Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Bác nhã Ba la mật đa Tâm kinh / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Quán Tự Tại Bồ đề tát dã Lúc vào sâu Bác nhã Ba la, Không nhơn không pháp mới là Phát khai trí ...


  • Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...


  • Thánh thất an ninh / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...


  • Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý

    CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...


  • Đây là một phán quyết phá chấp triệt để của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo. Thuần chơn vô ngã ...


  • Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm ...


  • Đại hạ giá / Huệ Khải

    Đây là chuyện tôi nghe. Ngày nọ người ta kháo nhau quỷ sứ đang bán hàng đại hạ giá. Mọi ...


  • I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the ...


  • DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm

    Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên ...


  • . . .Trở lại với chúng ta, những con người sẽ bước đi trên con đường chí hướng của cô ...


  • Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. ...


  • Lược sử Chiếu Minh / Phan Lương Minh

    Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu  trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui  đem đàn cơ ...


27/03/2012
Hồng Phúc

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 27/03/2012

CON ĐƯỜNG SỨ MẠNG PHỤNG SỰ NHÂN SINH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI


CON ĐƯỜNG SỨ MẠNG PHỤNG SỰ NHÂN SINH
CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI

Đại cuộc cứu độ Kỳ Ba của Đức Cao Đài Thượng Đế đã và đang diễn ra trong thế giới loài người với hai cõi sắc không cùng chung sứ mạng. Những ai đã bước qua ngưỡng cửa Cao Đài là đã thọ nhận sứ mạng thiêng liêng đồng hành cùng Trời Đất thực hiện nhiệm vụ tận độ quần linh, tái tạo cõi dinh hoàn, lập lại đời Thượng ngươn Thánh đức.

I. CON NGƯỜI PHẢI THỰC HIỆN SỨ MẠNG VI NHÂN

Làm người trên cõi thế là đã mặc nhiên thọ nhận sứ mạng làm người, thay Trời điều
hành cai quản thế giới nhân sinh. Thánh giáo Cao Đài dạy rõ:

“Làm sứ mạng vi nhân là giữ vai trò thực hành đạo Tài thành, bớt chỗ dư, bồi chỗ thiếu để làm cho cuộc sống nơi chốn hữu hình có đầy đủ tính chất chân thiện mỹ. Trí tuệ con người thừa hưởng từ khối óc siêu việt của Đức Thượng Đế là để khám phá, phát minh,, làm nên những công trình có ích, phục vụ cho cuộc sống hạnh phúc thế gian. Trời đã tạo sẵn nguồn nguyên liệu vô hạn từ hữu hình đến vô hình để con người hợp tác tìm kiếm, chế tác ra những sản phẩm vật chất cho chính con người thừa hưởng."

Chính từ sứ mạng vi nhân mà mối liên quan mật thiết giữa Trời và người được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Trời ban cho con người một gia tài vĩ đại là nguồn nguyên liệu vô hạn nơi cõi hữu giới, đồng thời cũng chia cho con người trí tuệ siêu việt của Ngài để con người đến cõi trần làm sứ mạng vi nhân là thực hiện đạo Tài Thành, “bớt chỗ dư, bồi chỗ thiếu để làm cho cuộc sống nơi chốn hữu hình có đầy đủ tính chất chân thiện mỹ.” như một người thợ làm vườn sáng tạo cắt xén, vun trồng để biến khu rừng hoang vu thành một ngôi vườn đẹp đẽ với muôn ngàn kỳ hoa dị thảo. Con người đã làm được điều đó.

Ngoài cộng tác đắp bồi đại chúng
Trong rèn tâm nhật dụng thường hành
Tâm này tự thỉ hư linh
Căn trần không nhiễm, vô minh khó tầm”

1- Sứ mạng Nho tông chuyển thế :
Sứ mạng ĐĐTKPĐ còn nhằm dẫn đưa nhân lọai đạt đến cứu cánh « Thế đạo
Đại đồng » tức là xây dựng một xã hội đại đồng, an lạc, không kỳ thị, phân chia trong đó con người sống chung nhau trong tình thương tự nhiên của Tạo hóa để cùng thưc hiện sứ mạng vi nhân. Nhưng trước hết, để giải quyết những bất ổn, mâu thuẫn, xung đột đe đọa dẫn đến một sự tương tàn, hủy diệt trong thế giới loài người, Đức Thượng Đế đã chỉ cho con người sử dụng đường lối Nho tông trị thế mà Đức Khổng Tử đã truyền dạy từ mấy ngàn năm trước.

Tiêu ngữ của Khổng giáo là hai chữ “ Công bình” bao trùm cả Thế đạo và Thiên đạo, có giá trị như là “bí kíp” để con người lần phăng ra con đường đạt Đạo ở cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

Đức Văn Tuyên Khổng Thánh đã chỉ rõ:
Công bình là một yếu tố định lập của vũ trụ, hoá sanh muôn loài, là phương diệu của nhân sanh trong cơ xử thế để thọ hưởng hồng ân của Tạo Hoá mà lập thành chơn vị thiêng liêng nơi cõi gian trần. Đức Công Bình luôn tồn tại trong vũ trụ và vạn sanh. Vì nếu thiếu lẽ công bình là tất cả- hình thức này đến hình thức nọ, trong cõi hữu thể cũng như trạng thái siêu sinh đều dấy động.”

Như vậy, Công bình là lẽ tự nhiên trong trời đất, là động lực giúp vạn vật được hóa sinh và trưởng dưỡng. Nhưng chính con người trong nhiệm vụ “ thế Thiên hành hóa” lại làm mất đi lẽ công bình do bởi lòng người không giữ được sự ngay thẳng , để cho vọng tâm lôi cuốn, chỉ biết đến quyền lợi và sự tư hữu, tạo nên nghiệp quả triền miên từ kiếp này sang kiếp khác, kết thành chuỗi luân hồi vô tận.
Trong Tam Thừa Chơn Giáo, Đức Khổng Thánh dạy:
Công bình lẽ phải muôn thu;
Là phương giải khổ trần tù thế gian
Một bửu thức nhân hoàng định lập
Một pháp đồ chiêu tập toàn linh
Sử đời tạc dấu anh minh-
Khuôn thiên điểm nhuận, ánh huỳnh sáng soi.”


Qua lời dạy của Đức Khổng Tử, rõ ràng “ Công bình” có một giá trị hết sức vĩ đại có khả năng chuyển lọan thành trị, thích hợp trong cơ tái tạo dinh hòan lập đời Thượng nguơn Thánh đức, và đó là căn cơ nền tảng để Đức Cao Đài sử dụng trong buổi cuối cùng của chu kỳ vũ trụ với vai trò“Sứ mạng Nho tông chuyển thế”. Trong một ý nghĩa nào đó, “công bình” chỉ là bước đầu cho người tập tành đi tìm Đạo, nhưng đích điểm cuối cùng vẫn phải là vong ngã để đạt hạnh “Từ bi” như lời dạy của Đức Giáo Tông:

“Chủ thuyết ấy chơn thuần vong ngã,
Trải mình cho thiên hạ làm nên;
Bảo sanh nhân nghĩa là nền,
Đại đồng nhân loại vững bền nước non.”

2. Thực hiện thế nhân hòa:

Để cứu vãn tình thế, lập lại trật tự an bình cho cuộc sống thế gian, để con người còn có cơ hội quay về bến khởi nguyên, hầu làm tròn sứ mạng đã ước hẹn với Đấng Cha Trời từ buổi ra đi, không còn con đường nào khác hơn là phải cấp bách đi tìm phương thức thực hiện cho được thế Nhân Hòa.

Đường lối nhân hòa đã được khai triển từ một thực thể Đạo cứu thế do Đức Thượng Đế Chí Tôn khai mở, phải là một mô hình khả thi với phương thức thực hiện khả thi nằm trong khả năng con người. Tuy nhiên, không phải dễ dàng, đơn giản, bởi vì lịch sử nhân loại đã cho thấy từ xưa đến nay, con người trên thế giới này đã đưa ra biết bao nhiêu phương cách và đường lối để mưu cầu hòa bình cho nhân lọai, nhưng chưa bao giờ hòa bình được hiện hữu. Chỉ vì ý đồ hòa bình nhằm phục vụ lợi ích cho thiểu số quốc gia, phe nhóm như lời dạy của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo:

Tại làm sao đang giữa lúc nhân lọai đang đứng gần hố thẳm của tử thần, người người đều nói hòa bình, mong muốn hòa bình, vận động hòa bình; càng vận động hòa bình càng chiến tranh nhảy vọt,càng hô hào hợp tác sống chung lại càng rẽ chia ly tán. Như vậy, tài trí có bạt chúng siêu quần đến đâu, mà vẫn còn cái ta nhỏ hẹp, cái ích kỷ tầm thường cho cá nhân cùng phe nhóm, thì dầu có hô hào vận động muôn đời, thì nhân loại trong cảnh loạn lạc rẽ chia vẫn triền miên chia rẽ loạn lạc.”

• Tạo thế nhân hịa từ bản thân mỗi cá nhân:
Do vậy, theo giáo lý Cao Đài, muốn thực hiện được thế Nhân Hòa, điều kiện tiên quyết là phải có những con người thực sự giác ngộ dám dấn thân dẹp bỏ bản ngã ích kỷ hẹp hòi trong chính con người mình để cùng chung tay kiến tạo một xã hội kiểu mẫu làm tiền đề cải thiện mọi xã hội nhân sinh. Đồng thời phương thức thực hiện phải phù hợp với thực tế, đáp ứng được những khao khát của đại đa số nhân sinh. Đức Lê Đại Tiên đã dạy:

Điểm nhắm gần nhứt của vấn đề nhân hòa là cải thiện xã hội hiện tại, làm thế nào những cá nhân tự tạo thế nhân hòa. Thứ nhứt là tạo được niềm tin tưởng để sống không lo âu trước một áp lực, một tương lai sớm muộn ân oán thâm thù. Một phương cách có được là khi nào nó hợp thức với nhân bản, thỏa ứng với xã hội. Con người chỉ chấp nhận nó khi cảm thấy tâm linh và đời sống được bảo đảm một cách thiết thực trong xã hội ấy. Một lý thuyết mơ hồ chơi vơi không thích hợp đa số quần chúng đều không thể đứng vững và lâu dài. Đặt nền móng cho công cuộc trường cửu, không gì tốt hơn là nhắm đúng vào những cần thiết, những thiếu thốn băn khoăn của đại đa số nhân sinh hiện tại” .

Người giác ngộ là người tự xây dựng bản thân trở thành một biểu tượng sống thực tế về thế Nhân hòa để thuyết phục dẫn dắt tha nhân cùng thực hiện Nhân hòa như lời dạy của Đức Vân Hương Thánh Mẫu:

Không vào đời, độ đời sao đặng,
Không hòa người, người chẳng hòa ta;
Muốn cho đắc thế Nhân hòa,
Từ trong nội bộ, mới ra đại đồng
.”

Tạo được thế Nhân hòa cho chính bản thân cũng chính là giải thóat cuộc sống tinh thần khỏi những buộc ràng phiền não của chốn thế gian, thực hiện công cuộc tiến hóa tâm linh, trở về với Đạo. Đức Lê Đại Tiên đã nhắn nhủ:
“Hãy sẵn sàng đi hỡi những con người giác ngộ. Hãy tự nguyện chuẩn bị hành trang tập trung vốn liếng. Con đường dài đã vạch ra trước mặt. Hãy lên đường, hãy thoát ra vùng cát bụi âm u phủ mờ những tham vọng tương tranh để nhìn lên bầu Trời quang đãng. Mở rộng cửa lòng đón nhận ánh hiếu sinh soi rọi phá tan bức màn đen đặc đang ngấm ngầm gây nhiều vết thương tương tàn cốt nhục. Đạt thế nhân hòa sẽ thành đạo”

Muốn làm được điều này, việc đầu tiên là con người phải tập tu thân, trau giồi ngũ đức học làm người quân tử theo Khổng giáo để cá nhân mình hòa với mọi người. Đức Cao Triều Phát đã xác nhận:
“Lòng tín, thành, lễ, nghĩa là động năng tạo thế Nhân hòa.”

Hay trong giới luật Tứ Đại Điều Qui có ghi: “Lấy lễ hòa người.”
Chữ “Lễ” nơi mỗi cá nhân cũng bao hàm ý nghĩa phải giữ đúng vai trò, vị trí của mình theo nguyên tắc “Chính danh” của Khổng giáo, thể hiện “phụ từ, tử hiếu” trong đạo cha con, “quân minh, thần trung” trong đạo vua tôi, “phu thê hòa ái” trong đạo vợ chồng.

Đối với người tín đồ Cao Đài đã bước vào Thiên Đạo Đại Thừa, tạo thế Nhân hòa từ bản thân còn có nghĩa là tự điều tiết chế ngự bản thân bằng công phu- luyện kỷ để tự thắng mọi tham vọng thường tình nơi con người của chính mình, cũng là phục hồi nhân bản nội tại nơi mình, để tìm thấy sự an lạc trong sự giải thóat khỏi lục dục thất tình, đồng thời tạo cũng là dọn mình trong sạch để thọ nhận sự hộ trì của các Đấng Thiêng Liêng làm gia tăng năng lực độ tha, cứu thế trong quá trình thực hiện việc tạo thế Nhân hòa.

• Cảm hóa người bằng tình thương:

Bản chất của Nhân hòa là sự hòa ái, hòa hiệp, cảm thông; cho nên tạo thế Nhân hòa là phải đến với người khác bằng tình thương, bằng sự hợp tác cởi mở chân thành, để cảm hóa họ đi theo con đường mà minh đang đi như lời Đức Quan Thánh Đế Quân đã dạy:
“Mình muốn người khác thương mình, trước phảitự mình thương người đã. Đừng ngồi một chỗ kêu gọi thiên hạ đếnvới mình, mà phải bản thân mình đến với thiên hạ trước đã. Đừng bảo hặoc yêu cầu ai thương mình, nếu trong khi đó mình thiếu tác phong cử chỉ hành động đối với họ. Đừng sợ người ta không thương mình,chỉ tại e mình thiếu tác phong nhân cáh phẩm hạnh đạo đức để được xứngđáng cho người ta thương mà thôi. Đừng sợ không ai hợp tác với mình,chỉ ngại mình không có nhiệt tình muốn hợp tác với người ta.Cũng như đừng sợ phí kiếp tu hành mà không đắc Đạo, chỉ ngại cho mình không thiết tha hành đạo lập công bồi đức và tu học mà thôi.”

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI THỰC HIỆN SỨ MẠNG

1. Tâm Hạnh Đức Tài
Tâm: là tâm chuyên nhứt , không vọng cầu, trọn vẹn niềm tin vào con
đường chân lý mình đã chọn cho dù bao nghịch cảnh trái ngang, hay bị khảo đảo muộn phiền. Đây là yếu tố rất quan trọng vì người tín đồ Cao Đài có đi trọn con đường để hoàn thành sứ mạng thiêng liêng hay không là do tâm có vững vàng chuyên nhứt hay không.

 Hạnh: là nết na, tư cách, tác phong đạo hạnh, lời nói, cử chỉ biểu lộ được
hình thành bởi tính nhẫn nhục, lòng khiêm tốn, đức phục thiện. Để đạt được Hạnh, đòi hỏi quá trình luyện kỷ, kiên nhẫn, sửa đoan từ tánh xấu ra tốt.

 Đức: Là phần âm chất vô hình có được do những việc làm có lợi cho tha
nhân, cho xã hội. Để đạt được Đức phải thực hành công quả trong tinh thần vô công vô kỷ, vô lợi, vô danh như lời dạy của Đức Cao Triều Tiền Bối:
“Hãy lấy làm niềm vui khi làm cho kẻ khác. Hãy lấy làm hãnh diện khi xả thân cho tha nhân.”

Và Đức Lê Đại Tiên cũng xác nhận:

"Quên mình độ chúng thoát vòng trần
Một quả công dày một đức ân.
Chưởng giống thiện căn toàn đất Việt,
Lo chi chẳng đắc phật tiên thần
."

Tài: kiến thức có được để giúp đỡ người khác và khả năng để làm mọi việc.
Phương cách duy nhất để có được Tài là sự học hỏi, cùng với tinh thần cầu tiến chịu khó, không chịu lùi bước trước bất cứ một khó khăn nào. Hãy tâm niệm, thiên tài chỉ là kết quả của một quá trình học hỏi, chịu khó nghiên cứu; và nơi thế gian này , không có cái học nào vô ích, nhất là học về đạo lý
Tâm và Đức là hai phần cốt lõi. Tâm chuyên nhứt có thể làm nên đạo hạnh viên dung. Sự nhứt tâm thực hành sứ mạng sẽ dẫn đến việc cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tạo cho mình một cái Tài, từ đó tạo được cái Đức khi phụng sự Đạo, phụng sự cuộc đời để làm nền tảng cho việc tu học.

2-Nhân- Trí- Dũng
 NHÂN:
"Nhân là thương khắp muôn loài vạn chủng
Không phân biệt nòi giống lạ hay quen;
Cũng không chia cao thấp sang hèn,
Thương kẻ ghét mình mà lo tế độ."

Người tín đồ Cao Đài phải trang bị cho mình một tấm lòng bác ái, bao dung rộng mở, không chỉ thương người đồng loại mà còn thương cả chúng sanh muôn loài, bởi vì ý thức rằng tất cả tuy trình độ tiến hóa khác nhau nhưng cùng chung một cội nguồn Thái Cực. Từ tình thương đó sẽ không còn những chia cách phân biệt giống nòi, màu da, sắc tóc hay so đo kỳ thị giai cấp, chủng tộc sang hèn. Bởi vì tất cả con người đều có một giá trị tinh thần ngang nhau, đều có khả năng tiến hóa đến mức cao như nhau. Hơn thế nữa, để thể hiện đức Nhân, Người tín đồ Cao Đài còn phải thương kẻ ghét mình để mà giúp đỡ, cảm hóa, hoàn thiện họ, làm tròn lời dặn dò của Đức Lê Đại Tiên:
"Khăn tu lau ráo ngàn mi ướt,
Ao đạo phủ choàng vạn cốt khô"

 TRÍ:
"Trí là biết tri hành mà thoát khổ,
Biết lòng người và biết chỗ thị phi,
Biết những gì phải trái bỏ đi,
Biết tiến thoái, biết tùy doi nương vịnh."

Người tín đồ Cao Đài là người phải có trí, có sự hiểu biết sâu sắc để nhận rõ phải quấy, chánh tà đặt trên cơ sở Trung Dung của Khổng giáo với chữ Tri và chữ Thời, để luôn luôn giữ được ngôi Trung Chính. Người Quân tử không sống với cái khôn, cái dại mà sống với cái Biết. Biết ta, biết người, biết tiến, biết thoái đúng thời đúng lúc. Đức Mẹ hằng nhắn nhủ con cái của Ngài trên đường sứ mạng:

"Phải hiểu Đạo là uyển chuyển thiên biến vạn hóa, tùy cơ mà phổ độ, tùy hoàn cảnh thực tại mà linh động uyển chuyển tác dụng cho hợp thời đúng lúc, tùy trình độ căn trí mà biện minh phân giải, thuyết lý độ đời (…) Thí dụ cũng một lời nói, nhưng với người này thì áp dụng được, với người khác thì không áp dụng được. Cũng một lời nói, nhưng ngày nay nói được mà ngày mai hoặc hôm qua không nói được. Nghĩa là dầu lời nói, dầu việc làm phải đúng chỗ, đúng lúc mới kiến hiệu.

 DŨNG:
" Dũng Là biết chế kềm vọng tánh,
Dám đoạn trừ bất chánh nơi tâm,
Dám hi sinh vì đạo nghiệp mà làm,
Dám chuyển hóa lòng tham sân si dục."

Người tín đồ Cao Đài không chỉ có lòng Nhân, đức Trí mà còn phải có cái Dũng. Đó là sự đại hùng, đại lực, cương quyết dứt bỏ lòng tham dục riêng tư, đoạn tuyệt với những tư tưởng thấp hèn của phàm ngã; không chỉ dám từ bỏ quyền lợi vật chất mà còn dám hi sinh cả thân mình để hiến dâng cho nhân quần xã hội và sự nghiệp đạo đức:
"Nguyện đem cả tài danh quyền chức,
Nguyện xem thường vật chất hồng mao.
Quyết tâm xây dựng phong trào,
Hoá hoằng chánh pháp xóa màu tang thương."

IV. CON ĐƯỜNG THỰC HIỆN SỨ MẠNG CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Con đường thực hiện sứ mạng của người tín đồ Cao Đài bắt đầu từ những công việc rất bình thường trước hết là để tự độ, tiến đến độ tha, phục vụ nhân sinh và tu giải thoát bằng Tân pháp Cao Đài

1. Giữ tròn giới quy
+Ngũ giới cấm
Tân Luật (chương 4, điều 21) qui định: “Hễ nhập môn rồi phải trau giồi tánh hạnh, cần giữ ngũ giới cấm.”
+Tứ đại điều qui
Tân Luật (chương 5, điều 22) qui định: “Buộc phải trau dồi đức hạnh giữ theo tứ đại điều qui.”

2.Quán xét bản thân :
Để bắt đầu một đời sống Đạo của người tu hành. Thường xuyên, kiểm điểm
bản thân, để khắc phục những điều sai lầm, bổ sung những điều thiếu sót, phát huy những đức tính tốt đẹp để tiến đến hoàn thiện hóa bản thân. Đây chính là sự thực hiện đạo Tài Thành ( không phải làm những điều lớn lao, phát minh khám phá những điều bí ẩn)

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã chỉ rõ 5 điểm:

1. Bản thân mình, mình có được tự làm chủ nhơn ông, thắng thất tình lục dục, có đặt trọn niềm tin đi đến mức cuối cùng của một vấn đề nhân nghĩa đạo lý khi mình đã quyết định buổi đầu tiên, hay còn bị chi phối về điểm vui đâu chúc đó.

2. Đối với gia đình, mình có được vẹn tròn nhân luân đạo nghĩa, chung thủy phu thê, phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ cung.

3. Đối với tình nước non dân tộc, mình có được một công dân tốt chăng ?

4. Đối với quan niệm Tôn giáo và đạo lý: Kiểm điểm lại sự chay lạt cùng những thường thức trong khuôn khổ đạo đức mà luật lệ kinh sách đã đặt cho mình.

5. Và cũng là điểm chót : Nếu là sứ mạng lèo lái con thuyền đạo, thử xem mình có làm được những gì ích lợi cho cơ quy nguyên đạo trước tình thế hiện thời

3-Tu học:
Trên lộ trình thực hiện sứ mạng, người tín đồ Cao Đài không thể bỏ qua vấn đề tu học, học giáo lý, học tất cả những gì có ích lợi cho cuộc sống làm người, vì học chính là bệ phóng giúp cho người tu trau dồi trí tuệ, làm giàu kiến thức, tư duy, dẫn đến sự sáng suốt.
“Học mà không tu như đọc thuộc lòng một bản thực đơn mà không thực phẩm; còn tu mà không học ví như người mù đi đêm. Học tu, tu học phải đi đôi. Trong việc tu học, không phải chỉ một mình đi một nẻo, mà phải hợp quần, anh dìu em, khuyến khích, chỉ đàng dẫn lối, mới có thể tránh khỏi những lúc vì vật dục sở tế mà xa cách bổn nguyên. Vì vậy mà phận làm anh chị lớn trong địa phương phải vạch một con đường hướng để đoàn hậu tấn noi theo .

4-Thực hành pháp môn:
Khai sáng tôn giáo Cao Đài, Đức Thượng Đế đã ban cho người tín đồ Cao Đài pháp môn Tam công: Công quả, Công trình, Công phu. (Phần Tam công sau này sẽ có tham luận riêng)

KẾT LUẬN.-
Con đường tu hành hoàn thành, người tín đồ sẽ đạt được đến chỗ phi thường mặc dù không đòi hỏi người tín đồ phải tài năng siêu việt, đội đá vá Trời, chỉ cần người tín đồ Cao Đài thành thật với chính mình, quyết tâm tu hành giải thoát, kiên trì làm đúng theo những gì Ơn Trên đã dạy thì con đường sứ mạng sẽ viên thành, để con người đoạt cơ giải thoát, bước vào cõi siêu xuất thế gian, dứt khỏi luân hồi sanh tử.

Chỉ cần một Tâm chuyên nhứt, tất cả sẽ thành công vì Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã xác nhận:

“Chư hiền cứ tận dụng khả năng tu học của mình để hành sự theo trình độ và duyên nghiệp, Ơn Trên sẽ an bài cho mỗi người về đường tu hành. Chớ so sánh rằng người kia công quả ít oi mà được thọ những pháp tu cao cả rồi sanh lòng mong muốn, muốn cho mình đạt tới như vậy. Đừng thấy những người bôn ba trên trường xã hội lập nên những sự nghiệp đáng kể lưu lại ích lợi cho đời rồi cũng sanh lòng mong muốn, muốn cho mình làm được như vậy. Cùng một con người, cùng một tánh thể, mà có hai ý muốn, như vậy là lầm, không đến đâu cả chư hiền.
Bởi thế cho nên, với vai trò hiện hữu của chư hiền, nên lo cho xong đi, thời gian sẽ giải đáp tất cả những ẩn lòng của chư hiền trên đường tu học nếu có tâm thành chí quyết ./.




Hồng Phúc

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây