Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...


  • "Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo ...


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay đạo Cao Đài khai minh vào đầu thế kỷ 20 tại Việt ...


  • Tu hành / Dương Thanh

    Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng ...


  • Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...


  • Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là ...


  • Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ ...


  • PHÁP MÔN / Phối sư Thượng Hâu Thanh

    TÂM THƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG PHỐI SƯ THƯỢNG HẬU THANH


  • Sài gòn : Một trung tâm thần lực / Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài

    Hiện nay Thành phố có 860 chùa, 120 tịnh xá và tịnh thất của Phật Giáo. Trong đó chùa Giác ...


  • Họa thơ Xuân / Nguyễn Phúc Đạt &Nguyễn Vô Cùng

    NCBL giới thiệu  bài thơ Xuân "Xuân tha phương" và bài họa "Xuân quê cũ" trước thềm Xuân Mậu Tý ...


  • Giới Định Huệ / Đức Thích Ca Như Lai

    Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME II / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


02/01/2010
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/02/2010

Câu chuyện bánh thật bánh vẽ

Vào dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 1965, Đức Chí Tôn có dạy:

“Trước hiện tình đặc biệt ngày nay, nhiệm vụ các con rất cần hơn lúc nào hết. Con không còn tìm ăn những bánh vẽ và trao bánh vẽ cho kẻ khác cùng ăn; mà con phải ăn một thức ăn tinh thần và mọi người đều thọ hưởng thức ăn tinh thần ấy, để có đủ năng lực sáng suốt, ngõ hầu đối phó với mọi hoàn cảnh hiện tại và xây đắp lại nền tảng giáo lý vững chắc ở tương lai.”

Bánh vẽ, nghĩa đen là những gì thuộc về hình thức, có thể hấp dẫn thị dục, thị hiếu con người. Ví như con buôn muốn thu hút khách hàng, thường dùng các kỹ thuật quảng cáo bằng hình ảnh đẹp mắt, âm thanh êm tai, ánh sáng rực rỡ… Nhưng nếu dễ tin vào những thứ ấy, khách có thể sẽ nhận được món hàng vô giá trị.

Trong cửa đạo, bánh vẽ là những phương tiện hay hình thức sinh hoạt tôn giáo không đem lại sự giác ngộ thật sự cho mọi người. Chính vì thế mà tôn giáo đã mang tiếng là “liều thuốc ngủ”. Ngược lại, chiếc bánh thật trong đạo phải có sức cảm hóa thế nhân, để phân biệt đường siêu nẻo đọa, tu tỉnh nội tâm, biết sống lành mạnh, đạo đức.

Câu chuyện chàng Tetsugen, một người hâm mộ Thiền ở Nhật Bản, có tâm nguyện nhiệt thành phổ biến đạo thiền, hai lần quyên tiền in kinh đều phải bỏ dở, vì một lần phải cứu trợ nạn lụt, lần thứ hai cứu giúp dịch bệnh tràn lan. Lần thứ ba mới đạt được sở nguyện. Người Nhật Bản kể cho con cái họ nghe rằng Tetsugen đã làm ra được ba bộ kinh, và rằng hai bộ vô hình đầu tiên còn vượt trội hơn cả bộ sau cùng.

Chúng ta hãy suy ngẫm lời kể thâm thúy ấy!

Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát từng dạy rằng: “Người tu hành trong thời đại ân xá, rất dễ đắc quả vị, mà than ôi, cũng rất khó. Khó là tự mình chưa, hoặc không thể làm chủ, chưa mạnh dạn quét sạch những bụi trần vừa kể. Khi quét được sạch rồi, tâm đạo hiện ra, dẫn dắt con người đến chỗ tận thiện, tận mỹ.

Khi ở tại trần, giả thử được một người toàn vẹn dường ấy, một lời nói ra cảm hóa muôn người, mười lời nói ra, trăm lời nói ra, ngàn lời nói ra, thì lo gì nước không trị, nhà không yên, đạo không qui về một khối. Lo gì nhân loại chẳng hưởng cảnh đất Thuấn Trời Nghiêu.”

Vấn đề được Đức Bồ Tát nêu lên cho hai mục tiêu: tự độ và độ tha. “Chiếc bánh thật” mới có thể chuyển hóa tự thân người học đạo, đó là tự độ. Khi đã tự độ được rồi sẽ khả dĩ khải ngộ giác tha.

Trong sứ mạng phổ thông giáo lý Đại Đạo, hơn ai hết chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ những lời thánh huấn trên đây. Hơn nữa Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo từng dạy: “Phổ thông giáo lý không phải hiểu đơn thuần làm cho mọi người hiểu Đạo là đủ, mà phải làm cho cơ Đạo được thống nhất tinh thần, thông suốt mọi dân tộc, mọi lý thuyết và mọi hoàn cảnh.” Đây là yêu cầu rất hệ trọng, là thử thách lớn lao, đặt vào Cơ Quan sau cùng của Thượng Đế, đòi hỏi người sứ mạng phải học thật kỹ và hành thật sáng suốt bài học “bánh vẽ-bánh thật” mà Thầy đã nhắc nhở ngay tự buổi đầu.

Điều tiên quyết, cần ý thức rằng, muốn hoàn thành sứ mạng “phổ thông giáo lý Đại Đạo” phải có “con người Đại Đạo”.

Mỗi người chúng ta hãy chân thành tự kiểm!
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây