bổn thị vô tâm,
ĐÀ pháp huyền đồng ngộ nhứt thân;
NAN chúng đắc thân tài tảo biện,
ĐỀ ca bát cửu Đạo truyền âm.
Bần Tăng chào chư Thiên mạng, giờ nay Bần Tăng thừa lịnh báo tin có Đức Phật Tổ lâm trần. Vậy chư Thiên mạng thành tâm tiếp cầu linh điển. Bần Tăng xuất cơ hộ đàn.
Tiếp lịnh
THI
THÍCH giải chơn thừa đại tiểu khai,
CA kinh vô lượng nghĩa Cao Đài;
NHƯ nhiên lục thức tùy duyên tuyệt,
LAI hoặc bất câu thử bỉ giai;
GIÁO huấn luân hồi vi bát chánh,
CHỦ phô tứ diệu quả nhân lai;
PHẬT tâm đại ngã hòa chư ngã,
ĐẠO đức tịnh danh giác vạn loài.
Bổn Sư đại hỷ chư hiền đồ nam nữ, hôm nay Bổn Sư giáng đàn với tất cả niềm hoan lạc, vì ngày kỷ niệm của Bổn Sư được long trọng hóa toàn cõi Á châu, chứng tỏ tinh thần vì giềng mối tôn giáo của chư hiền đồ phát triển khá cao. Điều ấy được Thiêng Liêng ban ân Thánh sủng vào mỗi cá nhân hiếu đạo. Bổn Sư đặt trọn tin tưởng sự nghiệp vĩ đại đó sẽ hoàn thành một thế giới đại đồng thuần lương, một tôn giáo thuần túy duy nhứt vô ngã, để hiệp cùng khối đại ngã Linh Quang. Bổn Sư niễn lễ chư hiền đồ an tọa.
Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song các thức đều là động tác của trí tuệ, trí tuệ như ánh sáng phá tan bóng tối vô minh để đi đến chân giác gọi là Niết Bàn, nhưng vạn pháp đều quy về Giới, Định, Huệ.
Giới là bước đầu tiên của sự tu luyện. Muốn bảo vệ được thân, cần tu tập quy điều Ngũ Giới và Thập Thiện Nghiệp. Đó là con đường tiêu cực có tính cách phòng ngừa.
Định là chế ngự lục căn lục trần, hồi hướng nội giới tâm linh đề trọn trí huờn nguyên bản thể thanh tịnh.
Mỗi khi định rồi thì Huệ sanh, biết đâu vọng đâu chơn, tánh tướng sự vật đều phân biệt tinh tường tự tại vô ngại, không còn mê chấp ngộ nhận nữa hầu đoạt đến chân tâm nguyên thỉ bởi câu "Duy Ngã độc tôn" có nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có chơn ngã hay chơn tâm là đáng trọng, vì chơn tâm vô hình hằng tồn tại đời đời, không sinh không diệt, không bớt không thêm. Nó bao gồm vũ trụ, địa ngục, Thiên đàng, quá khứ vị lai, muôn phương muôn vật.
Này chư hiền đồ !
Cái ý thức hằng suy nghĩ, hằng hiểu biết, hằng cảm xúc với thất tình lục dục không phải là chơn tâm mà là giả tâm. Vậy nên nhập tức bất cư ẩm giới, xuất tức bất thiệp vạn duyên để rồi lâm nguy nhi bất biến phương thị trượng phu nhi)
TRƯỜNG THIÊN
Nhị thiên ngũ bá lẻ niên dư,
Tinh thần sự nghiệp noi truyền thạnh hưng;
Bước đường nhiều nỗi gian truân,
Không gian chuyển biến phục lần tương lai.
Càn Khôn là Đấng Cao Đài,
Quy nguyên Tam giáo tảo khai đại đồng;
Hầu toan lập hội Hoa Long,
Vạn thù nhứt bổn ở trong luật Trời.
Thần linh bao phủ ngàn khơi,
Dù cho hệ luận tuyệt vời chẳng di;
Cho hay sanh ký tử quy,
Niết bàn là chốn trở về bổn nguyên.
Bổn Sư có đôi lời khái lược chư hiền đồ nghiệm tầm vạch ra lý lẽ để thực hành đạo pháp.
__________
Ngũ Uẩn: Panca-skandha (skt)—Panca-khandha (p).
Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm nhóm cấu thành một con người (ngũ uẩn). Ngũ uẩn là năm thứ làm thành con người. Ngũ uẩn là căn đế của mọi si mê làm cho chúng sanh xa rời Phật Tánh hằng hữu của mình. Ngũ uẩn được coi như là những ma quân chống lại với Phật tính nơi mỗi con người. Sắc cùng bốn yếu tố tinh thần cùng nhau kết hợp thành đời sống. Bản chất thực sự của năm uẩn nầy được giải thích trong giáo lý của nhà Phật như sau: “Sắc tương đồng với một đống bọt biển, thọ như bọt nước, tưởng mô tả như ảo ảnh, hành như cây chuối và thức như một ảo tưởng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five aggregates—Five Skandhas—The aggregates which make up a human being. The five skandhas are the roots of all ignorance. They keep sentient beings from realizing their always-existing Buddha-Nature. The five aggregates are considered as maras or demons fighting against the Buddha-nature of men. In accordance with the Dharma, life is comprised of five aggregates (form, feeling, perception, mental formation, consciousness). Matter plus the four mental factors classified below as feeling, perception, mental formation and consciousness combined together from life. The real nature of these five aggregates is explained in the Teaching of the Buddha as follows: “Matter is equated to a heap of foam, feeling is like a bubble, perception is described as a mirage, mental formations are like a banana tree and consciousness is just an illusion:
Mọi thứ vật chất—To be physical or form:
Sắc uẩn: Rupa (p)—Tính vật thể gồm bốn yếu tố, rắn, lỏng, nhiệt và di động; các giác quan và đối tượng của chúng—Form—Aggregate of matter (four elements of our own body and other material objects such as solidity, fluidity, heat and motion comprise matter)—Material or physical factors—The aggregate of form includes the five physical sense organs and the corresponding physical objects of the sense organs (the eyes and visible objects, the ears and sound, the nose and smell, the tongue and taste, the skin and tangible objects).
Liên hệ tới tâm vương—To be associated with mental functioning:
Thọ uẩn: Vedana (skt&p)—Feeling or sensation—Tính tri giác gồm tất cả các loại cảm giác sung sướng, khó chịu hay dửng dưng—Aggregate of feeling or sensation of three kinds pleasant, unpleasant and indifferent. When an object is experienced, that experience takes on one of these emotional tones, either of pleasure, of displeasure or of indifference.
Tưởng uẩn: Samjna (skt)—Sanna (p)—Thought, cognition or perception—Ý thức chia các tri giác ra làm sáu loại (sắc, thinh, hương, vị, xúc, và những ấn tượng tinh thần)—Thinking—Aggregate of perception—Activity of recognition or identification or attaching of a name to an object of experience. Perceptions include form, sound, smell, taste, bodily impression or touch, and mental objects.
Hành uẩn: Samskara (skt)—Sankhara (p)—Formation, impression, or mental formation—Khái niệm hay hành động bao gồm phần lớn những hoạt động tâm thần, ý chí, phán xét, quyết tâm, vân vân—Aggregate of mental formation—A conditioned response to the object of experience including volition, attention, discrimination, resolve, etc.
Liên hệ đến tâm sở—Be associated with the faculty or nature of the mind (manas):
Thức uẩn: Vijnana (skt)—Vinnana (p)—Consciousness—Nhận thức bao gồm sáu loại ý thức nảy sinh từ sự tiếp xúc của giác quan tương ứng với một đối tượng tri giác—Aggregate of consciousness includes the six types of consciousness (seeing, hearing, smelling, tasting, touching and mental consciousness)—Awareness or sensitivity to an object, i.e. the consciousness associates with the physical factors when the eye and a visible object come into contact, an awareness of a visible object occurs in our mind. Consciousness or a turning of a mere awareness into personal experience is a combined function of feeling, perception and mental formation.
Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to The Mahayana Awakening of Faith:
(A) Lục thức—The six-sense consciousnesses:
1) Nhãn thức: Caksur-vijnana (skt)—Seeing—Sight consciouness.
2) Nhĩ thức: Srotra-vijnana (skt)—Hearing—Hearing consciousness.
3) Tỷ thức: Ghrana-vijnana (skt)—Smelling—Scent consciousness.
4) Thiệt thức: Jihva-vijnana (skt)—Tasting—Taste consciousness.
5) Thân thức: Kaya-vijnana (skt)—Touch—Touch consciousness.
6) Ý thức: Mano-vijnana (skt)—Sự suy nghĩ phối hợp với các căn—Mind or mano consciousness—The mental sense or intellect—Mentality—Apprehension—The thinking consciousness that coordinates the perceptions of the sense organs.
(B)
7) Mạt-Na thức (Ý căn): Klista-mano-vijnana (skt)—Klistamanas consciousness—Đây là lý trí tạo ra mọi hư vọng. Nó chính là nguyên nhân gây ra bản ngã (tạo ra hư vọng về một cái “tôi” chủ thể đứng tách rời với thế giới khách thể). Mạt Na Thức cũng tác động như là cơ quan chuyển vận “hạt giống” hay “chủng tử” của các kinh nghiệm giác quan đến thức thứ tám (hay tàng thức)—The discriminating and constructive sense. It is more than the intellectually perceptive. It is the cause of all egoism (it creates the illusion of a subject “I” standing apart from the object world) and individualizing of men and things (all illusion arising from assuming the seeming as the real)—The self-conscious defiled mind, which thinks, wills, and is the principal factor in the generation of subjectivity. It is a conveyor of the seed-essence of sensory experiences to the eighth level of subconsciousness.
8) A Lại Da thức (Tàng thức): Alaya-vijnana (skt)—Alaya consciousness—Tàng thức nơi chứa đựng tất cả chủng tử của các thức, từ đây tương ứng với các nhân duyên, các hạt giống đặc biệt lại dược thức Mạt Na chuyển vận đến sáu thức kia, kết thành hành động mới đến lượt các hành động nầy lại sản xuất ra các hạt giống khác. Quá trình nầy có tính cách đồng thời và bất tận—The storehouse consciousness or basis from which come all seeds of consciousness or from which it responds to causes and conditions, specific seeds are reconveyed by Manas to the six senses, precipitating new actions, which in turn produce other seeds. This process is simultaneous and endless.
(Phật học tự điển Viện Anh - Thiên Phúc/Thư viện Hoa Sen)
"Nghiệp" là hành vi; "thập thiện nghiệp" là mười hành vi lành. Về thân có ba: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục. Về ngữ có bốn: không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ác khẩu, không nói thêu dệt. Về ý có ba: không tham lam, không sân hận, không ngu si tà kiến.
Họp cả thân, ngữ, ý thành mười nghiệp lành, trái lại tức là mười nghiệp ác.
Thiện và ác không nhứt định, cần phải xem tính chất của nó mà định nghĩa. Nếu trong tâm thiện, thì phát hiện ra nơi hành vi lợi lạc cho chúng sanh, tức là thiện nghiệp. Tâm ác, thì hiện ra nơi hành vi làm tổn hại chúng sanh, tức là ác nghiệp. Hơn nữa, muốn biết thiện hay ác của mười nghiệp về thân, khẩu, ý, ta hãy xem sự kết quả về tương lai tốt hay xấu mà quyết định. Mười nghiệp lành này không những nơi hành vi lành của thế gian, mà trong kinh điển Phật đều nói đến; mười nghiệp lành này là cơ bản hành vi lành cả xuất thế gian nữa vậy. (http://www.phatviet.com/dichthuat/httrithu/tntttt/kinh/kinh_03.htm)