

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...
-
Ngày xưa Chu Hi 朱熹 (1130-1200) có lần cảm khái: "Vị giác trì đường xuân thảo mộng, Giai tiền ngô ...
-
Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...
-
Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ ...
-
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...
-
Đài Cao đất Việt Thiện Quang "Taynào đắp Đài Cao đất Việt Taynào xây Thánh Triết Nambang Làm cho mối đạo huy hoàng Làm cho ...
-
Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính ...
-
Sám hối /
Đức Chí Tôn dạy rằng: \"Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, ...
-
Với sự xuất hiện của Cao Đài tại cái nôi Việt Nam, không chỉ Tam Giáo truyền thống được phát ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Tưởng niệm ngày qui tiên của Đạo Trưởng Huệ Chơn, ngày 27 tháng 3 Ất Mùi (15/5/2015) mời quí đạo ...
-
Like every year, this New year is the year of 2025 , the year of the snake, of course, people ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009
Cao Đài Nhứt Bổn
Thời hiện đại, văn minh khoa học đã đạt đến đỉnh cao, đời sống con người tiến bộ không ngừng; nhưng đối với ý nghĩa kiếp người và đời sống tâm linh, triết học, siêu hình học và tôn giáo còn gặp nhiều vấn nạn. Chiến tranh, bạo lực, bốc lột vẫn diễn ra dưới lớp vỏ văn minh hào nhoáng của nhân loại. Và chính những hạng người đang sống tầng trên của xã hội vẫn hãy còn khắc khoải đi tìm chân hạnh phúc, không biết định hướng đời mình như thế nào để sống xứng đáng với sứ mạng làm người giữa cuộc đời và giữa trời đất.
Do vậy, các bậc Giáo tổ chứng nghiệm được chân lý đời người mới lập đạo hầu giải đáp những vấn nạn của thế gian. Nhưng các khuynh hướng tín ngưỡng và lòng sùng bái tuyệt đối của giáo đồ trong mỗi tôn giáo lại dẫn đến phân hóa loài người, đồng thời những hành giả cố chấp, cực đoan không thể đem lại lối thoát thật sự cho nhân sinh.
Đến thời Hạ nguơn này, sắp kết thúc một đại chu kỳ của vũ trụ để tái lập đời thánh đức, chúng sanh sẽ chịu một cuộc thanh lọc sau cùng. Đức Chí Tôn không nỡ để con cái vô minh bị đào thải khỏi cơ tiến hóa, nên khai sáng Đại Đạo TKPĐ hầu khải ngộ loài người về nguồn gốc và cứu cánh chúng sanh, từ đó có ý thức sứ mạng vi nhân cao cả.
Thế nên, trong Cơ cứu độ Kỳ ba, Thiêng liêng đã nhất quyết khai minh hai nguyên lý:
_ Nguyên lý thứ nhất: Nguồn gốc và cứu cánh của vũ trụ vạn vật: chính là Đấng tối cao, nhờ đó con người biết mình từ đâu đến và cuối cùng sẽ về đâu.
_ Nguyên lý thứ hai: Chánh pháp Đại Đạo chính là Trung Đạo đưa nhân sanh đến đại đồng giải thóat.
Hai căn đề trên sẽ hóa giải những vấn nạn của kiếp người và giải thoát con người khỏi mê lầm chấp trước trong đời thường hay đời sống đạo hành đạo.
Điển hình như bài kệ của Đức Bồ Tát trong Tam Trấn Oai Nghiêm ĐĐTKPĐ:
" Thế gian cơn hỗn độn,
Hư thiệt đều chung lộn;
Hồi hướng biết về đâu?
Kìa Cao Đài nhứt bổn." Thánh Thất Bình Hòa, Ngọ thời mùng 8 tháng 4 Canh Tuất (12-5-1970)
"Nhất bổn" này không phải là tôn giáo Cao đài, mà là ngôi Tối cao thuộc về Bản thể vũ trụ. Đức Bồ Tát không nói "Kìa Cao Đài Thượng Đế" để tránh ám chỉ bậc giáo chủ theo nhận thức của thường nhân, mà nói "Cao Đài nhất bổn" để gieo ý thức về nguồn gốc sáng tạo hóa sanh vạn vật, đồng thời là đích điểm "hồi hướng" của chúng sanh.
Hơn thế nữa, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhấn mạnh rằng chỗ Tối cao ấy bao dung cả Trời đất và con người để tất cả đồng tiến hóa:
"Hòa hiệp hướng về chỗ tối cao,
Đất, Trời, Ta, vốn có xa nào,
Cùng sanh cùng trưởng, cùng thâu liễm,
Hòa hiệp hướng về chỗ tối cao."
Chứng đắc được như thế, mới biết Cao đài là gì, Đức Cao Đài là ai, mới thực hiện được sứ mạng thế Thiên hành hóa:
"Chỗ tối cao Cao Đài ngự trị,
Chưởng pháp quyền trong lý vận hành,
Biết nhìn nhận chốn khởi sanh,
Mới nên được đạo tài thành Hóa Công." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 10 Bính Thìn (4-12-1976)
Đó là thực hành Thiên đạo, là mang lấy sứ mạng đại thừa; mà Thiên đạo đại thừa là Trung đạo, là tự độ-độ tha, là cứu độ nhân sinh-giải thoát tâm linh, là tâm vật bình hành, là tánh mạng song tu. Nên Đức Vô Cực Từ Tôn dạy:
"Con hỡi ! Đường nào đạt đạo cơ ?
_Chỉ đường Trung nhất phục nguyên sơ;
Ngàn xưa giáo tổ đều do đó,
Chứng quả độ đời tỉnh giấc mơ." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, Rằm 4 Kỷ Mùi (10-5-1979)
"Cao Đài nhất bổn" chính là cứu tinh của nhân lọai trong thời Tam Kỳ Phổ Độ vậy !