Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
29/05/2007
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/05/2007

Cứu độ nhân sinh và cứu độ tâm linh

Tại hành tinh này, sự sống của loài người thể hiện rõ nét nhất công năng của Đại Đạo đến độ những bậc minh triết đều nhìn nhận rằng con người là một tạo hóa trong Tạo hóa hay là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Nhưng thực tế đời người quá ngắn ngủi,  tri giác con người bị hạn chế trong cảm quan giữa thế giới hữu hình hữu vi, nên đa số chưa cảm nhận được lẽ sống vượt không thời của chủ thể chính mình.

Đó là nguyên nhân các bậc Giáo tổ mở đạo để thức tỉnh nhân sanh biết sống đúng cương vị làm người, làm hạt giống của Đại Đạo, không phế phận trần gian cũng không đánh mất  tâm linh tự hữu. Thế nên sự cứu độ rốt ráo là đem đến giác ngộ tâm linh lẫn an định cuộc đời; mà giác ngộ là chủ yếu.

_ Người giác ngộ tâm linh mới làm chủ đời sống nhân sinh của bản thân.

_ Giác ngộ tâm linh mới phát khởi tình thương, mở rộng tình nhân ái hầu cứu độ chúng sanh đang đau khổ giữa cộng nghiệp dẫy đầy.

Thánh giáo dạy người tín đố Đại Đạo hãy làm một Jesus, một Thích Ca, một Lão Tử, một Khổng Tử giữa thời tao lọan này mới mong làm tròn sứ mạng bậc thế thiên hành hóa. Mà các bậc Giáo tổ đó từ thuở sanh tiền đến sau khi liễu đạo nào có để lại phương thuốc trị bệnh nan y hay vật chất cứu đói nhân lọai. Nhưng cẩm nang cứu độ của các ngài là Thánh Kinh, là Phật pháp, là Đạo Đức Kinh, là Thánh đạo an bang tế thế.

Do đó người sứ mạng trong TKPĐ phải ý thức chủ vị của mình là người  thắp sáng chân lý Cao Đài, giải quyết tận gốc nguyên nhân phá sản nhân bản của người đời để cuộc đời sẽ giải quyết cuộc đời. Đó là sứ mạng của những người giác ngộ tâm linh thi hành thiên đạo đại thừa.

Nếu đã ý thức như thế và đang nhắm mục đích "Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát" thì người tín hữu Đại Đạo dù đang hành đạo trong lãnh vực "Phổ truyền chánh pháp" hay "Phổ tế quần sanh" đều có vai trò quan trọng trong cơ cứu độ hiện nay.

Những tấm gương hy sinh cuộc đời, hy sinh tài sản để an ủi, chăm sóc  kẻ bất hạnh, kẻ nghèo đói, bệnh tật đều đáng được tôn vinh lòng bác ái vị tha; nhưng các tôn giáo chưa đánh thức được lương tâm lương tri nhân thế thì biết bao người hy sinh, bao nhiều tài sản cống hiến mới xóa tan tất cả khổ nạn chúng sanh?

Thế nên, nếu tôn giáo muốn  góp phần xây dựng thiên đàng tại thế thì tôn giáo phải xác lập một nền giáo lý phổ quát dung hòa được mọi lý thuyết, thông suốt mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc để phổ thông trên toàn thế giới, mới mong đạt đến mục đích. Và những ai tự nguyên tham gia vào công cuộc đó đương nhiên mang lấy một sứ mạng trọng đại và hi hữu của Tam kỳ phổ độ.

Đã nhận lãnh sứ mạng thì phải tự tin ở bản thân, vững tin nơi Đại Đạo, kiên nhẫn trì thủ mới đem lại niềm tin cho nhân sanh chung tay cải tạo cuộc đời.

"Đã là một nhân sanh tại thế,

Khó tránh điều dâu bể đổi thay;

Dọc ngang giữa cõi trần ai,

Phải đem đạo lý dựng gầy thế nhân.

 ……………………

Trên Thượng Đế kỳ tam tận độ,

Dưới nhơn hòa cứu khổ vạn dân,

Hỡi người sứ mạng ở trần,

Thế Thiên hành hóa trọn phần chánh chơn."[1]◙


Bài đọc thêm:  Chỉ cò hiểu đạo mới thoát kiếp trần dương


( http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/luongvode )

[1] Lê Đại Tiên, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tý Thời 14 rạng Rằm tháng 2 Canh Tuất (21-3-70)


Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây