Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
07/11/2006
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010

Tu cứu cửu huyền thất tổ

Chân Truyền Lý Đạo Kỳ Ba

Tu Cứu Cửu Huyền Thất Tổ


Thuở ban sơ ấy khi Cao Đài Giáo còn trong giai đoạn phôi thai của thời kỳ tiềm ẩn ban đầu, lời Thánh ngôn dạy đạo lần đầu tiên"Xin quý ông nhớ ngày 02.1.1926 Thầy khởi dạy Đạo." Hương Hiếu, Đạo Sử Xây Bàn, Q. I, tr. 36.có đề cập đến việc tu cứu độ cửu huyền thất tổ, một khía canh tác dụng thể hiện tính Đại Ân Xá Kỳ Ba của tân pháp Cao Đài, là lời của Đức Chí Tôn dạy cho bà Nguyễn Thị Hiếu -- hiền nội của ngài Cao Quỳnh Cư trong một đàn cơ vào trung tuần tháng 11 năm Ất Sửu. Chính bà CưTên bà là Nguyễn Thị Hiếu nhưng tên trong khai sanh là Nguyễn Thị Hương. Bà có mặt và làm điển ký trong các buổi xây bàn. Vậy chính bà là nữ tín hữu Cao Đài đầu tiên. Về sau bà được ân ban phẩm Giáo Sư với đạo danh Hương Hiếu. Sau nhiều năm hành đạo lập công dẫn dắt nữ phái, bà được ân phong phẩm Đầu Sư.đã ghi lại trong quyển Đạo Sử Xây BànVào đầu tháng 6 Ất Sửu (1925), việc xây bàn được thực hiện tại Sài Gòn với 3 vị đầu tiên là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang.như sau:

"Mme Cư bạch với Thầy rằng: Má con mắc ở xa làm sao con đi độ được?

"Thầy: Hiếu! Con biết một lòng tu niệm, đạo đức của con đủ cứu cửu huyền thất tổ rồi, huống là mẹ con. Để Thầy định đoạt. Con đừng lo buồn."Tháng 11 Ất Sửu (4 janvier 1926).

Nhận xét:


- Hai ngày sau khi khởi sự dạy đạo cho quý vị thuộc nhóm Xây Bàn, Đức Chí Tôn đã dạy lý Đạo căn bản cho việc cứu độ cửu huyền thất tổ.

- Đó là một lòng tu niệm, đi độ [dẫn] nhơn sanh.

Phương cách căn bản này cần được tín hữu Cao Đài hiểu và thực hành như thế nào?

I.Lý Đạo Của Việc Tu Cứu Cửu Huyền Thất Tổ

1. Thành Tâm làm lành lánh dữ

Theo tài liệu Thánh Ngôn Sưu Tập của Tây Ninh. Vào buổi sơ khai của nhà Đạo, thuở mới lập Đạo vẫn còn trong thời kỳ tiềm ẩn ban đầu, khi đó số tín đồ chỉ mới được vài chục người, Đức Chí Tôn có dạy một ông tên là Mắt [Tư Mắt] trong đàn ngày 25 tháng Giêng Bính Dần (09-3-1926) như sau:

"Mắt, nghe dạy: (…) Ngươi muốn biết đặng cha ngươi thế nào, hỏi nơi ngươi. Hễ tu thì cứu đặng cửu huyền thất tổ. Ngươi là hiếu hạnh, chẳng lẽ để cha mẹ chịu đoạ A Tỳ. (…)

"Ngươi phải ăn năn, khuyến thiện và tu tâm dưỡng tánh đặng độ nó và ngày sau qui vị mà đặng khỏi đọa luân hồi. Nghe và tuân lịnh dạy.

"Tâm thành của ngươi mới đặng mà thôi. Ngươi muốn vậy, làm lành lánh dữ. Ngày nào đặng vậy, Ta sẽ cho cha ngươi về nói lại cho ngươi biết." Đức Chí Tôn, Thánh Ngôn ST I - Tây Ninh số 12. NguyễnVăn Hồng, 01-10-1926 (25-8 Bính Dần).

Nhận xét:

Lời của Thầy dạy cho chúng ta 2 ý.

- Thứ nhứt là lòng thành trong câu kinh Niệm Hương: "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp".

- Thứ hai là làm lành lánh dữ trong bài Khai Kinh: "Gốc bởi lòng làm phải làm lành".

2. Tích cực cầu nguyện và làm công quả

Ngày 28-8-1926 khi thân mẫu của Ngài Nguyễn Trung Hậu tạ thế, Chư Tiền Khai cầu Thầy hỏi về cách cử hành tang lễ. Thầy dạy:

"Trung, con tức cấp xuống Cần Giuộc biểu Tương về và cả chư môn đệ Thầy hội lại cho đủ mặt.

"Phải nhớ biểu Lịch lên, nói với nó Thầy cần dùng 4 vị chức sắc Minh Đường cầu kinh cho mẹ Hậu. Phải có đủ mặt Lễ Sanh mà làm đại lễ cho mẹ nó.

"Con Trung, con viết một lá sớ như vầy:

"Lịnh Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát hứa dữ Địa Tạng Vương Bồ Tát khả thâu chơn hồn thị … tử … nhựt … ngoạt … niên, giam tại vọng Thiên Cung. Chờ công quả Hậu mà thăng lần lên."

"Đưa cho Tắc câu chú, nó đọc mà đốt sớ. Bốn thầy Minh Đường cứ tụng kinh cầu khẩn."

Ngài Nguyễn Trung Hậu có ghi chú dưới Thánh ngôn trên: "Đám tang này là đám táng đầu tiên làm theo nghi lễ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và có đủ tất cả chư chức sắc trong Đạo đi đưa." Lịch Sử Đạo Cao Đài, Q. 1: Khai Đạo, tr. 261, CQPTGLĐĐ xuất bản 2005.

Nhận xét:

Chúng ta lưu ý đến lời của Thầy: "Thầy cần dùng 4 vị chức sắc (…) cầu kinh." và "Chờ công quả Hậu mà thăng lần lên".

Qua đây chúng ta thấy muốn cầu siêu thoát cho cửu huyền thất tổ phải thực hiện việc đọc kinh cầu nguyện. Nhưng nếu chỉ đọc kinh thôi cũng chưa đủ, mà cần phải có ý thức đến việc làm công quả để hồi hướng cho vong linh.

a. Việc cầu kinh trong Cao Đài Giáo, phải đọc những kinh gì?Chúng ta hãy nghe lời hướng dẫn của Đức Quán Thế Âm cho một đạo hữu tên Cát ở Tây Ninh:

"Bần Nữ vì cảm thương lòng thành của thiện tín mà chỉ dẫn cho đôi điều. Từ đây, thiện tín khá luôn luôn tụng Di Lạc Chơn Kinh cho người. Phải luôn tụng Cầu Siêu và Cầu Hồn đặng rửa bớt sự nặng nề cho vong linh.

"Còn âm chất thì càng nhiều lại càng hay. Phương độ rỗi ấy là nhờ nơi lòng hiếu nghĩa của thiện tín mà làm giảm bớt phần nghiệt chướng nơi cõi thiêng liêng cho nhũ mẫu thiện tín.

"Nhưng thiện tín cũng nên biết rằng, khi đã độ rỗi được vong linh kẻ tội lỗi thì âm chất của thiện tín cũng đã sang bớt cho vong linh ấy chút ít rồi. Như vậy, thiện tín cần phải lập công đức thêm đặng bù vào chỗ đã mất. Đó là chỉ nói về sự độ rỗi vong linh của kẻ thân thuộc mà thôi." Đức Quán Thế Âm, Thánh Ngôn Sưu Tập II - Tây Ninh số 67. Nguyễn Văn Hồng, Thanh Trước Đàn, 30-3 Tân Mão (05-5-1951).

b. Vậy chúng ta cần phải làm những gì để có thêm công đức hầu có thể chia sớt cho vong linh cửu huyền thất tổ của mình và bù đắp lại phần đã mất?

Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng đã dạy phải làm âm chất và làm công quả. Nhưng làm âm chất và làm công quả như thế nào mới đạt được hiệu quả có được công đức? Đàn tiếp theo sẽ giúp chúng ta có lời giải đáp.

3. Dù cho cầu siêu với lễ phẩm linh đình mà tâm "lo lót" Thần Tiên nên vẫn không có hiệu quả. Trái lại, cần phải ý thức thực hành việc độ dẫn nhân sanh trên đường đạo đức.

Đó là lời của Đức Chí Tôn dạy cho bà Lâm Hương Thanh Về sau, bà trở thành Nữ Phối Sư đầu tiên hướng dẫn Hội Thánh Nữ Phái. Khi bà vừa liễu đạo liền được thăng phong lên Đầu Sư. Sau đó tượng bà được đắp ở mặt tiền Đền Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh. vào ngày 25-8 Bính Dần, hai ngày sau khi hơn 240 đạo hữu tập hợp soạn thảo Tờ Khai Tịch Đạo:

"Lâm Thị con ôi! (…) Kìa, Quan Âm Bồ Tát đang châu mày đổ lụy mà cầu nguyện cho con, cầm sẵn tờ hịch chiếu cầu rỗi cho mẹ con, (…) Con nên thật lòng trông cậy nơi Thầy.

"Con ôi! Bao nhiêu của thế gian con đã đổ, đặng cầu siêu rỗi cho mẹ con mà chẳng đặng! Duy nhờ từ ngày con biết thờ phượng Thầy mà mẹ con đã vào Bạch Thiên Cung Án. Con đâu thấy điều ấy cho đặng.

"Tự nơi con, bởi công con mà cửu huyền thất tổ con đặng rỗi. Con phải hiểu biết, vì hiếu của con mà Thầy càng thêm luyến ái.Thầy khuyên con một điều là phải bỏ phận vinh hoa mà cam nâu sồng khổ hạnh. Ngày vinh hiển thiệt của con chẳng phải nơi chốn hồng trần vô vị nầy.

"Con thương Thầy, con tưởng lấy con, lo độ rỗi cho Thầy lập thành nữ phái. Thầy trông cậy nơi con, cũng như con trông cậy nơi Thầy. Cha con hiệp đồng thì đủ quyền thế mà cải số Nam Tào chánh thức, con hiểu à! Con an tâm. Thầy đủ quyền hành đặng làm cho con đắc thành chánh quả đặng độ rỗi cửu huyền thất tổ con, con tưởng chắc vậy chăng?" Đức Chí Tôn, Thánh Ngôn ST I - Tây Ninh số 30. NguyễnVăn Hồng, 25-8 Bính Dần (01-10-1926).

Nhận xét:

a. Nội dung của đoạn Thánh ngôn trên cho chúng ta thấy tiền của mà bà Lâm Hương Thanh đã bỏ ra rất nhiều để cầu xin siêu rỗi cho mẹ nhưng không hiệu quả.

- Qua một vài tài liệu Đạo Sử, khá nhiều người biết bà Hương Thanh giàu đến mức độ nào với cả rương vàng bạc châu báu! Và những từ mà Đức Chí Tôn dùng là đã đổ giúp cho chúng ta có ấn tượng mạnh mẽ để ý thức rằng vật chất của cải ít có giá trị trong việc cứu cửu huyền thất tổ.

Trái lại, một lần nữa chúng ta thấy bóng dáng của yếu tố lòng thành, tín qua lời khuyên của Thầy: "Con nên thật lòng trông cậy nơi Thầy".

- Vào khoảng hai tuần sau, Đức Chí Tôn có dạy:

"Thánh xưa có nói rằng: Thiên địa vô tư, thần minh ám sát. Bất vị tế hưởng nhi giáng phước, bất vị thất lễ nhi giáng họa. Cái cách cầu siêu là thế lo lót. Mà Đấng Chí Tôn đâu thọ hưởng của lo lót bao giờ. Chánh Đạo vì cớ mà phân biệt giả đạo. Chưchúng sanh cứ lấy chơn lý mà phân biệt." Đạo Sử Xây Bàn, Q. II, số 106, Hương Hiếu, đàn 08-10 Bính Dần (12-11-1926).

b. Lời tiếp theo của Đức Chí Tôn "Duy nhờ từ ngày con biết thờ phượng Thầy mà mẹ con đã vào Bạch Thiên Cung Án (…). Tự nơi con, bởi công con mà cứu cửu huyền thất tổ con đặng rỗi" giúp cho chúng ta tin rằng từ khi nhập môn vào đạo Cao Đài rồi thờ phượng Thầy, thực hành Tam Công (công quả, công trình, công phu) giúp đời, rèn luyện đức hạnh, siêng năng cúng kính, tu chơn, v.v… thì chúng ta đã khởi đầu được việc cứu cửu huyền thất tổ. Lời Thầy dạy "tự nơi con" nhắc nhở chúng ta cần phải "tự cường bất tức" nghĩa là không ngừng nỗ lực trên đường bồi công lập đức.

Đức Chí Tôn lại dạy tiếp: "Con thương Thầy, con tưởng lấy con, lo độ rỗi cho Thầy lập thành nữ phái. (…) Thầy trông cậy nơi con, cũng như con trông cậy nơi Thầy. Cha con hiệp đồng thì đủ quyền thế mà cải số NamTào chánh thức, con hiểu à!"

Chúng ta phải suy gẫm, để ý thức rằng một khi đã tin Thầy, tin vào con đường cứu độ Kỳ Ba thì phải gắng công lo phổ độ nhơn sanh. Trời đã ban cho Đại Ân Xá Kỳ Ba thì người tín hữu hãy hiệp tác cùng nhau và Thiên Nhân hiệp nhứt ra sức thực hành sứ mạng. Công đức này "đủ quyền thế mà cải số NamTào chánh thức". Đoạn Thánh ngôn này thể hiện thêm những khía cạnh khác của lý Đạo là lòng tin và lòng hòa hiệp trong câu kinh "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp".

4.Làm âm chất:kín đáo âm thầm làm công quả chứ không phô trương.

Sau ngày Lễ Khai Minh Đại Đạo được hơn một tuần, trong khi cuộc lễ ra mắt của tân tôn giáo Cao Đài đang diễn ra ở Gò Kén, Tây Ninh, Đức Chí Tôn một lần nữa lại dạy ông Mắt:

"Mắt! Thầy dặn con cứ nghe lời Thầy. Con nghe, Thầy giúp con. Làm công quả đặng chuộc tội cho cha con và cứu cửu huyền thất tổ con. Song tùy theo con chớ Thầy cũng phải giữ lẽ công bình." Đức Chí Tôn, Samedi 27 Novembre 1926 (23-10 Bính Dần).

Nơi đây chúng ta thấy Đức Chí Tôn dùng đến từ công quả theo ý nghĩa kết quả có thể cứu cửu huyền thất tổ. Nhưng làm công quả gì và làm như thế nào thì cứu được cửu huyền thất tổ? Thầy dạy tiếp:

"… Chừng nào con làm đủ âm chất, Thầy sẽ cho Cha con nhập cơ mà hội diện với con. Nghe à (…) Cười." Đức Chí Tôn, Samedi 27 Novembre 1926 (23-10 Bính Dần).

Nhận xét:

Một lần nữa từ âm chất được nhắc đến. Thế nào là làm công quả âm chất? Nói một cách đơn giản, đó là giúp đời với tâm vô cầu. Vì thế khi làm công quả không phô trương, tay phải làm mà không cho tay trái biết, không mong và cầu nguyện để bản thân hay gia đình được hưởng kết quả chi cả. Làm vì thấy đó là lẽ phải là đạo lý phải làm, làm với tâm hồn an nhiên thanh tịnh.

Bên cạnh những việc làm âm chất đó, chúng ta phải:

Chữ quả công phải nhớ nằm lòng,

Đường phổ độ gia công mà tiến tới.

để có được công đức hầu cứu độ chính mình và cửu huyền thất tổ.

Chúng ta hãy tìm hiểu tiếp từ kho tàng Thánh ngôn vào thuở Cao Đài Giáo vừa mới chính thức công khai trổ mặt với đời.

5."Người tu độ kẻ khác. Độ kẻ khác là độ chính mình. Độ mình là độ cửu huyền thất tổ."

Trong khi công cuộc hoằng khai Đại Đạo vẫn đang diễn ra tại Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh), phần đông chư chức sắc đại Thiên phong đều lưu lại đó để lo độ nhơn sanh nhập môn cầu Đạo rồi lo hướng dẫn các tín hữu mới về nghi thức lễ bái cùng học hỏi những lời Thánh ngôn ban sơ của Đức Chí Tôn. Ngày 23-11 Bính Dần, mười ngày trước ngày giỗ của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn (03-12), Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt thế danh Lê Văn Lịch. có lời xin phép Đức Chí Tôn để được trở về Vĩnh Nguyên Tự lo cúng giỗ, Đức Ngọc Đầu Sư được Thầy dạy:

"Lịch: xin cúng cơm cho ông Lão.

"Đặng. Cười … Nếu Thầy định thì Thầy sẽ dạy con đừng cúng kiến chi hết, vì Chơn Nhơn chẳng còn hưởng của phàm bao giờ. Con làm tiệc đãi, chớ chẳng nên gọi cúng." Đức Chí Tôn, Đạo Sử, Hương Hiếu, 23-11 Bính Dần (1926).

Đúng ngày giỗ, nhiều người tề tựu về Vĩnh Nguyên Tự. Đàn cơ ngày hôm đó Đức Chí Tôn cho Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn là cha của Đức Ngọc về dạy:

"Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Namphương. Hỉ chư môn đệ.

"Lịch, Ngã nhậm ngôn. Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn nhập cơ, Lê Văn Tiểng.

"Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn giáng cơ. Hỉ chư đạo hữu, chư đạo muội, chúng đẳng thính ngã.

"Đạo bất vị tế hưởng, vi hiếu giả. (…) Ngã vấn hà tất dĩ vi công quả hồ?"

(Đạo chẳng phải để cúng tế, mà là hiếu vậy. (…) Ta hỏi vì sao phải làm công quả?)

"Cửu thập nhị nguyên nhân kiêm triêu đọa lạc tại thế, bất thoát mê đồ, bất tri chơn đạo. Đẳng chúng bất độ, hà thế thành Đạo hồ?"

(Chín mươi hai ức nguyên nhân ngày nay đoạ lạc tại thế gian, không thoát khỏi đường mê, chẳng hiểu biết Chơn Đạo. Không độ hết những kẻ đó thì làm sao thành Đạo tại thế?)

"Ngã vấn (…) nhơn nhơn bất tu bất thành Đạo, tu giả hà vi?"

(Ta hỏi đây … người mà không tu thì không thành đạo. Người tu làm gì ?)

"Tu giả độ nhơn. Độ nhơn độ kỷ. Độ kỷ độ cửu huyền thất tổ thị chi hiếu giả."

(Người tu độ kẻ khác. Độ kẻ khác là độ chính mình. Độ mình là độ cửu huyền thất tổ. Đó chính là hiếu vậy.) Vĩnh Nguyên Tự, Jeudi 6 Janvier 1927 (03-12 Bính Dần).

Thông qua lời của Đức Như Ý, Đức Chí Tôn một lần nữa muốn dạy cho chư môn đệ phải ý thức đến việc công quả độ dẫn nhơn sanh. Nếu mỗi người tín hữu có ý thức làm được như vậy, kết quả đó chính là vừa độ mình vừa độ được Cửu Huyền Thất Tổ.

Đến đây, chúng ta hãy xem một vài thí dụ về kết quả con đường tu học hành đạo của quý vị tiền bối ở Tây Ninh khi xưa.

Trong một buổi đàn có Đức Bát Nương giáng, hôm đó Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt hỏi:

"- Thân phụ và thân mẫu của qua có được siêu không? Giờ đây đang ở đâu?

"Bát Nương đáp:

- Bạch Y Quan nay sanh Cực Lạc. Bá phụ cùng bá mẫu đặng an.

- Như vậy là thân phụ và thân mẫu trước ở Bạch Y Quan nay đã sang ở nơi Cực Lạc?

- Đúng đó. Ấy là nhờ công tu luyện của anh nên bá phụ và bá mẫu mới được siêu thăng nơi Cực Lạc."

Qua một vài thí dụ từ nguồn Thánh ngôn của Tòa Thánh Tây Ninh, chúng ta thấy con đường tu của chư vị Tiền Khai Đại Đạo (Trung, Hậu, Hương Thanh, Hương Hiếu…) đã có kết quả cứu độ, siêu rỗi được vong linh cha mẹ của quý Ngài.

Và một số đạo hữu nam cũng như nữ tu ở Tây Ninh cũng đã đạt được kết quả khả quan khi trở về từ phẩm Thần, Thánh đến phẩm Tiên. Vài thí dụ sau đây cho thấy rõ điều này:

Một vị tên Phạm Văn Màng đắc vị Phối Thánh, vào một ngày cuối năm Ất Hợi được về đàn cho hay:

"Thưa mấy anh nói lại với chị Tư Lâm rằng anh đã đặng ân xá, nhờ Đức Quyền Giáo Tông cầu rỗi khỏi chuyển kiếp luân hồi lại vào Nhơn Thần vị.

"Còn anh Chiếm đã đoạt phẩm Địa Thần cũng nhờ Đức Quyền Giáo Tông làm chứng.

"Còn nói với Tư Nhượng rằng chị ngồi địa vị Địa Tiên vì là phẩm cũ." Thánh Ngôn Sưu Tập II số 24, Phối Thánh Phạm Văn Màng, Phạm Nghiệp 28-12 Ất Hợi (22-01-1936).

Khoảng tuần sau Lễ Sanh Tư Nhượng liễu đạo.

Ít lâu sau tại Hộ Pháp Đường, Phối Thánh Màng lại được về cơ trao đổi cùng Đức Hộ Pháp và các bạn đạo:

"Thưa cùng mấy bạn, anh Tư Nhượng đã đặng định vị rồi, không lời không lỗ, cựu vị thế nào ngày nay cũng vậy.

"Hộ Pháp: Nó được vào phẩm nào?

"- Thưa sư phụ, Thiên Thần.

"Hộ Pháp: Em Tư có gặp đặng vợ nó không?

"- Thưa có, nhưng anh không đặng gần cho lắm vì phẩm của chị ấy cao hơn nhiều." Thánh Ngôn Sưu Tập II số 26, Phối Thánh Phạm Văn Màng, Hộ Pháp Đường 16-01 Bính Tý (08-02-1936).

Một trường hợp khác của một vị nữ phái đã được đắc vị:

"Thưa sư phụ, chị Lý Hiền Lương (…) Bữa hôm nọ làm tuần người, mấy con có về, nhưng than ôi! Chỉ có tủi phận thương tình, rơi châu đổ lụy rồi lui bước cho khuây khỏa lòng sầu (…).

"Thưa sư phụ vì người đã thâm tình cùng Diêu Trì Cung buổi sống nên nay đặng hầu cận Bát Nương. Ấy là kiếp may duyên nên nay mới đặng vậy. Xin nói lại với Ngô huynh an lòng, kẻo người hoài vọng." Phạm Văn Màng, Thánh Ngôn Sưu Tập II. Tây Ninh số 52. Nguyễn Văn Hồng, Hộ Pháp Đường 23-10 Mậu Dần (14-12-1938).


Nhận xét:

Qua những thí dụ trên cho chúng ta thấy cơ cấu phẩm vị thiêng liêng (Địa, Nhơn, Thiên) của các cấp Thần Thánh Tiên tương ứng với hệ thống Tam Tài và các cấp chức phẩm trong Cửu Trùng Đài.

II. Kết Luận

Tại đại đàn Cầu Kho, Thầy đã nhấn mạnh lý Đạo về phương pháp căn bản của đường tu trong Tam Kỳ Phổ Độ: "Muốn đắc quả thì chỉ có một điều phổ độ chúng sanh mà thôi. Như không làm đặng thế nầy thì tìm cách khác mà làm âm chất thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng thế đạt địa vị tối cao." Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q. 1, đại đàn Cầu Kho, 05 Mars 1927.

Cùng với những lời Thánh ngôn của Đức Chí Tôn trong những năm đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vừa được nêu ở trên, chúng ta thấy chân truyền giáo huấn về con đường Tu cứu độ cửu huyền thất tổ được tóm lược qua lời của Đức Quán Thế Âm: "Phương độ rỗi chắc chắn hơn hết là người sanh tiền phải luôn luôn thành tâm cầu nguyện và giữ vững đức tin, bồi bổ thêm công đức. (…) Chưthiện tín khá lưu tâm mà giữ tròn âm đức nhe." Đức Quán Thế Am, Thánh Ngôn Sưu Tập II. Tây Ninh số 67. Nguyễn Văn Hồng, Thanh Trước Đàn 30-3 Tân Mão (05-5-1951).

1.Vật chất của cải được dùng làm lễ phẩm để cầu siêu rỗi chỉ là điều thứ yếu.

2.Trái lại chúng ta chỉ cần "Luôn luôn thành tâm cầu nguyện và giữ vững đức tin".

- Thường xuyên đọc các bài kinh Cầu Siêu, kinh Cầu Hồn, kinh Di Lạc.

- Hành đạo với lòng thành, trọn tin vào Đức Chí Tôn, và "hiệp đồng chư môn đệ" vì "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp".

3. Đồng thời "Bồi bổ thêm công đức".

- Bằng cách hành và khuyến thiện. Bởi vì "Gốc bởi lòng làm phải làm lành".

- Phải nỗ lực, hết lòng trong việc tu học và hành đạo với ý thức công quả làm âm chất và phổ độ chúng sanh.
Đạt Tường

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây