Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...
-
Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...
-
Từ Hà Nội xuôi về phía Nam 90 km là tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ nhiều di tích văn ...
-
Cựu Ước /
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cựu Ước, còn gọi là Kinh thánh Do Thái, là phần đầu của toàn bộ ...
-
Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...
-
[Ảnh: Miếu Thần Nông tại đình Bình Thủy] Trong quá trình Nam tiến, cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn ...
-
Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, ...
-
Nguyên tác của Otoabasi , ngày 25/06/2010 Nguyễn Thị Mai & Thanh Bình lược dịch Nhiều người không thích đọc sách và ...
-
Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững ...
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Cổ Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai đã tu chứng ...
-
Sáng 28-09-2013, Tu viện Phănxicô Đakao đã tổ chức một buổi gặp gỡ, hội thảo và chia sẻ liên tôn ...
Trần Ngọc Tâm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 25/10/2010
Chu lễ và Thánh Chu Công
Title 1 | Title 2 | |
Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức Khổng Tử. Đây là Tứ Thánh đã có công chế tác, san định và hoàn chỉnh bộ Thiên thơ Kinh Dịch cách đây mấy ngàn năm, và cho đến ngày nay vẫn được hậu thế tiếp tục học hỏi, nghiên cứu để áp dụng theo những lời dạy của các Thánh xưa trong bộ Kỳ Thư Bảo Điển này. Tài liệu viết về Đức Chu Công rất hạn chế – chỉ có trong quyển Luận Ngữ và Trung Dung ở chương 19. Nhưng không vì vậy mà chúng ta sẽ không tìm hiểu được thân thế và công đức to lớn của ngài. Bài viết sau đây để chúng ta tìm hiểu Lễ đời nhà Chu. THÁ NH CHU CÔ NG (?–?) “Thánh Chu Công là con thứ tư của Chu Văn Vương, em ruột của Chu Võ Vương nên gọi là Thúc Đán. Sau khi Chu Võ Vương chết, Thành Vương mới 12 tuổi, Chu Công Đán nắm quyền nhiếp chính. Sách Thượng thư Đại truyện viết: “Chu Công nắm quyền chính, trong một năm cứu loạn (trấn áp những cuộc mưu phản), hai năm khắc phục người Ân phục quốc, ba năm tiêu diệt đất Am, bốn năm kiến định hầu vương, năm năm an định nhà Chu, sáu năm định ra lễ nhạc, bảy năm phụ giúp chính trị cho Thành Vương”. Chỉ trong vòng bảy năm ngắn ngủi, ông đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng như thế đủ biết công lao lớn của ông. Xét công lao sự nghiệp của Chu Công thì “cứu loạn” (trấn áp những cuộc mưu phản), “khắc Ân” (khắc phục người Ân phục quốc), và “tiêu Am” (tiêu diệt đất Am) là ba công việc quan trọng ổn định nền thống trị của Tây Chu. Từ đây, vương triều Chu giải quyết được nội loạn trong vương thất và mối lo người Ân đòi phục quốc, phát triển phạm vi thống trị của chính quyền trung ương lớn rộng hơn, đặt cơ sở cho 800 năm thống trị của vương triều Tây Chu. Những công việc mà Chu Công đã hoàn thành trong bảy năm không chỉ có ý nghĩa với triều Tây Chu. Năm thứ tư, khi Chu Công chấp chính, ông tiến hành đại quy mô phân phong toàn quốc, kết hợp cao độ giữa quan hệ chính trị với huyết thống của quốc gia, hình thành một chế độ tông pháp hoàn bị và nghiêm mật. Dưới chế độ ấy, nước và nhà kết hợp làm một, nước là nhà được mở rộng ra, nhà là mô thức của nước. Chu thiên tử là vua chung của thiên hạ và là dòng họ lớn nhất trong thiên hạ xác lập hệ thống kết cấu cho xã hội truyền thống của Trung Quốc. Tuy từ đời Tần Hán về sau, chính quyền phong kiến quốc gia phân ly với một bộ phận tông tộc và dùng chế độ quận huyện làm cơ sở phong kiến quan liêu và lấy chế độ “tuyển chọn người hiền năng” thay cho chế độ huyết thống nhưng tinh thần tông pháp đã thâm nhập vào cơ thể văn hoá Trung Quốc như Lương Khải Siêu đã từng nói: “Tổ chức của Trung Quốc lấy phép nhà làm đơn vị chứ không lấy cá nhân làm đơn vị, đó mới gọi là tề gia trước rồi mới trị nước sau. Chế độ tông pháp đời Chu, ngày nay về hình thức tuy đã bị bỏ nhưng về tinh thần vẫn giữ.” Chu Công phân phong cho các chư hầu xong rồi lập tức chế ra lễ nhạc, đây là một sự kiện lớn được các Nho gia ca tụng. Theo truyền thuyết, lễ chế do Chu Công sáng tạo ra lớn rộng bao la, từ ăn uống ẩm thực, quan hôn, tế táng, triều kiến đến những việc ăn ở thường ngày không có phương diện nào không có “lễ chế” quy định cụ thể. Chu Công chế ra lễ còn có hiệu ứng sâu xa với văn hoá muôn đời sau. Đầu tiên, nó hoàn toàn bị hóa, hệ thống hóa, quy phạm hóa các thể chế còn hỗn loạn dưới đời Ân, xác lập “Đức” trong “Lễ”, dùng huyết thống làm sợi chỉ quán xuyến tổ chức thể chế “tế tự – xã hội – chính trị”. Thực chất “Lễ hoá” là định danh phận cụ thể cho mối quan hệ nhân luân. Lễ chế do Chu Công sáng tạo được các Nho gia sau này liên tục kế thừa và phát triển nó, nó đầy đủ sức mạnh quy định mọi hành vi đời sống và tâm lý tình cảm của người Trung Hoa, nó còn ấn định cả nhiều quan niệm về thiện ác đúng sai. Văn hoá Trung Hoa vì đó mà được gọi là nền văn hoá của “Lễ”, Vương Quốc Duy gọi lễ là “tủy của người đời Chu”. Luận điểm này không những chỉ rõ địa vị quan trọng của Lễ trong văn hoá Trung Quốc mà còn nêu bật cống hiến có tính quan trọng của Chu Công trên con đường phát triển của lễ chế văn hoá Trung Quốc. Là một chính trị gia có tầm nhìn xa, Chu Công hết sức đề cao lý luận chính trị “Kính đức bảo dân”, ông cảnh cáo giai cấp thống trị “Trời không đủ tin”, “Không dựa vào Mệnh Trời”, chỉ có “Kính đức bảo vệ dân” mới là kế sách cai trị lâu dài. Ông còn vận dụng tư tưởng bảo vệ dân hòa vào giáo hóa chính trị, ông cho rằng phải luôn hướng dẫn, dạy dỗ, khuyên răn dân chúng. Chu Công chính là người mở đầu cho truyền thống coi giáo hóa dân là sự nghiệp lớn của Trung Quốc. Chu Công dạy dỗ Thành Vương ảnh hưởng lớn đến sự giáo dục các Thái tử đời sau này và ông luôn luôn được nêu lên như một tấm gương sáng người sau muốn noi theo. Chương XIX sách Trung Dung viết như thế này: “Tử viết: Võ Vương, Chu Công kỳ đạt hiếu hỹ hồ! Phù hiếu giả, thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân chi sự giả dã. Xuân thu tu kỳ tổ miếu, trần kỳ tông khí, thiết kỳ thương y, tiến kỳ thời thực. Tông miếu chi lễ, sở dĩ chiêu mục dã. Tự tước, sở dĩ biện quí tiện dã. Tự sự, sở dĩ biện hiền dã. Lữ thù hạ vị thượng, sở dĩ đãi tiện dã. Yến mao, sở dĩ tự xỉ dã. Tiễn kỳ vị, hành kỳ lễ, tấu kỳ nhạc, kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã. Giao xã chi lễ, sở dĩ sự Thượng đế dã. Tông miếu chi lễ, sở dĩ tự hồ kỳ tiên dã. Minh hồ Giao Xã chi lễ. Đến Thường chi nghĩa, trị quốc kỳ như thị chư chưởng hồ.” Dịch nghĩa: Đức Khổng nói: “Võ Vương, Chu Công có đức hiếu thấu đáo vậy thay! Phàm có hiếu là khéo nối chí cha ông, khéo noi theo sự nghiệp cha ông. Vào mùa Xuân, mùa Thu sửa sang tổ miếu, trưng bày di vật, sắp đặt y phục của tổ tiên ra, dâng cúng thực phẩm theo mùa. Lễ Tông miếu cốt là đặt thứ tự hàng Chiêu, hàng Mục. Đặt thứ tự chức tước cốt là để phân biệt người sang người hèn. Đặt thứ tự chức việc cốt là để phân biệt người hiền. Trong nghi lễ mời rượu, kẻ dưới mời người trên, cốt là để cấp thấp được chung hưởng với cấp cao. Ăn tiệc thì theo tuổi tác, cốt là đặt thứ tự tuổi tác (già trẻ phân biệt). Đứng vào ngôi vị cha ông, tiến hành nghi lễ của cha ông, tấu nhạc của cha ông, kính người mà cha ông tôn trọng, yêu người mà cha ông thân thiết, thờ người quá cố như thờ người sống, thờ người mất như thờ người hiện còn, đó là có hiếu hết mức vậy. Lễ tế Trời và lễ tế Đất cốt để phụng thờ Thượng Đế. Các lễ ở tông miếu cốt để tế tổ tiên những hành vi tốt để phát triển và nối chí người đi trước. Đó là đạo hiếu chân chính. Từ căn bản đạo lý này, theo lịch sử ghi chép lại, sau khi thu giang sơn thiên hạ từ tay vua Trụ nhà Thương, Thánh Châu Công đã ấn định Chu Lễ để triền khai nền đạo đức chân chính ấy. Trước hết, ngài đặt ra lễ Đế và lễ Thường. Lễ Đế là đại lễ có Vua chủ trì cho nên cứ 5 năm mới diễn ra một lần vào mùa Xuân gọi là Xuân Đế. Còn lễ Thường được tổ chức mỗi năm vào mùa Thu gọi là Thu Thường. Cả hai lễ này đều dành tế tổ tiên. Để được trang trọng nghiêm chỉnh, trước khi tổ chức lễ, phải sửa sang tổ miếu, quét dọn, hư đâu sửa đó, sơn vẽ cẩn thận. Để cho con cháu tưởng nhớ lại các hành vi, cử chỉ, công nghiệp của tổ tiên, các Thánh thất, Thánh tịnh Cao Đài, đã làm tốt công việc trùng tu, tái thiết cơ sở cũng không ngoài mục đích trên. Ngoài ra còn phải trưng bày các di vật của tổ tiên đã sử dụng (tông khí), lại phải sắp đặt ra y phục của các ngài đã mặc (thường ý). Sau đó là nghi thức dâng tiến thực phẩm theo mùa. Mùa Xuân có thực phẩm mùa Xuân, mùa Thu có thực phẩm mùa Thu. Những điều này vừa biểu lộ sự ân cần đối với tổ tiên, lại vừa có ý dạy con cháu, những người đang sống phải biết tuân theo qui luật Dịch hóa của Trời. Ăn thực phẩm chay, tránh bớt thực phẩm mặn, mới có khả năng đề kháng mạnh với khí hậu, thời tiết, làm cho sức khỏe được tốt hơn, ít bệnh tật hơn. |
.Cả hai lễ Xuân Đế, Thu Thường dành kính nhớ tổ tiên nên đều được tổ chức ở tông miếu. Các miếu thờ được phân ra hai hàng Chiêu, Mục để phân biệt các con cháu gần xa với Thái Tổ, với mục đích ấn định trật tự trong dòng tộc, đồng thời nêu ra mẫu mực cho xã hội. Một xã hội thiếu trật tự thì không thể ổn định, bình an lâu dài được. Khi diễn ra lễ tế, các con cháu thuộc hàng nào thì đứng vào hàng đó (Chiêu hoặc Mục). Ngoài ra các quan chức trong triều tham dự trong lễ tế cũng được sắp xếp theo chức tước, theo chức việc. Xếp theo chức tước để phân biệt hướng về Càn có dương khí và ánh sáng. Lễ Xã thì hướng về Khôn có nước và thực phẩm. Hai lễ Giao Xã tế Trời, tế Đất cốt để nhớ ơn Đấng Tạo Hóa, tạ ơn đã ban cho vạn loài sự sống qua hai năng lực Càn Khôn, Âm Dương để vạn loài được nuôi nấng, trưởng thành, phát huy tài đức, lập nhiều kỳ công… trong sứ mạng vi nhân. Trong đạo Cao Đài, việc kính nhớ tổ tiên và phụng thờ Thượng Đế chính là thể hiện một phần nhân đạo trong Đại Đạo. Tứ thời cúng bái Đức Thượng Đế và các Đấng để luôn tưởng nhớ đến công ơn của Ngài và ý thức được rằng – con người có thể thay Trời hành đạo, bởi con người ở ngôi Hoàng Cực, với vị thế Tam tài đồng đẳng, phải có sứ mạng cao cả ở trần gian, hiểu được phẩm vị của mình thì sẽ bớt làm những điều sai trái xấu xa, không gây tổn hại cho tha nhân và góp phần xây dựng một thiên đàng tại thế. Đức Khổng Tử để lời: “Làm sáng tỏ được lễ Giao, lễ Xã, sáng tỏ được ý nghĩa lễ Đế, lễ Thường, thì việc trị nước như nhìn ở bàn tay vậy.” Chú thích Chiêu 昭: Sáng sủa, rõ rệt. Bên trái (hàng chiêu: thờ một đời). Mục 穆: Hòa thuận, tốt đẹp, cung kính. Bên phải (hàng mục: thờ hai đời). Chiêu, Mục : Trong tông miếu, miếu giữa thờ Thái Tổ, vị khai sáng ra triều đại. Các miếu ở bên trái gọi là Chiêu, thờ vong linh các vị hàng một đời. Tay trái sát với trái tim, chỉ thị tâm linh sáng sủa nên gọi là Chiêu (sáng sủa). Các miếu ở bên phải gọi là Mục, thờ vong linh các vị hàng hai đời. Tay phải là bàn tay thiên về lao động, giao tiếp, chỉ thị sự tương giao tốt đẹp nên gọi là Mục. Tâm linh được người xưa coi trọng hơn lao động, cho nên hàng Chiêu được trọng hơn hàng Mục. Trong chương này, ngài Tử Tư đã trưng dẫn lời của Đức Khổng Tử nói về đức hiếu của các bậc Thánh nhân như Võ Vương và Chu Công. Đức hiếu của nhị vị Thánh nhân không giống như đức hiếu của người tầm thường. Bình thường dân gian quan niệm có hiếu là phải biết thương yêu, phụng dưỡng cha mẹ khi còn tại thế gian và lo ma chay chu đáo khi khuất trần gian. Còn Thánh nhân ngoài việc phụng dưỡng và táng tế như mọi người, nhị vị lại lấy việc khéo nối chí cha ông, khéo noi theo sự nghiệp cha ông làm trọng. Cho nên Đức Khổng mới hết lời ngợi khen các ngài là những bậc có đức hiếu thấu đáo (đạt hiếu). Như vậy, đối với Thánh nhân, hiếu chính là kính trọng và phát triển những đạo đức tốt đẹp nhứt đã được trao cho mình từ đời trước. Người nào để cho đạo đức ấy bị tàn lụi nơi chính mình bằng những hành vi xấu xa, đó là người bất hiếu! Tổ tiên thay Trời trao đạo đức sống cho mình, thì mình phải trân trọng nhận lãnh, kính nhớ và noi gương tổ tiên hoặc tiền bối trong những hành vi tốt để phát triển và nối chí người đi trước. Đó là đạo hiếu chân chính. Như thế, cái hay của Thánh Chu Công là dùng lễ nghĩa để giáo hóa con người, dẫn con người đến điều thiện một cách tự nhiên mà không gò bó, chẳng phải dùng đến hình phạt. Trong đạo Cao Đài cũng dạy cho tín đồ vận dụng lễ, biết tôn trọng phẩm giá con người, bao giờ cũng nêu gương trước nhân sanh, thì việc đạo việc đời sẽ đơn giản đi nhiều và hiệu quả thu lượm được lại không phải là nhỏ. Từ thực tiễn trong Chu Lễ, để dạy về phần Nhân đạo và Ngài đi thêm một bước nữa là dạy về Thiên Đạo, Thánh Chu Công đã chế tác thêm hai hào Dụng Cửu và Dụng Lục trong hai quẻ Kiền Khôn. Hai hào này cốt để diễn tả sự biến thông thăng tiến, cái công dụng của sự hoàn tất cuộc tiến hóa của người quân tử. Người quân tử hòan thành sứ mạng vi nhân tiến hóa thể hiện trong các hào của quẻ Kiền và Khôn. Dụng Cửu và Dụng Lục là biểu thị sự tiến hóa từ hiện tượng giới sang siêu nhiên giới. Con người sau khi đắc đạo thì sẽ kiến quần long vô thủ và vĩnh trinh, khi con người đã đắc đạo thì ai cũng như ai, không còn lãnh đạo trên dưới, mà cùng nhau kết hiệp với Trời nên một, từ Tam Tài Đồng Đẳng, Sứ Mạng Vi Nhân cuối cùng là Thiên Nhân Hiệp Nhứt như thế tật là tốt lành. Tóm lại, tìm hiểu Chu Lễ và học Dịch theo các Thánh Nhân xưa, để chúng ta tạo một dòng sống đạo đức từ thế hệ này đến thế khác và cố gắng ra công tu tập, biết nghiền ngẫm câu: “Gia đình chứa trữ điều tốt lành, ắt là có thừa phúc lành; gia đình chứa trữ những điều chẳng tốt lành, ắt là có thừa tai vạ. Bầy tôi giết vua, con giết cha, không phải là nguyên cớ một sớm một chiều, cái chỗ nguyên do dẫn đến từ từ, vì người phân biệt không biết phân biệt sớm ấy thôi” trong phần Văn Ngôn quẻ Khôn và theo Kiền để có thể từ một người bình thường tiến lên thành bậc quân tử linh hoạt tiến thoái như một con Rồng, khi ẩn khi hiện tùy thời để thi hành Thiên Đạo. |