Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức ...
-
Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ ...
-
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ II. ĐƯỜNG LỐI và CHỨC NĂNG HÀNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN III. MỤC ĐÍCH CƠ QUAN (trích ...
-
Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...
-
Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ ...
-
Từ năm 1450 đến năm 1850, ít nhất 12 triệu người dân Phi Châu bị đưa đi xuyên qua Trung ...
-
Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...
-
Các nhà khoa học, nhân chủng học cũng như các tôn giáo đều công nhận CON NGƯỜI là một sinh ...
-
. . .Không kể các thánh sở trong phạm vi nội ô ở các Tòa Thánh, ở mỗi Hội Thánh ...
-
Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản ...
-
"Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...
-
Ngũ Chi Đại Đạo là Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân. Minh Sư có nguồn ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009
Những bước ngoặt lịch sử
_ Chuyển biến thứ nhất, khi Đức Chí Tôn dạy người đệ tử đầu tiên, ngài Ngô Văn Chiêu, phải ngưng đọc Kinh Minh Thánh. Lý do không phải Kinh Minh Thánh không chơn chánh, nhưng đây là kinh thuộc về Thánh đạo dùng cho người thờ Quan Thánh Đế Quân. Đức Chí Tôn thâu nhận ngài Ngô làm tông đồ Đại Đạo nên Thầy muốn hướng đức tin Ngài về Thượng Đế. Đó là một tín hiệu tiên báo Đại Đạo khai minh.
_ Bước ngoặt thứ hai là lễ "Vọng thiên cầu đạo" của tam vị Tiền bối Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang theo lời dạy của Đức A Ă Â đêm 30-10-Ất Sửu-1925: "Ngày mồng 1 tháng 11 này, tam vị phải Vọng Thiên Cầu Đạo. Tắm gội cho tinh khiết, ra quỳ giữa trời, cằm 9 cây nhang mà vái rằng: Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vọng bái Cao Đài Thương Đế ban ơn dũ phước lành cho ba tôi cải tà quy chánh.". Sự kiện này không phải chỉ có ý nghĩa cầu đạo riêng cho cá nhân ba vị Tiền bối, mà nó đánh dấu bước ngoặt lịch sử đời sống tâm linh của cả nhân loại khi Đức Thượng Đế khai Tam Kỳ Phổ Độ.
Thật vậy, chính Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã bày tỏ cảm tưởng của mình: "Đây là một cử chỉ chung chứ không phải cá nhân Thượng Phẩm hay Hộ Pháp, mà lời huấn giáo của Ngài (Đức Cao Đài Thượng Đế -NV) cốt yếu để cho toàn thể nhân lọai nơi mặt địa cầu này, nhất hơn hết là nòi giống Việt Nam chúng ta." Xem thêm Sử Đạo quyển I – Từ Khởi nguyên đến Khai Minh (CQPTGL biên sọan, nxb.Tôn giáo Hà Nội xuất
_ Bước ngoặt thứ ba, đạo Minh Đường tại Vĩnh NguyênTự quy hiệp đạo Cao Đài, một chuyển biến nhanh chóng và dứt khoát, có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc khai sinh Đại Đạo TKPĐ. Trong bối cảnh phái đạo Minh Đường đang hưng thịnh, chỉ sau một lần hầu lịnh Ơn Trên (20-01-Bính Dần) , ngài Lê Văn Lịch Người tiếp nối đạo nghiệp của thân phụ là ngài Lê Văn Tiểng tức Thái Lão Sư Lê Đạo Long đạo Minh Đường tại Vĩnh Nguyên Tự, (28-02-BD) đã thượng tượng Thiên nhãn thờ Đức Cao Đài Thượng Đế, và chưa đầy 3 tháng sau lại được Thiên phong Ngọc Đầu Sư (15-03-BD). Hệ quả của bước ngoặt này là Vĩnh Nguyên Tự trở nên thánh sở đầu tiên thành lập Nghi lễ Đại Đạo và Tân Luật Đại Đạo, cũng là nơi chư Thập Nhị Khai Thiên thọ mạng Đức Chí Tôn tiến hành Cơ Đạo. Điểm đặc biệt cần lưu ý là chính nơi đây, chư Tiền khai đã đến thọ đạo pháp với ngài Lê Văn Lịch theo lịnh Đức Chí Tôn (03-02-BD) (12 ngày sau khi ngài Lê Văn Tiểng và Đức Chí Tôn giáng đàn dạy ngài Lê văn Lịch quy hiệp Cao Đài)
_ Bước ngoặt thứ tư là sự kiện Thái Lão Sư đạo Minh Sư Trần Đạo Quang (1870 – 1946) quy hiệp đạo Cao Đài. Ngài tên thật là Trần Thanh Nhàn tu Minh Sư từ 12 tuổi đến phẩm Thái Lão Sư, chuẩn bị nhận Tổ Ấn tông Phổ Tế. Khoảng đầu năm Bính Dần, các vị Tiền khai Đại Đạo được lịnh Ơn Trên đến Linh Quang Tự là nơi Ngài đang trụ trì, xin lập đàn cơ. Dịp này Đức Chí Tôn đã chuyển tâm Ngài Trần Đạo Quang quy hiệp Cao Đài. Nhiều tín đồ Phổ Tế Minh Sư lúc ấy theo gương Ngài . . .Ngài thọ Thiên ân Quyền Thượng Chưởng Pháp ngày 12-2- BD (15-1-1927); sau đó Ngày thọ phong Ngọc Chưởng Pháp. Xem thêm Sử Đạo quyển I – Từ Khởi nguyên đến Khai Minh –sđd.
Chuyển biến này làm cho Ngài Trần Đạo Quang trở nên bậc Thiên ân Sứ mạng hoằng khai Đại Đạo hết sức đắc lực tại Miền Nam lẫn Miền Trung; chứng tỏ Thiên cơ đã chuyển các vị nguyên căn trong Ngũ Chi Đại Đạo trở về Nguồn gốc Đại Đạo để khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Những sự kiện trên đây là một số trong những sự kiện khác trong Sử Đạo, cho thấy Cơ lập giáo của Thầy là cơ Quy nguyên, trong đó nguyên tắc cơ bản là Phục hưng Chánh pháp Đại Đạo, mà chư vị Tông đồ đầu tiên đều có căn cơ Đạo pháp thâm sâu, Đức tin nơi Thượng Đế và tâm nguyện cứu độ chúng sinh.
Thế nên, khi Đại Đạo đã được xiễn dương từ "Nhất bổn ra vạn thù" gần 40 năm, các Đấng trong Công Đồng Tam Giáo cầu xin với Chí Tôn chuyển cơ Hiệp nhất bằng đường lối "Thống nhất tinh thần" trên căn bản Giáo lý thuần nhất của Đại Đạo. Do đó Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ra đời. Và đường lối hành đạo cụ thể của Cơ Quan là "Khảo cứu giáo lý Tam Giáo Đạo, đem lại cho nhơn sanh hiểu biết từ nguồn gốc Đại Đạo phát sanh Tam Giáo Đạo, cho đến Tam Giáo Đạo trở về nguồn gốc Đại Đạo." Đức Đông Phương Chưởng Quản, Thiên Lý Đàn, Rằm/12/G.Thìn (17.1.1965) Phải chăng đây là bước ngoặt sau cùng để thúc đẩy "Vạn thù quy nhất bổn" theo quy luật "Tuần hoàn chu nhi phục thỉ" ?
Nhận thức được cơ Quy nguyên của Tam Kỳ Phổ Độ, chúng ta càng xác tín "Con đường phản bổn hoàn nguyên" rốt ráo là Thiên đạo giải thoát, chính là đường hướng nội, quy tâm. Do đó, Ơn Trên đã dùng những tiêu ngữ "Cao Đài nội tại" hay "Đạo pháp thuần chơn huyền vi chứng đắc" để nhắc nhở những người con tin của Thượng Đế dù thuộc sứ mạng công truyền hay tâm truyền không quên cứu cánh Tam Kỳ Phổ Độ là "Quy nguyên phục nhất" từ trong nội tâm mỗi cá thể, rộng ra đường lối hành đạo của các thánh sở, các Hội thánh, cho đến các kinh điển giáo lý, mà Thiên nhãn là biểu tượng của nơi hội tụ tất yếu cuối cùng do Đại Đạo vận hành vậy.