

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
. . .Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất ...
-
HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...
-
Tư liệu hoọc tập của Cơ Quan PTGLĐĐ THAM KHẢO THÁNH DỤ QUY ĐIỀU CƠ QUAN
-
Minh Lý Đạo Khai (Bài phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ Minh Lý Đạo Khai tại Tam Tông Miếu) Ngày 26 ...
-
Kính thưa quý vị, Hôm nay là ngày Lễ Vía Đức Thái Thượng Đạo Tổ, đồng thời là ngày kỷ niệm ...
-
Tóm lược. Lịch trình hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo – phần tu sĩ có ...
-
DẩN NHậP Hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là : " Trần gian vạn khổ còn kia, Lòng người Bồ ...
-
Thánh giáo Cao Đài đã viết : "Nguyên thỉ con người không tự có tôn giáo, vì tự trong sâu ...
-
ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai ...
-
Vai trò của tôn giáo muốn xứng đáng là một thực thể cứu độ nhân lọai, phải thực hiện cho ...
-
“Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...
-
Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2010
Hiến dâng và hợp nhất
Nhằm cứu độ nhân loại trong thời mạt kiếp, Đức Cao Đài Thượng Đế đã chọn Việt Nam làm thánh địa khai Đại Đạo do dân tộc này có một đức tin kiên cố lâu đời nơi các Đấng trọn lành và một truyền thống đạo đức sâu dày trải mấy ngàn năm.
Bởi thế khi Đạo Thầy đã khai minh, không bao lâu sau được truyền bá nhanh chóng, đến nay khá nhiều thánh thất Cao Đài đã được dựng lên ở các nước khác trên thế giới.
Nhưng sứ mạng Đại Đạo không phải chỉ có thế, mục đích sau cùng của Đại Đạo không phải là số lượng tín đồ hay số nhiều thánh thất, bởi vì chỉ có giá trị đức tin không chưa đủ. Mà hơn nữa, mỗi người đạo Cao Đài cần mở rộng được lòng nhân và có tâm linh tiến hóa. Và bậc hướng đạo lại càng phải đạt đến giá trị phẩm và giá trị hợp nhất cao cả.
Đó là cứu cánh và điều kiện của cơ cứu thế Kỳ Ba.
Lý do đây là cơ chuyển thế sau cùng, không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh đơn thuần của con người, cho nên những động năng hiến dâng cho cơ Đạo phải ưu việt ở trí năng và hợp nhất trước lý tưởng.
Cơ Đạo cấp thiết, đại cuộc lớn lao, cần có những đoàn người hy sinh, hiến dâng cho mục đích tôn chỉ Đại Đạo. Nhưng những công năng hiến dâng phải ngang tầm văn minh của thời đại và tâm huyết hiến dâng phải trọn vẹn cho nhân sanh chứ không riêng cho cá nhân thần tượng nào, không riêng cho tổ chức hay chi phái nào, không riêng cho Cao Đài hay cho Việt Nam . . .
Ơn Trên dạy: "Đã là bậc hiến dâng, giá trị phẩm của từng cá thể phải được rèn đúc và xây dựng thường xuyên, giá trị đức tin, giá trị nhân ái, giá trị trí thức và giá trị dũng mãnh của tinh thần, tất cả phải được nung nấu và cải thiện hoàn hảo luôn luôn. (...) Giá trị trí năng phải luôn tiến kịp với thời đại thì mới dẫn dắt và lèo lái thời đại được. Vì vậy kiến thức của những bậc hiến dâng giúp ích không nhỏ trên đường đạo pháp.
"Ngoài ra bậc hiến dâng còn phải tự nguyện với lòng mình là hướng về sự hợp nhất hơn là chia rẽ. Những ai đã tự nguyện hiến dâng cho lý tưởng Đại Đạo phải là một khởi nguyên duy nhất chẳng hề phân. Có như vậy giá trị hiến dâng mới thật sự trọn vẹn và con đường sứ mạng mới mong được khai hoát hầu rước đưa nhân sinh giải thoát bể khổ thành sầu. Đã là bậc hiến dâng thì không còn gì gọi là mê tối vị kỷ để vấp ngã, đi ngược cùng Pháp Chánh để rẽ phân, để phũ phàng tranh chấp. Có không chấp, không phân tranh giữa khởi nguyên hiến dâng thì nhân loại mới thật sự hòa bình trong thương yêu hòa hiệp." Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-02 Ất Mão
Chánh pháp trước sau như một, nếu hành đạo trong tinh thần hiến dâng chí thành thì đương nhiên trực nhận được chánh pháp và xiển dương chánh pháp đến tận tâm khảm mọi người theo Đạo. Đó là uy lực từ quyền pháp của người sứ mạng. Và cũng do đó cơ Đạo sẽ quy nhứt.
Phế trần hành đạo là một bước hiến dâng đáng kể, nhưng "diệt trừ nhân ngã, thiên chân sáng ngời" mới càng đáng khâm phục tâm đức người hiến dâng.
Giác ngộ thì đã có tâm, theo Đạo thì đã có Đạo, tin Trời thì đã có Trời. Nhưng có hiến dâng hoàn toàn và hành đạo trong tinh thần hợp nhứt bất biến từ khởi nguyên của Đạo thì mới "Được Trời – Được Đạo – Được Tâm".Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Nhâm Tuất