Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ ...


  • HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...


  • Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy : “......Tôn giáo là những khuôn vàng thước ngọc để khép con người từ chỗ ...


  • TÂM LINH – BẢN THỂ CON NGƯỜI / Nguyễn Kiên ( Tuần Việt Nam/Vietnamnet)

    Nguồn : http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Con-Nguoi/Tam_linh-ban_the_con_nguoi/) Khi chủ nghĩa duy lý chưa ra đời và chưa chi phối đời sống con người, đời sống ...


  • Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị ...


  • Chữ Tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...


  • "Văn hóa đạo đức có những gì tốt đẹp sâu sắc trong lãnh vực triết học, đạo lý, thần linh ...


  • Trung Dung_1 / Lê Anh Minh phụ chú

    Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng ...


  • Ý NGHĨA CÂU KHUYẾT BÁC NHÃ PHÁ VÔ MINH HUỜN NGUYÊN TÁNH MẠNG TAM TÔNG KHAI CHÁNH PHÁP BẢO HỢP THÁI HÒA DÀN ...


  • Tân Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...


  • Thống nhất - Quy nguyên / Đạt Tường sưu tầm

    THÁNH GIÁO KỶ NIỆM NGÀY KHAI TỊCH ĐẠO Nam Thành Thánh Thất Tý Thời đêm 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)


  • Sám hối / Thiện Hạnh

    Đức Chí Tôn dạy rằng: \"Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, ...


29/03/2006
Nguyễn Thanh Sơn - Tuổi Trẻ Online

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010

Chùa Dâu

Chùa Dâu tên chữ là Pháp Vân tự, Diêu Ứng tự hay Cổ Châu tự, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và văn mộ Sĩ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, dấu tích đền đài, dinh thự, đường xá, bến bãi, phố chợ, hàng trăm mộ táng, lò gạch ngói, gốm cổ… làm chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên.

Nơi đây từng là thủ phủ của quận Giao Chỉ, sau là Giao Châu - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta.

Những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc "Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh", có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo VN của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo VN xuất hiện cách đây khoảng 1800 năm.

Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới vùng Dâu - tức Luy Lâu, tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu - một trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất VN.

Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là một trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) - một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt ở vùng Dâu.

Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì -ni -đa -lưu -chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng VN, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni.

Thời Lý -Trần, chùa Dâu được trùng tu mở rộng với quy mô lớn mà người có công đầu là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vua quan, các cung tần mỹ nữ các triều đại thường lui tới thăm chùa, lễ Phật, cầu đảo, cầu tự.

Lễ hội chùa Dâu hàng năm vào ngày tám tháng tư âm lịch- ngày kỷ niệm Phật mẫu Man Nương sinh hạ nữ nhi. Đây cũng là một trong những lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.

Đặc biệt, ngôi tháp Hòa Phong 3 tầng vươn cao, hệ thống tương Pháp Vân (tức bà Dâu), kim đồng ngọc nữ, tượng Mạc Đĩnh Chi, các ngai thờ, tương Thạch Quang, bia đá… là những di sản nghệ thuật quý và tiêu biểu của thời Lê. Đáng chú ý là bộ khắc ván "Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh" là nguồn sử liệu đặc bịệt quan trọng giúp cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo VN.
Nguyễn Thanh Sơn - Tuổi Trẻ Online
Chùa Dâu / Nguyễn Thanh Sơn - Tuổi Trẻ Online

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây