Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đức Tin /
Người ta thường gọi đức tin là giác quan thứ sáu. Nhờ giác quan ta có thể nghe thấy, nếm, ...
-
Một giờ thanh tịnh một giờ linh
-
"Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh ...
-
“Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...
-
Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng ...
-
Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn ...
-
Những công trình nghiên cứu khảo cổ Kim Tự Tháp Ai Cập đã cung cấp cho nhân loại những khám ...
-
Trong các Đạo học gia đời Tống (960-1279), Chu Liêm Khê 周 濂 溪 (1017-1073) và Thiệu Khang Tiết 邵 ...
-
(TT) THANH nhàn ai hỡi muốn thanh nhàn, MINH triết rồi tâm sẽ được an, ĐỒNG ấu lo tu, già đạt Đạo, TỬ ...
-
Xưa nay biết bao học giả đã gắng công chú giải kinh điển Trung y. Những chứng cứ khảo cổ ...
-
“Lòng từ huệ bao la lớn rộng Đem tình thương sự sống sẻ chia Trần gian vạn khổ còn kia Lòng người Bồ ...
-
Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...
Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Nhìn và thấy nhau
Lúc nhỏ, ta mãi nghĩ tới việc chơi đùa với chúng bạn. Nói chuyện với bạn hàng giờ, nhưng nói chuyện với mẹ thì chỉ vài phút. Chơi với bạn từ ngày này sang ngày khác, nhưng giúp đỡ mẹ thì chẳng bao nhiêu.
Cho con đi chơi, mẹ phải đứng góc phố lo lắng chờ đón con về. Bỏ cả công việc, mẹ phải làm tài xế xe ôm chở con đi học từ chỗ này sang chỗ khác. Sợ con trốn học, mẹ phải đứng xa xa chờ cho giờ học bắt đầu mới rời khỏi trường. Lúc nào mẹ cũng nghĩ, cũng mong chờ con khôn lớn để bớt lo.
Nhưng đến khi con lớn thêm một chút mẹ lại càng lo nhiều hơn. Nhà nghèo cũng phải chạy ngược chạy xuôi để sắm sửa cho con không thua kém chúng bạn. Nếu không thì sợ con buồn, giận dỗi, oán trách. Có những gia đình, tuy kinh tế khá giả, nhưng người mẹ lại phải tiêu hết thời gian vào việc kiếm tiền, thế là cũng bị con giận dỗi, vì không có thì giờ dành cho con. Lại có những người mẹ, tuy có chút thời gian, nhưng phải hy sinh những thú vui để có thì giờ dành cho con cái. Nếu không thì con sẽ tiêu hết thì giờ bằng cách chơi với bạn xấu, thử hút heroin, lang thang ở các vũ trường, đua xe… và nhiều thứ khác, để rồi khiến mẹ càng thêm đau lòng.
Vì muốn con có sự nghiệp trong đời nên mẹ khuyến khích con đi học, đi làm ở xa, tận bên kia trời Tây. Đến khi con lập được sự nghiệp, mẹ lại khuyến khích con sống luôn ở đó với vợ con. Vậy là đến ngày mẹ nhắm mắt xuôi tay, người con ấy cũng không kịp về gặp mẹ nhắm mắt xuôi tay, người con ấy cũng không kịp về gặp mẹ lần cuối. Thật là: "mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ" (Thiền sư Nhất Hạnh).
Vậy thì bạn hãy nhìn và thấy được nỗi lòng của mẹ trước khi mọi sự muộn màng. Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm việc khác ngoài đời, ta hãy để một góc nhìn về mẹ. Không phải chỉ nhìn và thấy trong mùa Vu lan. Khi bạn đang uống cà phê, tán gẫu với bạn bè nhiều điều phù phiếm, hay lúc bạn đang ở trời Tây mà chợt nghĩ tới mẹ, bạn hãy gọi điện thoại về cho mẹ. "Có việc gì không con?"- mẹ hỏi, "dạ không, con chỉ muốn được nói chuyện với mẹ thôi" – bạn đáp, chẳng cần một lý do gì. Mà thực không cần một lý do gì, vì biết bao nhiêu điều bạn nói với người khác đâu cần phải "có việc gì". Nếu bạn đang đi ngoài đường mà chợt nghĩ tới mẹ, thì bạn có thể đảo qua thăm nhà một chút, chẳng cần một lý do gì. Mà thực không cần vì một lý do gì, vì bạn đã đến viếng nhà của nhiều người mà chẳng cần phải "có việc gì". Nếu bạn có thể nói câu : "con thương mẹ" như Thiền sư Nhất Hạnh chỉ bảo thì thật là hay. Nếu bạn không thể nói được như thế, bạn chỉ cần nói: "con muốn thăm mẹ một chút", không cần lý do gì. Mà thật không cần một lý do gì, vì việc mà bạn đang làm ấy chính là sự trùng phùng của hai điều : mẹ nhìn thấy con và con nhìn thấy mẹ.