Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...
-
Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng ...
-
Trước đây, ngay từ những năm đầu của đạo Cao Đài, một số sách báo khi viết về những "tiên ...
-
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...
-
Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...
-
“Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...
-
清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
Ngày 13-03-Giáp Thân, kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô, chúng ta đọc lại lược sử của Ngài.
-
Hôm nay chúng ta qui tụ về đây tham dự lễ kỷ niệm ngày tái thiết Vĩnh Nguyên Tự cùng ...
-
Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư
Ngài Cao Quỳnh Cư tự là Bội Ngọc, sinh năm Mậu Tý 1888 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, tỉnh Tây Ninh. Thân phụ Ngài là cụ ông Cao Quỳnh Tuân (1844-1896) từ trần ngày 4-11-Bính Thân. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Trịnh Thị Huệ (1853-1946), liễu đạo ngày 25-9-Bính Tuất (1946). Trong gia đình, Ngài Cao Quỳnh Diêu là con thứ ba, Ngài Cao Quỳnh Cư thứ tư (người thứ hai mất sớm).
Năm 1907, Ngài Cao Quỳnh Cư phối ngẫu cùng bà Nguyễn Thị Hương, hai năm sau nhị vị có một người con trai tên là Cao Quỳnh An (mất vào tháng 9-1929, khi đang du học bên Pháp). Năm 1925, Ngài Cao Quỳnh Cư làm thơ ký cho sở Hỏa Xa Sài Gòn (ngôi nhà trước chợ Bến Thành), ngạch Tham Tá. Ngài mướn nhà ở số 134 đường Bourdais (nay là Calmette). Tại đây Ngài phụng dưỡng mẹ và nhạc mẫu.
Trong một lần họp mặt thân hữu tại nhà Ngài Cao Hoài Sang (phố Hàng Dừa), Ngài Cao Quỳnh Cư đề xuất ý kiến xây bàn để tiếp xúc với các vong linh khuất mặt. Ý này được mọi người tán đồng.
Chơn linh đầu tiên chư vị tiếp được là cụ Cao Quỳnh Tuân, thân phụ của Ngài. Bước kế tiếp, khi chuyển từ xây bàn qua phò Đại ngọc cơ, cũng nhờ người bạn gần nhà Ngài là Ông Phán Tý sẵn lòng giúp đỡ. Ngài Cao Quỳnh Cư được Thất Nương Diêu Trì Cung kết nghĩa, gọi là Trưởng Ca.
Từ đó, công cuộc khai mở nền Đạo Trời lan rộng. Ngày Rằm tháng 3 Bính Dần (1926), Ngài Cao Quỳnh Cư thọ Thiên sắc là Tá Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ. Đến Rằm tháng 8 Bính Dần, Ơn Trên ân ban tổ chức lễ Hội Yến Diêu Trì tại nhà Ngài. Cùng phò loan với Ngài Phạm Công Tắc, tư gia Ngài Cao Quỳnh Cư trở nên nơi độ dẫn nhiều vị chức sắc Thiên phong. Rằm tháng 10 Bính Dần, Đại lễ Khai Minh Đại Đạo tại Gò Kén, Ngài thọ phong Thượng Phẩm; cũng từ ngày ấy Ngài Cao Quỳnh Cư cùng Bà Nguyễn Thị Hương bỏ hết việc đời, dọn nhà lên Tây Ninh trọn lo hành Đạo.
Sau lễ Khai Minh, Hòa thượng Như Nhãn đòi chùa. Theo sự hướng dẫn của Ơn Trên, khi cùng nhiều vị tìm đất cất Tòa Thánh, Ngài Cao Quỳnh Cư gặp một người bạn tên Cao Văn Điện và được giới thiệu mua đất rừng của ông Aspar (người Pháp). Công cuộc khai phá miếng đất rậm rạp hoang vu này đầu công phải kể đến Ngài Cao Thượng Phẩm; vừa cực nhọc trong việc ăn ở giữa rừng, vừa phải điều động dân phu tứ xứ, lại vừa phải đối phó với chủ tỉnh người Pháp. Bà Hương Hiếu kể lại :
"Đức Thượng Phẩm bị người Pháp cật vấn đủ điều, cho tới giờ cúng cũng không vô chánh điện được...vì lúc này Chánh phủ Pháp nghi ngờ, bắt Đạo và bó buộc không cho tụ họp đông"
Gian khổ như vậy, nhưng khi việc khai phá đã tạm xong, Ngài Cao Thượng Phẩm lại bị một số người xua đuổi. Ngài quá buồn, sanh bệnh, lui về an dưỡng ở Thảo Xá Hiền Cung.
Theo lệnh Đức Chí Tôn, ngày 15-10 Mậu Thìn (1928), Hội Thánh rước Ngài Thượng Phẩm về Tòa Thánh nhập tịnh thất (đến 26-12-iệc khai phá Sử 1)
.Do tâm bệnh khó an, thân thể hao gầy, ngày 1-3-Kỷ Tỵ (1929), lúc 11 giờ trưa, Đức Thượng Phẩm đăng Thiên tại Thảo Xá Hiền Cung.
Ngài Thái Thơ Thanh thọ lệnh Ơn Trên xây bửu tháp cho Ngài Cao Thượng Phẩm trước Tòa Thánh Tây Ninh (7.3.Kỷ Tỵ) . Bửu tháp hiện nay đã được xây lại to đẹp hơn.