Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

    “Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu ...


  • Khai tịch Đạo và Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

    Đại Đạo khai minh kỳ ba độ tận nhân loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên sứ ...


  • Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...


  • Hạnh Bồ Tát / Giáo sĩ Hoàng Mai

    Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Cổ Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai đã tu chứng ...


  • Tam dương khai thới / Đức Giáo Tông Đại Đạo

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977) GIÁO TÔNG ĐẠI ...


  • Ấn giáo nêu lên bốn phương pháp giải thoát (moksha) gọi là yoga hay mârga.


  • Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...


  • NÓI VỀ CÁI TÂM / Cố Định Pháp Minh Thiện

    Tu hành giải thoát là phải tìm cách khế hiệp với Bổn thể. Để nêu cái tông chỉ vừa ...


  • Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...


  • “Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có ...


  • Thiên Địa Chi Tâm / Thuần Chơn

    Dầu lớn, dầu nhỏ, con người và vạn vật đều cũng nhận nơi Tạo Hóa một bản nguyên bất tử, ...


  • Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...


18/05/2007
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/09/2010

Tín hữu Cao Đài Campuchia

Kỷ niệm 80 năm khai phá, xây dựng Thánh Địa Tây Ninh

NHỚ VỀ CÁC TÍN HỮU CAO ĐÀI CAMPUCHIA

Năm 1947, hai mươi năm sau khi bắt đầu tạo dựng Thánh Địa Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc một hôm vui miệng có kể câu chuyện sau:

"Việc khai phá rừng già không phải là việc dễ. Nhơn công phải đương đầu với muôn ngàn nỗi gian lao khổ ải. Khó chịu nhứt là bệnh sốt rét rừng, chói nước. Chư tín hữu người Việt ở lục tỉnh lên làm công quả không chịu nổi với trận giặc rét này. Công quả được ít ngày thì các vị ấy lần lượt xin về hết. Nếu tình thế ấy cứ tiếp tục thì không biết khi nào mới khai phá xong khu rừng.

Nhưng may thay ! Ơn Trên chuyển số người Tần Nhơn (Cao Miên) đến làm công quả có đến vài trăm người. Họ là những người lực lưỡng, chịu nắng, chịu mưa giỏi lại quen với lối sống trong rừng nên làm việc đắc lực lắm. Có điều này đặc biệt là trong số hai trăm nhơn công ấy lại có một người là cốt của một vị Thần.

Mỗi buổi sáng đến giờ làm việc, vị Thần nói trên nhập vào cốt, mặt đỏ phừng phừng tay cầm cây gỗ to, nhảy lên đám câu dầu to đến cả mấy người ôm và dài đến mười mấy thước bị đốn ngã nằm ngổn ngang. Và rất uy nghi, ra lệnh cho nhơn công khiêng các cây súc ấy sắp lại ngay hàng thẳng lối. Công việc mỗi ngày đều như thế cả, không sai chạy ! Như thế mà vị Thần không biết mệt. Nhưng trái lại xác được Thần mượn thì quá mệt, quá khổ ! Cho nên một bữa nọ, trước giờ làm việc, người Miên có xác được Thần mượn tự động chạy trốn ra bến Kéo. Nhưng khi nghe tiếng "keng" của kiểng báo hiệu giờ làm việc, tức thì vị Thần liền mau mau nhập lại xác rồi chạy trở về chỗ cũ, tiếp tục công việc như trước." Tìm Hiểu Đạo Cao Đài xb 1989 California USA tr238, Đỗ Vạn Lý

(Hình trên : Thánh thất người Việt gốc Miên tại Bàu Ếch Tây Ninh)

Ngày nay, trên đường về Toà Thánh Tây Ninh chúng ta có thể ghé ngang qua sóc Bàu Ếch, nơi con cháu của chư vị tiền bối Cao Đài Khmer đang định cư.

80 năm trước đây, trong những tháng ngày này tại làng Long Thành tỉnh Tây Ninh đang khởi đầu công cuộc khai phá rừng hoang để xây dựng Thánh địa Tổ đình.

Hàng ngàn tín hữu tham gia công quả, trong đó có hàng trăm Thổ nhơn bao gồm người Campuchia và bộ tộc Tà Mun. Đại Đạo Sử Cương 1 – Trần Văn Rạng, Cất Tòa Thánh tạm

I. Nhắc lại sự kiện Khai Minh Đại Đạo

1. Cơ duyên nào đã đưa đẩy các Thổ nhơn Campuchia trở thành tín hữu Cao Đài ? Giấc mơ "Phật đi vào nước Nam"

Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra tại Thiền Lâm Tự Ngày nay, hàng chữ Nho nơi cổng chùa (cả hai mặt trước và sau) đều là Thiền Lâm Tự.
Trong bài Ai Điếu cho Phối Sư Thượng Tông Thanh, Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung có nhắc đến từ "Thiền Lâm": "Nghe Gò Kén Thiền Lâm Trời Khai Đại Đạo"
– Gò Kén – Tây Ninh. Hôm khai mạc cũng là ngày khánh thành ngôi thánh thất đầu tiên của Đạo Cao Đài.

Trong quá trình sửa chữa cải tạo ngôi chùa Phật theo nghi thức Tam Kỳ Phổ Độ để chuẩn bị cho đại hội Tam Giáo sẽ diễn ra, một cụm gồm 2 pho tượng diễn tả cảnh Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa lên đường đi tìm chân lý cùng người hầu Sa Nặc đã được thực hiện. Ngày nay, hai pho tượng này vẫn được đặt ở quảng trường trước Đền Thánh Toà Thánh Tây Ninh gần với cổng chánh.

Bà Hương Hiếu, người nữ đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài là một nhân chứng, đã kể lại trong quyển Đạo Sử Xây Bàn số 2 như sau:

"Đến ngày Khai Đạo 14 tháng 10 Bính Dần, chức sắc và tín đồ trong 20 tỉnh về hầu đàn và ngoài đời thiên hạ đi coi tấp nập …

Phần tôi (…) luôn luôn có bổn phận lo tiếp đải chức sắc và quan khách ngoài đời.(…) Việc tiếp đải trong Đạo ngoài Đời trong thời buổi ấy không phải giờ khắc. Nấu đải liền liền, khách đến giờ nào đải giờ nấy, vì kẻ xa người gần, hết tốp nầy đến tốp khác.(…)"

Bà Hương Hiếu kể tiếp:

"Thời buổi ấy người Thổ họ đồn với nhau rằng: "Tại Tòa Thánh có thờ ông Phật của họ (tức là Phật Tổ) nên họ kéo đến nhập môn mỗi ngày lu bù. Khi họ đến ban ngày thì dọn ăn ban ngày, đến ban đêm thì dọn ăn ban đêm, tôi và công quả phải thức lo thết đải (…)

Sau tôi biết ý họ xuống không chừng đổi, vì họ ở vùng Sway Riêng hoặc ở Khét Sà Tiệp, nơi nầy chỗ kia miệt trên Nam Vang kéo xuống, nên bữa nào chiều tối tôi cũng dự phòng 2 chảo cơm và đồ ăn. Nghĩ vì họ ở xa xuôi đi tìm Đạo, đường xa ngàn dặm đi suốt cả ngày họ chịu đói khát cho nên dầu tôi cực khổ thế nào cũng phải thức để lo tiếp đải họ, cho họ được vui lòng."

Hòa lẫn trong dòng người Việt kéo về dự lễ tại Thiền Lâm Tự, có người Pháp, người Hoa, … Đặc biệt, có nhiều người đàng Thổ từ Soài Riêng sang. Ban đầu chỉ một vài người, sau đó họ trở về Campuchia kể chuyện. Thế là bà con trong nhà, rồi hàng xóm rủ nhau kết thành nhóm vượt biên giới vào Tây Ninh hướng về nơi nghe nói Phật đã đến.

Câu "Sau tôi biết ý họ xuống không chừng đổi" cho chúng ta mường tượng hình ảnh nhiều tốp người Miên lũ lượt kéo đến tham quan đại hội.

2. Người đàng Thổ nhập môn

- Nửa tháng sau Đại Lễ Khánh Thành Thiền Lâm Tự, những người đàng Thổ đầu tiên bắt đầu đến viếng ngôi thánh thất đầu tiên của Cao Đài Giáo.

Theo tài liệu Đạo Sử của bà Hương Hiếu, buổi đàn đầu tiên có hai người đàng Thổ được Đức Chí Tôn điểm danh là ngày Samedi 4 Décembre 1926 Thứ bảy 04-12-1926 tức là (30.10 Bính Dần)

"Trì Chia:  Trì Chia người Thổ thiệt,

Đạo đức kia còn biết.

An Nam thiệt giống Nam,

Vô Đạo coi muốn hết.

Hòa Rấu:  Hòa Rấu tại nhà đã đủ đôi,

Không thua ai ngày đủ hai nồi;

Phật Trời chứng chiếu lòng con thảo ?

Lễ cúng Thầy đều đặng hưởng xôi. … Cười.

Nội khuya bữa ấy có Chư Nhu ở Soài Riêng qua xin nhập môn, giữa đường rũi bị đụng xe nên đến trể."

- Một số đàn khác còn được lưu giữ cho chúng ta thấy tình hình diễn tiến việc độ dẫn người Miên trong thời gian Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo:

* Ngày Vendredi 10 Décembre 1926 (06.11 Bính Dần) Thứ sáu 10-12-1926

"Sum vầy các sắc, các con nhà,

Dầu phải sang hèn cũng một Cha;

Nương dựa con tua vầy hiệp bạn,

Đường đời cũng thế chẳng bao xa. Thâu

Trung, nó là kẻ yêu Thầy. Con khá dạy nó cách cầu nguyện để thờ phượng Thầy.

Xà Inh con chớ ngại ngùng chi,

Các việc con xin ý đặng tùy;

Nền Đạo của Thầy nền Đạo cả,

Con con đừng sợ thị hòa phi. Thâu

Thầy cũng dặn Trung như vậy."

* Đàn ngày Lundi 27 Décembre 1926 (23.11 Bính Dần) Thứ hai 27-12-1926

"Ngọc Hoàng Thượng Đế

Trung ! con nên cho kẻ môn đệ yêu dấu Thầy hầu nội hết … Cười … Không cần nói chúng nó cũng hiểu, Thầy rất vui mừng. Vậy Thầy dặn con: mỗi khi chúng nó đến phải tiếp rước trọng hậu nghe à. Chư Nhu Thượng Sớ.

4 Ông Lục và 9 người đàng Thổ. Thâu hết."

Qua đây, chúng ta thấy trong những người buổi đầu nhập môn cầu đạo có cả những vị sư người Miên.

Trong quá trình thâu nhận người đàng Thổ, Đức Lý Giáo Tông cũng có khi dùng huyền diệu thiêng liêng để chữa bệnh cho họ.

* Thí dụ: đàn ngày Lundi 3 Janvier 1927 (30.11 Bính Dần) Thứ hai 03-01-1927

"Thái Bạch. Hỷ chư đạo hữu, chư đạo muội, chư chúng sanh.

Thượng Trung Nhựt ! Đem người Thổ Nhơn bịnh vào tới nữa … đem một chén nước cho uống … Lui …

Oan nghiệt, đời vì có biết tội, không biết phước, vì nghiệt chướng bên mình. Than ôi ! biết bao giờ cho hết oan oan tương báo."

* Vendredi 14 Janvier 1927 (11.12 Bính Dần)

"Thái Bạch

Hỉ chư ðạo hữu, chư ðạo muội, chư chúng sanh,

Bình thân. Thâu Nam Nữ Thổ nhơn. Thái Bính Thanh, Hiền Hữu dặn chư Sơn Thổ nhơn nán lại nghe dạy.

Thảm thay! Thảm thay! Cũng bởi thất kỳ truyền nên tu hữu công mà hành Ðạo chưa hề thấy. Lão sẽ xin lịnh Thầy hội chư Sơn Thổ nhơn lại đây trong tháng ba đặng truyền Bửu Pháp cho chúng nó luyện Ðạo. Thầy thế nào cũng buộc chúng nó trường trai.

Tường, nói lại với chúng nó."

ĐỌC TIẾP: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/tinhuucampuchia
Đạt Tường

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây