Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
01/01/2009
Bạch Hạnh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/06/2010

Tân pháp Cao Đài

Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản hóa có khả năng đáp ứng mọii trình độ tiến hóa của nhơn sanh. Cho nên ứng dụng tam công ở phần :

- Công quả là xây dựng nền Khôn Đạo, ứng dụng Chơn Âm trong con người để lập âm công, âm đức nhờ đó mà có đức sâu dày nuôi dưỡng sự sống.

- Công phu là xây dựng nền Kiền Đạo, dụng chơn dương trong con người để dồi trau tâm tánh, nhờ đó mà Linh Quang được tròn sáng để phát động thần quang biến thông vạn pháp khắp khắp cả Thiên Địa vạn vật.


- Công trình là chiều rộng, sâu, cao, thấp của Âm Dương vận động cho vạn pháp được trường lưu, ứng dụng năng lực con người để đạt  sự tinh tiến là qui trung và phục nhất.


Tân pháp Cao Đài  đã được Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, toàn tri xây dựng trong Luật Ân Xá cho nên được đơn giản hóa đến mức tối đa, được hoàn chỉnh đến chỗ tuyệt diệu vì hội đủ yếu tố về Đạo Đức, hữu vi lẫn vô vi tức Âm Dương Đại Đạo, được gom đủ luật tắc khắc chế, và tiêu trưởng của ngũ hành trong vũ trụ, và nhất là đáp ứng mọi trình độ cao thấp của căn trí vạn linh.

Dù  Tân pháp Cao Đài chỉ dụng ba môn tu làm phương tiện, nhưng có tác dụng ứng hóa biến thông và phối hợp với các qui luật của Thiên Điều :

Nhơn pháp Địa -  Địa pháp Thiên - Thiên pháp Đạo.


Về sự ứng hóa của pháp môn Tam Công, đối với :

-  Nhơn tức người : là ở tam điền : Thượng trung hạ tức tam bửu : Tinh Khí Thần.

- Địa tức đất : là tam tài : Đất, Nước, Gió,

- Thiên tức  trời là ở tam cực : Vô Cực, Thái cực, Hoàng Cực và tam bửu là Nhật, Nguyệt, Tinh

Về Đạo Lý thì pháp môn Tam Công sẽ đáp ứng cả hai mặt không gian và thời gian : không gian có cả ba chiều.

- Chiều dài : có công quả tức phải trường kỳ hành thện.

- Chiều rộng có công trình tức xây dựng tình thương, mở rộng lòng bác ái để đi đến    chỗ đại đồng.

- Chiều cao có công phu tức tu tánh luyện mạng cho được đầy đủ để thăng tiến vào    chỗ trường tồn bất diệt.

 Về thời gian thì con người dụng :

- Công quả để rèn thân , giữ giới để bảo tinh, diệt tánh Tham.

- Công trình để gìn khẩu, luyện kỷ để dưỡng khí, diệt tánh Sân.

- Công phu để định ý, tịnh định để an thần, diệt tánh Si.

Nói chung, pháp môn tam công có tác năng vận hành cho :

1. Người với  người tức nhân loại thông cảm với nhau, mà sống trong tình Đại đồng hầu thoát khỏi cảnh diệt vong trong thời mạt kiếp.

2. Càn khôn thế giới giao thông với nhau để bảo tồn cơ sanh hóa.


3. Trời và người lưu thông với nhau tức hữu vô tương ứng. Tâm linh và nhân sinh hòa hợp thăng hoa đến chỗ chánh đẳng cho Thiên nhân hiệp nhất để trường tồn.


Nói đến tân pháp mặc nhiên có "cựu pháp" mà 'Pháp" tức sự dịch hóa của trời đất thì chỉ có "Một", không biến đổi, không sai biệt. Như vậy, tại sao lại có Tân, có cựu ? Đức Mẹ có dạy về cựu pháp như sau :

"Mấy ngàn năm nay đã mấy ngàn,
Tay phàm dẫn dắt con đường siêu sinh".


Vì con đường siêu sinh là Vô hình, vô vi, vô tình mà khi có tay phàm nhúng vào là đã dụng chồ hữu tình để sinh ra hữu tướng để chánh pháp đi lần đến chồ mạt pháp mà mạt pháp sẽ đưa con người vào vòng mạt kiếp, chỗ diệt vong.

Để cứu nhân loại Đức Thượng Đế đã đến để phục nguên nền Chánh pháp. Vậy nền Tân pháp trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Sư vô vi Thượng Đế truyền dạy .

Còn đứng về mặt tương đối nhị nguyên thì phải có Tân có cựu để con người dề nhận định chớ để đi đến chỗ đốn ngộ, dù Tân Pháp hay Cựu Pháp đều ứng dụng : Giới-Định - Huệ, chỉ có khác ở phương pháp trau dồi tu luyện mau chậm, cao thấp tùy theo trình độ  căn trí của nhơn sanh : Tân pháp Cao Đài có đặc điểm  là tu tiến đến đâu, đắc  quả đến đấy, tức có tu, có đắc.

Ở nhất và nhị kỳ phổ độ thì phàp môn tu hành được chuyên môn hóa công việc giáo dục qua bởi nhiều tôn giáo như :

- Nho giáo dùng thế pháp tức công quả để độ thế;

- Phật giáo dùng Tâm pháp tức công phu để xuất thế;

- Lão giáo dùng Đạo pháp để nhập thế bằng Vương Đạo mà độ thế và dùng Tâm Pháp để xuất thế bằng công phu tu luyện

Riêng trong Tam Kỳ Phổ Độ, pháp môn được tổng hợp đủ ba mặt Thế pháp, Tâm pháp và Đạo pháp, cũng hội đủ tam cực trong thế tam tài đồng đẳng vì :

- Công quả tượng trưng cho vật chất : Đất;

- Công phu tượng trưng cho  tinh thần : Trời;

-  Công trình tượng trưng cho  sinh lực  người.

Tóm lại, Tân Pháp Cao Đài là phép tu theo Hoàng Cực gồm đủ tam công gồm vì:

Hoàng Cực thông suốt tam cực, quán cả tam tài cho nên  :

- Công quả có điểm quyền pháp (Thái Cực) để xây dựng Thế Đạo đại đồng, làm cho nhân sinh nhất quán.

- Công trình có điểm Hoàng Cực giúp con người qui nguyên, phục nhất, tức bi^ểu hiện vạn giáo nhất lý.

- Công phu là chỗ tĩnh lặng, tức điểm Vô Cực để con người phối  Thiên và đắc nhất, hòa đồng cùng vũ trụ, tức xác quyết được "Đạo Pháp Nhất Đơn".
Bạch Hạnh
Tân pháp Cao Đài / Bạch Hạnh

Sứ mạng Chung Hòa / Bach Hạnh

"Quân tử là một người đức tài xuất chúng, phẩm hạnh nhân cách hoàn toàn, tánh tình cao thượng. Người Quân tử bao giờ cũng ung dung thư thái, ưa làm sự phải điều hay, thuận thiên lý lưu hành, đem chơn đạo mà khuyên đời tùng lương cải ác. . .

Thánh giáo Cao Đài

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây