Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa ...


  • Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu ...


  • Sám hối / Thiện Hạnh

    Đức Chí Tôn dạy rằng: \"Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, ...


  • Lịch sử trái đất / Wikipedia Tiếng Việt 03-7-2007

    Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...


  • Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...


  • Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà ...


  • Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ...


  • Thư họa Đông Hồ / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...


  • Cao Đài Vấn Đáp / Cơ Quan PTGLĐĐ

    1. Đạo Cao Đài do ai sáng lập ? Đạo Cao Đài do Đức Cao Đài Thượng Đế tức Đức Ngọc ...


  • ĐẠI BI CHÚ / Phatviet.com

    Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo ...


  • DÂNG LỄ NƠI THÁNH THẤT  Việt Nguyên "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên, Đạo mầu rưới ...


  • Thánh thất an ninh / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...


06/03/2008
Chí Thật

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/03/2008

Công phu

I. Cúng thời

Luật đạo quy định sau khi nhập môn cầu Đạo, bổn phận người đạo hữu phải khai đàn, thượng Thánh Nhãn Đức Chí Tôn tại tư gia để có điều kiện, phương tiện lễ bái, cầu nguyện và nương theo đó mà trau sửa thân tâm cho ngày càng tinh tấn, trí huệ viên minh sáng suốt trên đường tu học hành đạo. Mỗi ngày nếu có thời gian thì chúng ta cúng tứ thời (Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu), nhưng do hoàn cảnh mưu sinh, hầu hết thông thường chúng ta chỉ cúng một hoặc hai thời trong ngày.

Đức Chí Tôn dạy: "Cúng tứ thời có ích cho các con lắm, chớ không phải ích chi cho Thầy. Nếu cúng được thường thì lòng dạ nở nang, tứ chi luân chuyển, có nhiều khi tật bịnh tiêu trừ." (Thánh ngôn 10-12 Bính Dần (14-12.1926)   

Đức Quan Âm dạy: "Các em phải lo cúng kiếng thường. Một là cho chơn thần được gần gũi với các Đấng Thiêng Liêng cho đặng xán lạn. Hai là cầu khẩn với Đức Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh. Ba là có tế lễ thì tâm phải có cảm, cảm rồi ứng, ứng là lẽ tự nhiên.

Bốn là tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri lương năng của các em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à!" (Tòa Thánh Tây Ninh, năm Quý Dậu, 1933)

Lời dạy trên đã khẳng định giá trị thực tiễn của việc cúng tứ thời, đem lại lợi ích, từ thể xác đến tinh thần đều được phát triển tiến hóa vượt bực thấy rõ. Từ thói ích kỷ hẹp hòi trở nên cởi mở rộng lượng, trong lúc cúng nếu lạy đúng cách thì giải trừ được tật bệnh. Hệ trọng hơn, được gần gũi với các Đấng, được nhuần gội điển lành. Được tha thứ tội lỗi không những cho mình mà cho cả chúng sanh… Muốn đạt được rốt ráo kết quả đó, đòi hỏi hành giả phải tuân thủ các điều kiện trong lúc hành công. Tư thế quỳ cúng, thân và tâm chúng ta phải như thế nào?

Đức Thiên La Đạo Nhơn dạy:

Các thời cúng mõ chuông kinh kệ,

Phải thành tâm hiến lễ nghiêm trang,

Đừng miệng thì đọc rót oang oang,

Tâm phóng ngoại cả ngàn cây số .

Kềm tâm tánh hướng về một chỗ,

Tai lóng nghe cho rõ tiếng kinh,

Thân quỳngay chẳng chút nghiêng chinh,

Hai mắt đứng chú nhìn Thiên Nhãn.

(Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 01-01 Giáp Dần, 23-01-1974)

Như vậy tư thế lúc quỳ cúng phải hết sức ngay thẳng và không được nghiêng qua ngả lại, còn cặp mắt thì phải chú nhìn Thiên Nhãn, không được ngó nhìn nơi nào khác. Song nhãn chúng ta được ví như một máy quay phim, nó dễ dàng thu nhận những hình ảnh bên ngoài, liền đó chuyển tải vào trong tư tưởng, dẫn đến tạp niệm trong lúc đọc kinh. Vì chỗ đó, Đức Thiên La Đạo Nhơn nhắc: Đừng miệng thì đọc rót oang oang, / Tâm phóng ngoại cả ngàn cây số.

Chúng ta ví như những ca sĩ hát hợp ca, giọng nói tùy theo thanh quản, khí lực mỗi người mỗi khác, lớn nhỏ không đồng đều. Cho nên, trong các buổi cúng tập thể, nếu quý vị nào được phú bẩm nội công thâm hậu, khí thể dồi dào, khi đọc kinh nên hạ tông xuống một nấc, để hòa giọng, hòa nhịp cùng những vị còn lại. Buổi cúng đó đạt được kết quả khả quan, nếu có ai đó nghe chúng ta đọc kinh như thế chắc chắn sẽ nhận được lời tán tụng. Và đã có nhiều trường hợp nhập môn cầu đạo, từ các buổi cúng tang tế tại các tư gia, qua các lời kinh khi hành lễ.

Về mặt tổ chức là như thế, riêng mỗi đạo hữu phải giữ cho tâm đừng phóng ngoại, miệng thì đọc làu làu không vấp chữ nào, thân đứng đây nhưng tâm dạo chơi khắp mọi miền thế giới trong nước lẫn ngoài nước, như đang lướt web.

Sau một thời gian tu học hành đạo, công quả vững chắc, chúng ta tiến thêm một bước trên nấc thang Thiên đạo Đại thừa, để cầu tu giải thoát.

II. TỊNH (thiền định)

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy: "Này chư đệ muội! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu này đòi hỏi hành giả phải ngày đêm tu tập để đến khi cần hòa hợp cùng vận khí cơ thiên mới có đủ tinh thần mà phóng điển lực trong cuộc điều hành vận chuyển từ nhân thân đến vũ trụ. Nếu công phu còn hời hợt non kém, thân thể còn bị bốn mùa tám tiết đổi thay, đời sống vật chất lại bị chi phối rất nhiều làm tinh thần mờ mịt, nên vào thiền, mà tâm chưa dứt niệm, thân thể nặng nề tê nhức, ngứa ngáy đủ điều, định chưa được nên bị hôn trầm, ngủ gà ngủ gật, ngồi lưng chưa thẳng nên tấn hỏa không thông, đầu cúi quá tầm, thân cong nên thối phù chưa suốt. Đó là bịnh chung của hành giả…"

Minh Lý Chơn Giải có đoạn viết: "Giờ Tý gặp Kiền để tấn dương; giờ Ngọ gặp Khôn để thối phù." (Hai phép tấn dương hỏa và thối âm phù là phương pháp luyện đạo). Lời dạy của Đức Như Ý cũng đề cập đến tư thế khi chúng ta ngồi thiền, lưng phải thẳng, đầu không cúi quá tầm, thân không được cong. Được như thế thì hành pháp mới có kết quả.

Khẩu khuyết sơ cơ Đức Hà Tiên Cô dạy: Thân kiên cố như pho tượng, / Ngồi tợ mèo rình mắt chú trông. Trong kinh tham thiền có câu: Ngồi yên cửu khiếu trong mình, / Mở mang thấu đáo thông linh cơ mầu. Qua đó chúng ta thấy rằng dù với hình thức công phu nào, tư thế quì cúng hay ngồi tịnh cũng phải giữ cho thân được ngay thẳng, hai mắt phải trụ thần. Mới thọ nhận được diệu dụng linh ứng của công phu.

Đức Di Lạc Thiên Tôn dạy:

Thân tu được lòng không sanh nghiệp,

Thân tu rồi trực tiếp máy linh,

Của Trời ban sẵn cho mình,

Đem ra ứng dụng với tình thiên nhiên.

(Thánh Giáo Sưu Tập 1965, tr. 95)

Điều kiện vào lớp dự bị sơ thiền

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: "Đức Thượng Đế vì nhơn sanh, hoằng khai đạo pháp, vì đức hiếu sinh mở đại ân xá kỳ Ba để giúp nhơn sanh trên đường chí thiện chí mỹ, ban trao quyền pháp lập hữu hình khai mở Thiên môn, độ nhơn sanh thoát khỏi luân hồi, nhập thánh siêu nhân vào cõi vô sanh bất diệt. Nay chư hiền đệ muội muốn vào hàng Thiên đạo, xin vào lớp dự bị để tu học, phải thông qua giới điều quy luật. Trước hết có thân, phải lo báo đáp ơn sanh dưỡng, xử tròn nhiệm vụ làm người. Biết có tâm này phải chí thành giác ngộ, có ý chí kiên trì giải thoát để vào hàng Thiên đạo. Đó là điều kiện tối thiểu bước vào hàng dự bị và tiến lên Thiên đạo." (CQPTGLĐĐ, 09-01-1978)

Trong một đàn cơ khác (21-12-1971)  Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: "… Chư hiền đệ muội nào muốn phát tâm vào trường chơn đạo hãy tự vấn lấy lòng mình cho kỹ rồi sẽ bước đến. Đức từ bi tận độ luôn luôn phổ cập chúng sanh, chỉ ngại chúng sanh khinh lờn mà đắc tội vậy."

Tại sao Đức Tôn Sư dạy như thế? Bởi vì trong thực tế hiện nay một số tịnh viên thọ pháp ở cấp dự bị, lại có quan niệm rằng mình chỉ mới đi tịnh dự bị, không quan trọng, chỉ là đi thử cho biết, được thì đi tiếp cấp cao hơn, còn không thì để vậy. Ngay trong bốn mùa tu, chỉ có mặt nhập tịnh, thỉnh thoảng vào tịnh trường, tịnh một hoặc hai thời trong suốt khóa tu, thậm chí không có thời nào. Đến khi mãn khoá lại có mặt làm lễ xuất tịnh.

Một năm có bốn mùa tu, là thời khắc quan trọng cho hàng ngũ tịnh viên, thọ nhận hồng quang ân điển của Thiêng Liêng, thân xác được nghỉ ngơi an dưỡng, bồi bổ khí lực, để duy trì sức khỏe tiếp tục trên đường thực thi sứ mạng. Thế mà chúng ta lại quá hững hờ vô tâm, xem thường chơn pháp. Ngay trong bốn mùa tu còn như thế thì thử hỏi thường nhật ở tư gia có tịnh thời nào không?

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: "Nhìn sự đánh mất của chư hiền muội từ giờ từ phút, Bần Đạo thêm lo lắng ưu tư." (CQPTGLĐĐ, 01-01 Quý Hợi, 1983)

Đức Lê Đại Tiên dạy: "Lão khuyên chư hiền đệ, hiền muội rán lo tu học và an định nội tâm. Dầu hoàn cảnh sanh sống có bận rộn cũng nên để chút thì giờ hành đạo lập công hoặc tham thiền tịnh dưỡng để tìm thấy ánh sáng của ngọn nhiên đăng trong lòng người và tự khêu thắp cho tỏ rạng mà đi. Đừng lười biếng hững hờ mê theo lợi nhỏ mà quên cái hại to để nước đến trôn nhảy sao cho kịp. Cũng đừng ỷ sự hộ trì của Thiêng Liêng khi lòng mình chưa chơn chánh. Hãy nhớ câu "Tận nhơn lực mới tri Thiên mạng". Trời đất không bỏ ai mà không dưỡng nuôi che chở. Phật Tiên Thần Thánh không quên ai mà không tận độ. Nhưng chính mỗi người phải ẩn trong sự che chở của Thượng Đế và bằng lòng kỉnh tin theo lời Phật Tiên Thần Thánh dạy thì sẽ thấy sự che chở dưỡng nuôi hay hộ trì của các Đấng." (Vĩnh Nguyên Tự, Dậu Thời, 01-6 Giáp Dần, 19-71974)

Đức Chí Tôn dạy: "Thầy nhắc cho các con nhớ: mỗi giờ công phu của các con đều có Long Thần chứng kiến ghi vào sổ công quả. Vậy các con phải trọng giờ công phu cho lắm, nhứt là chẳng nên chuyện vãn giễu cợt, phải giữ cho thanh tịnh mới có vẻ tôn nghiêm."

Dù công phu dưới hình thức nào cúng hoặc tịnh, không nên nói chuyện, đùa giỡn nơi chánh điện. Nhất cử nhất động của chúng ta đều có chư Thần ghi chép không xót một chi tiết nào. Sự ghi nhận đó có ảnh hưởng đến con đường giải thoát, cho nên phải hết sức cẩn trọng trong giờ công phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: "Nếu chư đệ muội tư tưởng còn trong khóa tịnh là còn giữ công phu tứ thời, tâm định trí minh, khi mãn khóa tịnh thì bỏ bê lăn vùi theo thế sự, như vậy là công dã tràng đó chư đệ muội." (CQPTGLĐĐ, Tuất thời, 10-6 Tân Hợi, 31-7-1971)

Thấu hiểu được hoàn cảnh, nếu không có bốn mùa tu, chắc có lẽ con đường đạo pháp của chúng ta sẽ càng dài thêm, mà bước đi lại ngắn dần. Do thế sự đa đoan, lòng người vì chỗ đó có lúc quên hẳn mình là tịnh sĩ, đang trì hành đạo pháp. Thế nhưng bị hoàn cảnh lôi cuốn, công phu bê trễ, bao nhiêu công trình chỉ như bọt nước trên mặt biển, như công dã tràng…

KẾT LUẬN

Cúng và tịnh là hai hình thức công phu của người tín đồ Cao Đài, tùy theo duyên định, mức tiến hóa của mỗi người mà được thọ nhận pháp tu cao hay thấp là do sự tu tiến, lòng quyết tâm tu hành của mỗi hành giả.

Điều lưu ý là chúng ta không nên so sánh pháp môn, ai có duyên với pháp môn nào thì thọ pháp môn đó, không nên thí nghiệm pháp môn, không thọ hai pháp môn cùng lúc trong một con người. Điều đó sẽ làm cho pháp môn mất tác dụng, không những thế làm cho hành giả tâm cuồng trí loạn, thể xác vật vờ.

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy: "Đấng Chí Tôn luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật Thánh Tiên luôn luôn hộ trì, chỉ cần chư đệ muội công phu tu tập cho thật dũng mãnh sáng suốt, dầu đạo pháp ở cấp bực nào cũng có thể tu chứng được." (CQPTGLĐĐ, 29-8 Quý Hợi, 05-10-1983)

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:

Ai ngủ được thì ra khỏe mạnh,

Ai ăn no mát mẻ tấm thân,

Ai tu tịnh dưỡng tinh thần,

Sẽ về nước trí non nhân hưởng nhàn.

(Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 15-6 Mậu Thân, 10-7-1968)


Mùa tu Đông Chí năm Đinh Hợi (2007)


Chí Thật
Chí Thật
CHƠN TU / Chí Thật



Công phu / Chí Thật


Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây