Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Dìu dắt cùng nhau buổi thế tàn, Đừng quên sứ mạng đến phàm gian, Tình thương vô cực trên dành sẵn, Dưới ...
-
PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...
-
“Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có ...
-
Hệ Từ Thượng-Chương VI viết: Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật ...
-
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích ...
-
Những công trình nghiên cứu khảo cổ Kim Tự Tháp Ai Cập đã cung cấp cho nhân loại những khám ...
-
"Bần Tăng muốn bảo với chư liệt vị đạo hữu như thế này: Các hình thức phô bày trong vạn ...
-
Lâu nay chúng ta nghe nói đến hình thức "Quán thủ", nghĩa là cứ lấy chữ đầu của mỗi câu ...
-
Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...
-
Là hình thức với một số chữ nhứt định trong câu, có thể là mười hay mười ba, mười bốn, ...
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
-
Mục tiêu tu luyện của Đạo giáo là trường sinh bất tử, là thành tiên 仙 hay chân nhân 真人, ...
Huệ Ý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 08/01/2010
Ngọc Trì trên đường tu
Trong việc hành công, miệng con người không gọi là khẩu mà gọi là Ngọc Trì (ao ngọc). Trong miệng có hai suối nước là Ngọc Tuyền, xuất phát cam lồ là Ngọc dịch, đây là Tiên dược của hành giả chỉ có khi thanh tịnh trong thời thiền.
Cơ thể con người có một cấu tạo đặc biệt, mắt của chúng ta cho được mà miệng không cho được. Cho nên miệng là ta, ta là miệng. Ngọc Trì là chính chúng ta trên đường tu, tuy hai mà một. Ngọc Trì lên đường tu là cách nói hình tượng nhân cách của chủ đề CẨN NGÔN.
Đạo Trưởng Huệ Lương có kể chuyện về thời Khai Đạo tại Thánh Thất Cầu Kho. Trong một thời cúng, các Đấng Tiền Khai đang đọc kinh trên bửu điện thì dưới trù phòng có tiếng cải cọ lớn tiếng. Tiền Bối Đòan Văn Bản bước ra và xuống bếp khuyên giải "Xin chị để cho các anh lớn dâng lễ xong rồi có chuyện gì thì nhờ phân xử". Bà tiếp tục hét "không chờ gì hết!", rồi tự nhiên nín luôn.
Mỗi ngày người ta thấy bà đánh một dấu phấn ở gốc cột. Đủ ba năm bà mua một hủ tương đến gặp Ngài Đòan Văn Bản, chỉ vào hủ tương rồi chỉ ra hướng Vũng Tàu. Ngài Đòan Văn Bản hỏi "chị muốn chúng tôi đưa chị ra Long Hải gặp anh lớn Nguyễn Ngọc Tương phải không? Bà gật đầu.
Ngài Đòan Văn Bản mua vé xe đò, đưa bà ra quận Đất Đỏ vào gặp Ngài Nguyễn Ngọc Tương (lúc bấy giờ Ngài đang làm chủ quận Đất Đỏ). Sau khi nghe tự sự Đức Nguyễn Ngọc Tương mời Ngài Đòan Văn Bản và đương sự cùng lên cúng thời ngọ. Trước khi xã đàn Đức Nguyễn Ngọc Tương lấy nước âm dương, cầu nguyện Ơn Trên và đưa cho bà uống, ngay tức thì bà nói ngay "con xin cám ơn Ơn Trên tha tội, từ đây con xin cẩn ngôn, cẩn hạnh".
Chúng ta tu, miệng chúng ta phải tu theo, đó là Ngọc Trì lên đường tu.
2.Tầm quan trọng của tác phong đạo hạnh nói chung, cẩn ngôn nói riêng.
Tiền là một đại lượng để định giá hàng hóa, còn con người thì làm sao phán xét. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
"Pháp, lữ, địa, tài đầy đủ cả,
Hạnh, đức, tâm trị giá con người;
Thiên ân sứ mạng vào đời,
Cao minh quãng đại hơn người phàm phu"
Giá trị con người, nhất là nhà tu được Ơn Trên và mọi người xét ở hạnh, đức, tâm. Đối với quí vị có phẫm trật "Thiên ân sứ mạng" thì hệ số đánh giá khắt khe hơn (Cao minh quảng đại hơn người phàm phu).
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy "Khi xứng đáng tài năng, phẫm hạnh, đức độ tự nhiên quyền hạn của mình sẽ được đàn em kính nể mến yêu".
Trong Thập Thanh Điều, Đức Ngô Minh Chiêu dạy đầu tiên là :
"Một xin giảm khẩu bớ con,
Hai xin chánh kỷ cho tròn hóa nhơn".
Vì vậy cẩn ngôn là việc đầu tiên của tác phong đạo hạnh.
3. Miệng để ăn, uống.
Chỉ một cái miệng mà đã có ba trong năm giới cấm:
- Nhất bất sát sanh.
- Tứ bất tửu nhục.
- Ngũ bất vọng ngữ.
Cái tệ nhất trên đời là cái ăn. Ông bà ta dạy :
"Miếng ăn là miếng tồi tàn,
Hơn thua một chút, lộn gan lên đầu".
Ngài Phan Bội Châu đã viết, nguồn gốc của hai trận thế chiến là ở cái ăn "miếng bao vấn đề"
Ăn là nguồn gốc của tội lỗi. Đức Chí Tôn dạy "Thầy sanh ra các con thì phải yêu trọng các con chẳng cùng, mà Thầy cho các con đến thế giới này với một Thánh thể thiêng liêng, y như hình ảnh của Thầy, không ăn mà sống, không mặc mà lành. Các con lại không chịu, nghe điều cám dỗ, mê luyến hồng trần, ăn cho phải bị đọa, dâm cho phải bị đày, nên chịu nạn áo cơm, dục quyền cầu lợi."
Muốn không bị đọa, phải trường chay.
Muốn cho không bị đày, phải tuyệt dục.
Trường chay tuyệt dục là điều kiện nền tảng của chơn đạo giải thóat.
Hành giả ăn để mà tu chứ không phải tu để mà ăn, vì thế người tu phải tịnh hóa bửa ăn bằng kinh, chú. Hành giả tu trì phải "thực bất tri kỳ vị" (ăn mà không quan tâm đến ngon hay dở).
Ẩm thực : giản dị, thanh đạm.
Đối với việc ăn uống, hành giả dùng thanh đạm, để danh thời gian tâm trí lo tu. Không những tiết thực mà khi cần phải tuyệt thực trong một thời gian. Tịnh sĩ hành pháp tốt thì "thần đủ ít ngũ, khí đủ ít ăn".
Mỗi lần hội lễ, tổ chức ăn uống chộn rộn, Đức Mẹ không vui. Tại Thánh Tịnh Kim Thành Long, sau cuộc lễ Đức Mẹ lâm trần và hỏi các tỉ trù phòng "đề tài thuyết minh giáo lý trong hội là chi? Có hiểu không? Rồi Đức Mẹ trả lời thay "Mẹ biết các con mắc lo nấu ăn cho nên không biết tên đề mà cũng không được dự nghe!" Đơn giản nhất trong việc ăn uống, là điều Đức Mẹ dạy chúng ta.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy : Về ẩm thực : tự túc hoặc được sự giúp đỡ của tập thể nhưng cần nhứt là phải giản dị và thanh đạm."
4. Miệng để nói.
Ngôn là nói trực tiếp, ngữ là nói gián tiếp. Lưỡi là dụng cụ của lời nói, tuỳ người chủ sử dụng mà nó làm thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp. Chúng ta phải dùng lời nói tích cực.
Lời nói cải hóa một đời người.
Một lời nói cải hoá một đời người, ấy là lời vàng, lời ngọc. Lê Khiết, một thời làm chó săn cho Pháp. Cụ Phan Bội Châu viết sách, chỉ mặt vạch tên hắn để đồng bào, đồng chí cảnh giác. Hữu hạnh thay, tiếng nói của con người trung chính cả cuộc đời hy sinh cho nước, cho dân đã giúp Lê Khiết giác ngộ.
Khiết tìm cách bắt liên lạc với nghĩa đảng và toàn tâm toàn ý đoái công chuộc tội hết quảng đời còn lại. Khi Pháp đưa Khiết ra pháp trường, trước phút đầu lìa khỏi cổ, ông hướng về đồng bào nói "cái vết nhơ của thân tôi nửa đời trước nay được đem dòng máu nóng ở cổ này rửa sạch, thật là một điều vinh hạnh".
Lời nói của hiền giả quí hơn vàng, ngọc.
Con người quí nhau, không phải ở vàng bạc, mà ở lời hay, lẻ phải. Đức Khổng Tử khi viếng nhà Chu, đến hỏi lễ với Đức Lão Tử. Lúc ra về Đức Lão Tử tiễn chân:
"Tôi nghe nói: người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức xin có lời này để tiễn ông.
- Kẻ thông minh và sâu sắc là gần với cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn.
- Kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác.
Người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển. Tôi nghe nói : người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng lòng ham muốn nhiều.Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi".
Đức Khổng Tử cám ơn, ra đi bảo học trò:
"Con chim ta biết nó bay, con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay ta có thể dùng tên để bắn, đến như con rồng cởi mây, cởi gió ta không sao biết được. Hôm nay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ là con rồng chăng?"
Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng là Tiên dược.
Từ xưa đã có lời truyền "địch không lỗ có duyên mới biết, đờn không dây vô phước khó nghe" để nói về thiện duyên của người tu được trực tiếp nghe lời dạy của các Đấng Vô Hình qua huyền diệu Tiên gia. Đối với hành giả lời dạy này là Tiên dược để giải thân bệnh, tâm bệnh.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy "Điều mà Bần Tăng mừng hơn hết là đạo hữu ý thức được lời dạy của Đức Vô Cực Từ Tôn cũng như lời khuyến ái của Nguyệt Điện Tiên Cô. Đó là hai vị tiên dược đã, đang và sẽ giúp cho đạo hữu phục hồi sinh lực."
Lời nói của Đàn anh là động lực để đàn em vững tiến.
Đối với thường nhân, lời nói đem đến hòa ái, hợp tác, tương trợ. Đối với hàng sứ mạng lời nói là động lực để đàn em tiến bước. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy Đạo Trưởng Huệ Lương: "Hiền sĩ cần nên lưu ý đến trách nhiệm hiện hữu của Thiêng Liêng đã ban. Tuy nhiên với sức yếu tuổi già, nhưng người lãnh đạo không phải như người hành đạo. Cần đức độ, cần một lời nói, một sự thăm viếng, khuyên nhủ, cũng đem đến tinh thần dũng mãnh làm mức tiến cho các em".
*. Điều kiện nói:
1. Suy nghỉ kỷ: cổ đức khuyên "trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần".
Một lời nói được lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo nên tác dụng cộng hưởng, lời nói tốt ảnh hưởng gấp đôi, ngược lại cũng thế. Chúng ta phải cẩn thận khi phát ngôn.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy "Mỗi một người trong thế gian khi lòng được an định, tâm được hướng thượng, sẽ tiếp nhận được luồng thanh điển ấy, nói ra những lời vàng ngọc, tỉnh thế ngộ chơn. Có khi chính mình mà mình cũng không biết rằng đó là lời truyền của chư Tiên Phật.
Trái lại, nếu không phải là hàng thiện lương, đã có sẵn tư tưởng xấu, tâm tà tánh độc, thì đó là miếng đất tốt cho ma vương ác quỉ dụng võ gieo rắc tai họa cho nhân gian và cho chính bản thân của người ấy.
Vì việc hệ trọng như vậy, nên đầu mùa xuân này, bần Tăng dặn dò chư đạo hữu phải luôn luôn tập lòng thanh tịnh, tư tưởng thanh cao hướng thượng, hằng nghĩ điều đạo đức, hằng nói lời đạo đức, giúp đời cứu chúng, nhứt là phải cẩn hạnh cẩn ngôn để hiểu câu "Họa tùng khẩu xuất". Đó là món quà đầu năm Bần Tăng xin tặng vô điều kiện chư đạo hữu."
2. Lời nói đó phải thi hành được: "điều gì chưa làm mà nói, đó là vọng ngữ". Nói và làm đi đôi, đó là tri thuyết hành hợp nhất.
Ưu điểm của người tu là ít nói, nghe nhiều. Đức Minh Đức Đạo Nhơn dạy con "Điều cần nhứt là phải giữ tác phong đạo hạnh cho đúng với cương vị của Thường Vụ. Cẩn ngôn ít nói mà hiểu nhiều đó là ưu điểm. Con nên nhớ, đừng bao giờ thêm ý kiến vào một việc nào đã được hoàn thành hay đã được đề nghị đầy đủ mọi tình lý để trên thương mến, dưới kính phục. Sứ mạng trọng đại ở tương lai rất cần mọt người gương mẫu từ mọi việc.".
Có cẩn ngôn thì lời nói và việc làm đi đôi, tạo được tín nhiệm nới mọi người và đạo sự sẽ thành công. Đức Chí Tôn dạy "Thượng Đế vị nhân sanh mà khai đạo pháp để con cái của Thầy học hỏi và hành theo đúng chánh pháp, đến ngày công quả viên mãn, sẽ trở về hiệp nhứt cùng Thầy. Lúc bấy giờ các con là Thầy, là Phật, Tiên, Thánh, Thần. Đó là đường lối tuyệt đích của Đạo.
Còn trước cơ đạo ngày nay, các con muốn thành, trước nhứt lòng con phải thành. Thành để hành cho đúng, không cải canh, không thêm bớt, không chia rẽ, dụng đức hy sinh để cảm hóa cho nhau.
Các con đừng e ngại không người dắt lối đưa đường,chỉ ngại cho lòng con chưa thành. Khi lòng con đã thành, tri, thuyết, hành như nhứt, thì các con sẽ thấy lý siêu việt đến với các con, là ngày mà cây Phổ Thông Giáo Lý đơm bông kết quả."
3. Nói để :
- Mình không bị tổn đức,
- Mình không thành hèn nhát,
- Cho người được thành đạt,
- Cho người yêu mến mình. Tựu trung một lời nói ra phải : cần cho người, cần cho mình, cần cho mọi người.
ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN dạy:
...
Lời tục Việt Nam có nói : "Nói hay hơn hay nói", nhất là những người được gọi sứ mạng Thiêng Liêng cần phải cẩn trọng lời nói, nên Thánh xưa có dạy : "Trước khi nói phải uốn lưỡi baỷ lần" để chi ? Để xét kỷ, lời sắp nói ra sẽ nên được việc gì, sẽ mất việc gì?
" Nếu nói để ta được người mất là tổn đức.
" Nếu nói cho người được cao thăng mà ta phải bái phục là nịnh hót ươn hèn.
" Nếu nói cho người ta giận mà nên việc thì câu nói ấy là bạc, là vàng.
" Nói cho người ta giận để lánh xa, tranh thù chuốt oán thì lời nói ấy là tên là giáo.
Những lợi hại kể sơ qua chư hiền đệ có lẽ hiểu nhiều hơn."
Cẩn ngôn là làm chủ, chiến thắng được khẩu nghiệp của hành giả, một yếu tố quan trọng trên đường tu. Đức LÊ Đại Tiên dạy :
"Ng..L.. rất tin Trời tưởng Phật,
Đã dày công xây đắp tương lai;
Nhưng còn kém một việc nầy,
Cẩn ngôn, cẩn hạnh tương lai vững vàng."
Đức Phật dạy "khẩu hoà vô tranh". Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy "Vật chất hữu hình thì vô thường, chỉ có danh nghĩa nhơn tâm mới là đáng kể. Phải biết xây dựng bồi đắp làm quán trọ cho hành giả dừng chân trên đường về Thánh Đức. Một thân làm nên, ba thân nhờ hưởng.
Các cháu nhớ lời Lão dạy. Đừng dại dột tranh chấp nhau từ lời ăn tiếng nói trong khi cuộc đời còn nhiều cơn phong bão, quỉ ma còn cám dổ giựt giành.
Tiền của có mất, các cháu còn kiếm lại được. Nếu để đánh mất lương tâm chơn tánh sẽ bị trầm luân, khó quày trở lại."
Trong bài Niệm Hương, chúng ta đã đọc mỗi ngày "Đạo gốc bởi lòng : thành, tín, hiệp". Tín là một trong ngũ thường của Thánh đạo. Người xưa dạy "nhân vô tín bất lập" (người không giữ lời nói thì không làm được chi cả). Đức Khổng Thánh dạy :
"Tín thì chẳng mỗi khi sai chạy,
Tín hứa rồi thì phải làm y;
Tin nhau chẳng trể hạn kỳ,
Tín là đức độ nhớ ghi một lời".
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo ban cho một bài giáo huấn để xây dựng tập thể :
"GIÁO hóa nhơn sanh trước dạy mình,
TÔNG truyền chơn chánh bảo niềm tin;
ĐẠI đồng cốt yếu gìn cương kỷ,
ĐẠO đức cần lo kỷ luật gìn.
THÁI quá lộng ngôn tiêu đức hạnh,
BẠCH y ác ngữ mất tâm linh;
KIM niên nếu chẳng vô nề nếp,
TINH quỷ trong lòng sẽ phát sinh."
Lời dạy rất minh bạch, chúng ta tô đậm các ý chính:
1. Dạy mình thể hiện sự quyết tâm của chủ nhân ông trừng trị các thói hư tật xấu của gia nhân (nhản, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý), có dạy mình, gia đình mình thì mới nói đến giáo huấn tha nhân vì xây dựng được niềm tin cho tập thể.
2. Đại đồng trong tổ chức không có nghĩa là phóng túng, không hàng ngũ, mất trật tự. Cho nên Ơn Trên dạy "quí hồ tinh, bất quí hồ đa" (thà ít mà tốt). Kỷ luật là sức mạnh của tập thể , tổ chức nào cũng vậy.
3. Đạo phục là thiết giáp hữu hình, phải cấu tạo bằng đạo hạnh thật nhất là cẩn ngôn. Một lời nói bất thiện, trái đạo làm tiêu mòn đức hạnh, mất phẫm giá người tu và cá nhân ấy không thể dạy dổ ai hết.
4. Chúng ta phải lập tức tự kiễm để sữa mình ngay từ giờ phút này.
Đức Chí Tôn dạy "Tại sao cấm "Vọng Ngữ "?
"Thầy đã nói rằng nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói các con cũng hiểu rõ rằng: Đấng chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung,
nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa phán xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả; lại nữa, các chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình đã chẳng phải giữ gìn các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi là" lộn lương tâm" là đó.
Bởi vậy chư hiền, chư Thánh Nho nói rằng : "Khi nhơn tức khi tâm". "Hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo dã" . Như các con nói dối, trước chưa dối với người, thì các con đã nói dối với lương tâm, tức là chơn linh. Thầy đã nói chơn linh ấy đem nạp vào Toà phán xét từ lời nói của các con, dầu những lời nói ấy không thiệt hành mặc dầu, chớ tội hình cũng đồng một thể. Nơi Toà phán xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể. Các con khá nhớ! Thăng"
Người giữ chức vụ phát ngôn ý kiến của tập thể chứ không phải tư ý của mình thì mới trọn danh phận. Đức An Hoà Thánh Nữ dạy "Từ đây sắp đến Tệ Nương bảo cho nếu còn có kẻ thị phi bên mình thì khảo
đảo vẫn còn, sẽ đưa đến thất bại. Người lãnh đạo phải nghe chung, làm chung, nói chung để tránh khỏi sai lầm bởi riêng tư tình cảm."
Ngôn là một trong tứ đức của người phụ nữ từ ngàn xưa. Đối với nữ tu, ngôn còn được Ơn Trên quan tâm dạy dổ. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy :
"Tịnh thân, tịnh ý tạm nên công,
Tịnh khẩu xem còn chữa vẹn xong;
Cố gắng trau dồi câu tứ đức,
Cẩn ngôn hằng nhựt phải nằm lòng."
· Miệng để tu:
Tịnh khẩu : khẩu khai thần tán.
"Khẩu khai thần tán". Chúng ta lưu ý, khẩu khai không chỉ hại khí, mà quan trọng là hại thần. Hành giả thực hiện được việc tịnh khẩu là có một bước tiến rõ rệt trên đường tu. Hành giả phải tịnh khẩu để "tồn thần dưởng khí"
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy "Thứ đến là tịnh khẩu, phản quang nội chiếu ........ Đây là điểm trọng yếu của tịnh sĩ thường xuyên lưu ý."
Tịnh tam nghiệp là điều căn bản của hành giả trên đường tu, nhất là tịnh khẩu. Quyết tâm tịnh khẩu hành giả sẽ làm chủ và tích lũy được thần khí để luyện kỷ hành công.
Kết luận :
Đạo hạnh tác phong la đệ nhất pháp môn của người tu, trong đó cẩn ngôn là một phần quan trọng.
Việc hòan hảo khẩu nghiệp phải thực hành ngay khi còn sống. Nếu không vẫn phải tiếp tục sữa đổi dù khi đã về cõi vô hình.
Đức Quan Thánh Đế Quân dạy
"THẦN OAI VIỄN TRẤN - Ngã tái đàn, Lão nhắc lại lịnh Tam Giáo Tòa ân tứ CÔNG ĐỨC CHƠN TIÊN, nhưng vì nơi trần còn phải chịu điều khẩu nghiệp nên chưa được hoàn toàn vào chánh vị, phải lập công bồi đức thêm chờ ngày phán định, chừng ấy mới được nhập đàn phổ độ."
Chúng ta càng hòan hảo Ngọc Trì sớm : "ăn chay trường sớm, bỏ rượu thịt sớm" thì mới tạo được thuận duyên khi bớt vào tu hành, việc khử trược lưu thanh được nhẹ nhàng nhanh chóng, bằng không "bệnh nghiệp" vẫn hành hạ thân xác khi lão lai.
Đức Ngộ Minh Đạo Nhơn cho biết :
"Một thí dụ điển hình như Tệ Đệ chẳng hạn. Đáng lẽ thì khi Tệ Đệ đắc pháp luyện pháp và chuyển pháp thì mọi chứng bịnh về nhục thể không đáng ngại gì, nhưng trái lại, mấy năm gần đây Tệ Đệ bị bịnh giày vò thân xác đáng kể, nếu không nhận thức được nguyên nhân chứng bịnh ấy sẽ phải mất đức tin. Tệ Đệ nhờ giác ngộ được rằng : vì khi thời buổi tuổi xuân, nhục thể này được nuôi nấng xây dựng cấu tạo để trưởng thành bởi vật chất ô trược như tửu nhục …. Tất cả những uế chất ấy sau một thời gian trường trai tu luyện thanh lọc mà còn không tẩy hết kịp, chúng nó tồn trữ đến mức phải bại hoại, cho đến ngày nhục thể bại hoại. Có biết được như vậy mới vững đức tin an phận mà chấp nhận mọi cái kết quả của nguyên nhân thì không có chi gọi là bận tâm tu hành. Đó là phần nhục thể.
Còn các phần khác cũng đều có nguyên nhân của nó."
Ngọc Trì đã cùng chúng ta bước vững chắc trên đường về huyền phố. Hãy chăm sóc Ngọc Trì và phát huy yếu tố tích cực của người bạn ấy.