Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • “Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...


  • Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ ...


  • Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng",  nhất là mục đích ...


  • THU VỀ NHẮN BẠN NỮ LƯU / Chư Tiên Nương Thánh Nữ và Đức Vô Cực Từ Tôn

    Thánh Thất Tân Định Hợi thời rằm tháng 8 Bính Ngọ (29-9-1966) Thi: Thu về vui với cõi trần gian, Nữ giới chen chưn ...


  • "Hòa bình  hay hiệp nhứt, Đức  Thượng Đế đã ban  cho mỗi con từ  khi mới đến trần gian. Con ...


  • Chư hiền đệ hiền muội ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về mục đích tối cao, ...


  • Làm người trên cõi thế là đã mặc nhiên thọ nhận sứ mạng làm người, thay Trời điều hành cai quản ...


  • Đệ Nhị Xác Thân / Quách Hiệp Long

    "Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là ...


  • Hài hòa theo Giáo Lý Cao Đài / Phối Sư Thương Minh Thanh

    Hội Ngộ Liên Tôn chúa nhật 27/10/2013,với chủ đề “Hiệp Tâm vun đắp An Hoà”; tại Trung Tâm Mục Vụ ...


  • Thần tiên diệu bút / Đạt Tường

    Nhân tiết Trung Thu, chúng ta hãy thưởng thức nội dung đạo lý từ lời dạy của Đức Mẹ Diêu ...


  • Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, ...


  • Nho giáo, ảnh hưởng của nó / Trần Đình Hượu

    Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và ...


14/08/2022
DIệu Nguyên

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/08/2022

ĐỐI CHIẾU KINH HÒA BÌNH KI TÔ GIÁO VỚI THÁNH GIÁO CAO ĐÀI

ĐỐI CHIẾU KINH HÒA BÌNH KI TÔ GIÁO VỚI THÁNH GIÁO CAO ĐÀI

https://www.youtube.com/watch?v=nAr_nzBcrTM

Kinh Hòa Bình:Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người

Thánh giáo:Thượng Đế không bảo chúng sinh làm những gì đem đến ích lợi riêng tư cho Thượng Đế và các Đấng Trọn Lành, chỉ dạy bảo chúng sanh phải làm mọi việc thích hợp đạo lý để phục vụ nhơn sanh hầu tạo cõi đời an lạc thái hòa, trong đó có đạo đức tình thương giữa con người và con người đối xử với nhau cho phải đạo để giúp cơ bảo tồn vạn loại cho hợp với đức háo sanh của Thượng Đế mà thôi.

(Đức Đông Phương Chưởng Quản, Trúc Lâm Thiền Điện, 18-7 Kỷ Dậu, 30-8-1969)

Nhớ rằng không phải hiến dâng cho Thượng Đế nhé!

Thượng Đế không bảo ai hiến dâng những gì cho Ngài. Ngài vì nguyên căn, vì nhân loại mà khai đạo cứu rỗi, dạy bảo con người phải hiến dâng cho nhau để tạo cảnh thiên đàng tại thế gian.

(Đức Cao Triều Phát Tiền bối, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 08-7 Kỷ Dậu, 20-8-1969)

 

Kinh Hòa Bình;Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Thánh giáo :Chỗ nào tối, người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý thắp ngọn đuốc sáng. Chỗ nào hầm hố chông gai, có người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý kiêu dũng đem đạo đức đến san bằng. Chỗ nào lạnh lùng băng giá, người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý đem tình thương Thượng Đế đến sưởi hâm ấm áp. Chỗ nào nóng bức, có người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý đem tình nhân loại đến dập tắt dịu dàng.

(Đức Cao Triều Phát Tiền bối, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967)

Kinh Hòa Bình:“Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh”

Thánh giáo:“Các con lo cho đời, cho chúng sanh, nhân quần xã hội, đem lại nguồn an ủi tinh thần cho họ, đem lại sự cơm no áo ấm, nhà ở, trường học, bịnh viện, v.v... Đó là nguồn hạnh phúc cho họ, mà chính là hạnh phúc của các con đó, vẫn vĩnh cửu, trường tồn, mưa không lạt, nắng không phai, trộm không cắp, cướp không giựt, lửa không cháy, phong ba bão táp không hề hấn gì.

(Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn, Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, 04-01 Ất Tỵ, 05-02-1965)

Con chia sớt tình thân nghĩa cả,

Mẹ sẵn sàng ban trả vốn lời,

Miễn là con biết thương người,

Biết đem thanh thế giúp đời độ nhơn.

(Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn, Ngọc Minh Đài, 15-4 Đinh Mùi, 23-5-1967)

Con tu là để giúp đời,

Giúp đời chính thị giúp thời cho con,

Còn trời còn nước còn non,

Còn nhơn sanh khổ con còn gia công.

(Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973)

Kinh Hòa Bình:Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ

Thánh giáo: Hằng ngày mình thường ước mong kẻ khác giúp đỡ phương tiện sinh kế, nâng đỡ con cái học hành, để lời dịu ngọt đối xử với mình, cùng mong Thượng Đế tha thứ tội lỗi và ban ơn cho mình. Hãy lấy tất cả sự ấy ban bố và đối xử với kẻ khác.

(Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Minh Đài, 15-01 Kỷ Dậu, 03-3-1969)

Một khi biết cầu khẩn Đấng Chí Tôn tha thứ lỗi lầm của mình, thì mình hãy thể theo lòng từ ái của Ngài để tha thứ anh em chị em của mình tại thế gian, vì thế gian không phải là một cõi hoàn toàn thánh thiện, nên lắm điều còn ô trược, tránh sao những vấp phải lỗi lầm hoặc nhiều hay ít cũng vậy.

(Đức Đông Phương Chưởng Quản, Trúc Lâm Thiền Điện, 18-7 Canh Tuất (18-8-1970)

 

CHUYỂN THÀNH THỂ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

( Thiện Chí)

Thầy không bảo vì Thầy phụng sự,

Chỉ mong con phuc vụ nhân sanh,

Bằng đạo lý, bằng tình thương,

Con ơi cơ đạo bảo tồn là đây;


Thầy đã đến , đạo khai cứu rỗi,

       Hiến dâng nhau, cho mỗi con người,

      Thiên đàng tai thế con ôi,

      Thương yêu tha thứ, nơi nơi an hòa;


Hãy thắp đuốc sáng lòa chân lý,

Nẻo chông gai, quyết chí san bằng;

Nơi đâu băng giá lạnh lùng,

Sưởi tình Thượng Đế, ấm lòng con tin;


“ Khi hiến thân, khi mình nhận lãnh,”

Hạnh phúc đời cũng chính của con,

Đạo hằng vĩnh cửu trường tồn,

Con ôi chớ tính thiệt hơn đua đòi,


Cơn nắng hạ, hay trời giông bão,

Niềm hy sinh chia áo xẻ cơm.,

Hoặc khi ân oán giận hờn,

Dằn lòng tha thứ để mình được tha;


Con ôi ! Giữ lấy đạo nhà,

Đạo Thầy muôn thuở chan hòa chúng sanh.

 

 

 

 

DIệu Nguyên

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây