

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...
-
Bài Tổng luận trích quyển "TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI" do CQPTGL xuất bản năm 2009, tái bản 2013
-
Nhân tiết đầu Xuân, mà cũng là đầu năm, muốn nói về Đạo hằng thường trong bốn mùa tám tiết, ...
-
Vào năm 875, một vương triều mới xuất hiện tại vương quốc Champa cổ : Vương triều Indrapura, do vua ...
-
Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...
-
Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa ...
-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
Hội Ngộ Liên Tôn chúa nhật 27/10/2013,với chủ đề “Hiệp Tâm vun đắp An Hoà”; tại Trung Tâm Mục Vụ ...
-
TỪ BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG DÂN TỘC đến TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Mỗi dân tộc trên thế ...
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
Người tôn giáo sống trong khung cảnh bao quát cởi mở và yêu thương đại đồng, luôn luôn có những ...
Thiện Chí lược dịch
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Tôn Giáo là cái riêng của con người
Jaque Briel
Những tiến bộ gần đây của các nghiên cứu khoa học trong lãnh vực sinh vật tính (éthnologie), sinh học ( biologie), thần kinh học ( neorologie ), mỗi nghành một cách, đã góp phần xây dựng nền tảng tính cách con người ( nature humaine) có tính chất triết học. Người ta đã tìm thấy những mức độ khác nhau của tính xã hội, tính văn hóa, ý nghĩ và kể cả tình cảm nơi những động vật gần với loài người ( như loài khỉ bonobis ) và vài giống xa hơn. Sự dị biệt giữa con người và các sinh vật khác được các nhà khoa học xác nhận chỉ là vấn đề trình độ của sinh vật trong thiên nhiên.Tuy nhiên các nhà thần học nêu lên một dấu chứng duy nhất rất quan trọng hình như đối kháng lại nhận định trên : đó là tôn giáo , nó xuất hiện như một vết tích đơn giản nhất để phân biệt một cách cơ bản giữa nhân loại với các sinh vật dù ở mức độ tiến hóa nào.
Chính trên quá trình tiến hóa lâu dài đưa con người đến con người ngày nay - tức là nhân hóa ( l"' homonisation - sự tách biệt khỏi các giống linh trưởng ) - tôn giáo đã khởi sinh như một dấu móc phân biệt. Dù với những tư liệu tản mát, khoa khảo cổ học từ lâu đã chú trọng đến những thực tế sinh hoạt của các loài khỉ thời đồ đá ( Paléolithique ) có mầm móng của tôn giáo sơ khai : trong các việc chôn cất người chết ( cách đây đến 5000.000 năm ), trong nghệ thuật hay trong săn bắn. [. . .]
Vào năm 2003, báo chí Pháp ( Marianne, No.330 ; Sciennes et Avenir, No.679 ) đã phổ biến một sự kiện có tính đột phá : chức năng của vài vùng não bộ cho phép giải thích tại sao con người gắn bó với tôn giáo. Và đã từ nhiều năm, mối liên hệ giữa sinh học của não và tôn giáo đã được nghiên cứu. Cũng như người ta đã nhận thấy ảnh hưởng của tôn giáo đối với chức năng sinh học của con người.[...]
Các nghiên cứu của Pascal Boyer ( đặc biệt trong tác phẩm "" Tôn giáo như một hiện tượng tự nhiên"", 1997 ) đã chứng tỏ những khuynh hướng tâm lý làm phát sinh tôn giáo đều là hậu quả của quá trình nhận thức chủ quan và khách quan hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, tôn giáo không phải là của riêng con người chỉ dưới góc độ tâm lý học, mà kể cả góc độ xã hội học, nhân chủng học và lịch sử. Vì nếu con người tiến hóa thì tôn giáo cũng tiến bộ; và nó là tấm gương phản chiếu những biến thái của xã hội loài người cũng như của các nền văn hóa. Vào Thế kỷ XIX, một số giả thuyết nêu lên "" tôn giáo sơ khaỉ "" ( religion primitive) đã phát sinh đồng thời với văn minh : bái vật giáo (animisme) và vật tổ giáo ( totémisme ) là những tôn giáo đầu tiên.
Nếu tôn giáo song hành đương nhiên với văn minh nhân loại, nó còn đóng vai trò quyết định trong sự gặp gỡ và tương quan giữa các nền văn minh . . .
Sinh học, khảo cổ học, tâm lý học, nhân chủng học, lịch sử và xã hội học, mỗi khoa một phương pháp, tất cả khẳng định rằng, không thể tách rời nhân loại với tôn giáo, vì tôn giáo là một trong nhửng thành quả đáng kể của loài người.. .
Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo.
* * *
Theo "" La religion est le propre de l"' Homme "", trong quyển La Religion, idées reçues, Lionel Obadia, Nxb. Le Cavalier Bleu,2004;