Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
-
Sinh ra làm người, không ai có thể vượt ra ngoài định luật sinh tử. Và con người vẫn hỏi: ...
-
Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con là ông Nguyễn Hữu Đắc (tu theo Minh Lý) ...
-
TEILHARD DE CHARDIN Nhà bác học - cũng là linh mục- Teilhard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh ...
-
Hỡi các con ! Hẳn các con có nghe câu : "Thiên Địa tuần hoàn, châu vi phục thỉ". Tuy ...
-
Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản ...
-
Trước hết, tôi xin giải nghĩa tám chữ " Diêu Trì Kim Mẫu, Vô Cực Từ Tôn" cho môn sanh ...
-
Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo ...
-
Giá trị nhân văn của bức họa"Tam thánh ký hòa ước" Khách đến viếng Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh hoặc ...
-
BA DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Dấu ấn thứ nhất: Thượng Đế lâm phàm bằng linh điển Dấu ấn thứ ...
-
SOMMAIRE Préface de la version française ............................. 6 Préface de la version vietnamienne ...................... 8 I Lexique ............................................................... 10 II Buts et Principes Directeurs ...
-
THƯỢNG trí NGỌC tâm hãy ráng giồi, TRUNG kiên, LỊCH lãm đạo như đời, NHỰT tăng NGUYỆT tụ tuần nhi tiến, Giáng điển ...
Thiên Vương Tinh
RẰM THÁNG GIÊNG- NGÀY \"THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC\"
Thiên Quan Tứ Phước-tranh dân gian Trung Quốc
Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng".
Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ngày lễ hội lớn của giới có tín ngưỡng ở Á Đông là ngày Rằm tháng Giêng. Như ở nước ta, đi lễ chùa cầu phước vào ngày nầy đã trở thành một phong tục đầu xuân. Các chùa các đền miếu đều tấp nập người hành hương, lễ bái với niềm tin được Trời Phật Thánh Thần ban nhiều ân phước trọn năm cho người thành tâm cầu nguyện.
Vậy nguồn gốc của niềm tin nầy như thế nào ?
Xin đọc trích đoạn bài nói chuyện dưới đây của đạo trưởng Thiên Vương Tinh nhân ngày lễ Thiên quan tứ phước tại CQPTGL Đại Đạo:
[ . . .] Trước hết, trong dân gian Á Đông, một năm có ba ngày lễ lớn :
- Rằm Thượng Nguơn tức Rằm tháng giêng.
- Rằm Trung Nguơn tức Rằm tháng bảy.
- Rằm Hạ Nguơn tức Rằm tháng mười.
Ba ngày lễ này còn được sách vở đặt tên chi tiết như sau :
- Ngày Rằm tháng giêng được gọi là: "Thượng Nguơn Tứ Phước Thiên Quan Đại Đế Thắng Hội", hay "Thượng Nguơn Thiên Quan Thánh Đản", hay "Thiên Quan Tứ Phước".
- Ngày Rằm tháng bảy được gọi là: "Trung Nguơn Địa Quan Thánh Đản".
- Ngày Rằm tháng mười được gọi là : " Hạ Nguơn giải ách Thủy Quan Đại Đế Thắng Hội", hay "Hạ Nguơn Thủy Quan Thánh Đản".
Hôm nay chúng ta đặc biệt nói về ngày Rằm tháng giêng, ngày Thiên Quan Tứ Phước. Thiên Quan Tứ Phước là gì ?
- Thiên là Trời
- Quan là người lãnh trách nhiệm lo cho dân được thịnh trị
- Tứ là ban trao
- Phước là những điều tốt lành.
Thiên Quan Tứ Phước là vị quan nhà Trời xuống trần gian chăm lo cho dân, ban bố mọi sự tốt lành cho sự sống ấm no hạnh phúc của dân chúng.
Vị quan nhà Trời ấy, theo truyền sử, đó là VUA NGHIÊU (2357-2255 trước CN). Sở dĩ Ngài được xưng tụng là "Thiên Quan Tứ Phước" là vì công đức của Ngài ban rải cho nhân dân rất đỗi to tát.
Truyền sử ca ngợi rằng: "Vua Nghiêu rất thương dân. Ngài nói: "Thấy một người dân đói, ta thấy như là ta đói; thấy một người dân rét, ta thấy như là ta rét; thấy một người dân bị áp bức, ta thấy như là ta bị áp bức". Vua Nghiêu cho đặt trống và bảng trước triều ca. Hễ ai muốn can gián, khuyến cáo nhà vua, thì hoặc đánh trống xin vào triều kiến, hoặc là viết lời gián nghị lên bảng.
Đọc "Nghiêu Điển", tên một thiên đầu trong Kinh Thư thuộc "Ngu thư" ghi chép sự việc thời Vua Nghiêu, ta thấy người chép sử khen sáu đức : "KHÂM, MINH, VĂN, TỨ, CUNG, NHƯỢNG" của Vua Nghiêu đã đạt tới cực thịnh. Tài trí, thông minh, sáng suốt, văn vẻ, đức hạnh, ý tứ, suy nghĩ sâu xa thấu lẽ, phân biệt chân giả, phân tách sự lý, thông hiểu được chí hướng của thiên hạ, làm nên việc cho thiên hạ, ban ơn đức rộng trùm bốn biển, cao chí tận Trời, thấp trải khắp cùng mặt đất...
Xưa nay nhân thế còn nghe truyền tụng rằng Vua Nghiêu không xem nghiệp Đế là của riêng dòng họ mình, nên không truyền ngôi cho con, mà tìm người có đức có tài là Ông THUẤN để truyền ngôi, giao việc nước.
Cần làm rõ thêm điểm nầy: mục đích chính của Vua Nghiêu là cẩn thận, lo xa, muốn truyền ngôi cho người tài đức nối chí mình chăm lo hạnh phúc cho dân, người tài đức đó không nhứt thiết là con mình, là người trong hay ngoài hoàng tộc. Một câu hỏi có thể được đặt ra đế làm sáng tỏ : Nếu Thái tử ĐAN CHU, con cúa Vua Nghiêu là người có đủ tài đức để nối chí và nối nghiệp cha mình, thì liệu có được vua Nghiêu truyền ngôi cho hay không ? Hay Vua Nghiêu cứ khư khư quyết nhường ngôi cho người ngọai tộc chớ không nhường ngôi cho con ?
Kinh Thư chép rõ: Vua Ngiêu phán hỏi bá quan ai là người đáng tin dùng? Phóng Tề, một bề tôi của Vua Nghiêu tâu:" Thái tử Đan Chu là người đáng tin dùng. Vua Nghiêu than phiền vì Đan Chu là người ngạo ngược, ham mê chơi bời.
Vua Nghiêu lại hỏi: Ai là người làm được việc ? - Hoan Đâu, một bề tôi khác tâu: Cung Công là người làm được việc. Vua Nghiêu cũng than phiền, vì Cung Công nói phải mà làm trái, ngoài mặt giả cung kính, trong bụng thì đầy kiêu ngạo.
Rốt cuộc Vua Nghiêu đã tìm được trong dân giả một người đủ đức đủ tài là Ông Thuấn để giao việc nước. Ông Thuấn được Vua Nghiêu dùng cho làm các việc như điều khiển trăm quan, giữ việc chủ tế, ông Thuấn đều làm tốt. Vua Nghiêu cho giữ thử quyền chính trong nước ba năm rồi mới an tâm truyền ngôi cho.
Vua Nghiêu đúng là một bậc Thánh Vương, được nhân dân vô cùng cảm mộ ơn đức. Ngài không những chăm lo hạnh phúc của dân trong suốt thời gian trị vì của nình, mà còn lo tìm cho được người nối chí mình lo cho hạnh phúc của nhân dân. Khi Ngài lìa trần, toàn dân đau đớn khôn cùng, đau đớn như chính họ đã mất đi một người cha, người mẹ. Suốt ba năm dân chúng cả nước vẫn mãi tẻ lạnh buồn thương, chẳng có ai còn lòng dạ nào để đờn ca xướng hát.
Dân chúng cảm kích ơn sâu đức cả của Vua Nghiêu, nên xưng tụng Ngài là vị Quan nhà Trời xuống trần chăm sóc và ban phúc cho nhân dân. Tương truyền rằng ngày Rằm tháng giêng là ngày vía đản sanh của Ngài, nên ngày này, ngoài tên gọi là ngày "Thiên Quan Tứ Phước" còn được gọi là ngày "Thượng Nguơn Thiên Quan Thánh Đản". Cho đến ngày nay, bên Trung Quốc, ở nước ta và một số nước Á Châu, cứ mỗi lần năm hết Tết đến, có những cửa hiệu, những cụ đồ chuyên viết câu đối, câu chúc theo ý của khách hàng, hoặc viết sẵn , làm sẵn những câu đối Xuân, câu chúc Phước, để bán cho khách hàng. Trong số những câu chúc phước đó, thế nào cũng có câu "Thiên Quan Tứ Phước"...
Thiên Vương Tinh