Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
06/12/2009
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 08/01/2010

Giấc mộng lớn

Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins.
Khi đặt chân xuống Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".( That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind")
Thật vậy ! Kể từ khi loài người còn sống hoang dã cách đây khoảng 10.000 năm cho đến ngày đặt chân lên mặt trăng, hành tinh cách địa cầu gần 400 ngàn km, quả là bước tiến khổng lồ !
Nhưng xét kỹ thì bước tiến phi thường đó chỉ là sự chiến thắng sức hút của trọng lực quả đất để đến viếng một thiên thể nhỏ gần nhất trong vũ trụ như ta đến thăm nhà hàng xóm! Thế mà nó đòi hỏi sự tích lũy bao nhiêu phát minh, tiến bộ của khoa học kỹ thuật hằng nhiều thế kỷ. Cuối cùng loài người vẫn phải chấp nhận vĩnh viễn sự sống đầy nhiểu nhương trên thế gian này.

Không thể không tôn vinh thành công vĩ đại của văn minh khoa họcVăn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối.

Xã hội loài người phát triển từ thủa hoang dãcho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gianrộng lớn của Trái đấtvà được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đạivà Hiện Đại. Trong mỗi thời đại, xã hộiloài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes. (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_minh)
, và các nhà du hành vũ trụ anh hùng, nhưng xét cho cùng bằng nhãn quan xuất thế, thì kết quả vẫn chưa giải thoát loài người khỏi vấn nạn "kiến bò miệng chậu". Có người gọi chương trình chinh phục vũ trụ là "giấc mộng lớn". Nhưng cách đây hơn 2 ngàn năm, Tiên gia và Phât gia cũng đã có giấc mộng lớn là sự tự chinh phục bản thân, cái tiểu vũ trụ nhỏ nhít này, mà kết quả sẽ trở nên chủ thể tự do tự tại hòa đồng cùng đại vũ trụ. Đó là sự giải thoát có giá trị tiến hóa tâm linh lớn lao vô cùng. Kết quả ấy không phải là giấc mộng, mà là niềm tin thực tiễn.

Ngày nay Đức Chí Tôn khai Đại Đạo TKPĐ để dạy loài người biết cách đi vào vũ trụ bằng chiếc phi thuyền mà mọi người đều đang có sẵn. Guồng máy của nó là Âm dương Ngũ hành, nhiên liệu là Tinh Khí, chỉ huy là Nguyên Thần của linh hốn, bệ phóng chính là thân thể. Cơ chế vận hành là chánh pháp Đại Đạo.

Đây không phải là cuộc du hành thám hiểm, mà là cuộc tiến hóa vĩnh viễn. Tuy nhiên chủ nhân ông phải lọai trừ mọi chướng ngại nội tâm và ngọai cảnh. Nếu không quyết tâm, thiếu ý chí thì nhiều kiếp sống cũng chưa đủ thời gian đạt được mục đích. Đặc biệt, người con tin Cao Đài trong thời kỳ này có được cơ hội hy hữu trăm ngàn năm một thuở: Đức Thượng Đế trực tiếp chan rưới điển thần cứu độ toàn linh như chấp cánh cho đàn chim tỉnh giấc mộng trần.

Hãy nghe xác tín của bậc Chơn tiên từng là một trang hướng đạo có sứ mạng phổ truyền đạo pháp tại CQPTGL:

"Chư hiền tịnh tọa giữ thanh tâm,

Thì cảnh hư linh cũng dễ tầm;

Khổ hạnh một đời ươm xá lợi,

Thanh nhàn muôn kiếp đoạt cơ thâm.

Câu kinh khải ngộ xa mùi tục,

Tiếng trống giác mê diệt ý phàm;

Ngôi vị ngàn xưa Thầy để sẵn,

Thưởng trò cố gắng định tham thiền."

* * *

"Trụ hình chứng quả bậc Chân Tiên,

Có có không không cảnh diệu quyền;

Triệu dặm Càn Khôn qua chớp nhoáng,

Một bầu vũ trụ đến thường xuyên.

Tại đây tuyệt tuyệt phi già trẻ,

Ở đó vô vô bất lụy phiền;

Thế giới Phật Tiên muôn vẻ lạ,

Trần gian nào sánh hỡi chư hiền."

Quán Pháp Chơn Tiên CQPTGL, ngày 8 tháng 12 Đinh Mão

Nhìn Trời, Trời lồng lộng,

Kề vai tựa đất đất mênh mông;

Ra về nơi chốn hư không,

Mới hay Tạo Hóa chí công nhiệm mầu.

Không hiện tướng đâu đâu khắp,

Bặt tâm hơi điều hòa;

Ba ngàn thế giới bao la,

Mặc cho thế tục người ta ." CQPTGL, ngày 6 tháng 3 Giáp Tý

Như thế, kế hoạch chinh phục không gian của con người thời đại, nếu có mục đích phục vụ cho nền văn minh thế giới, nâng cao đời sống an lạc tiến bộ toàn cầu, thì quả là "giấc mộng lớn" đáng khích lệ. Nhưng so với Cơ đạo kỳ ba, qua mục đích "Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát", Tân pháp Đại Đạo có tính khả thi siêu việt trong tầm tay con người, giải quyết toàn diện đời sống nhân sinh lẫn tâm linh cho mỗi cá thể và cho toàn thể nhân lọai. Bởi vì Tân pháp chỉ yêu cầu những điều kiện vật chất tối thiểu để khai phóng điểm Đạo tự hữu, nhờ đó có hiệu quả tận độ. Hơn nữa Đại Đạo còn mở ra cánh cửa vũ trụ để con người thời đại không còn bị bế tắc trong những cố gắng mở rộng tầm kích của mình.

Thiêng Liêng từng khẳng định khả năng ấy:

" Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới không kỳ thị phân chia, phù hợp xu hướng văn minh tiến bộ tạo cảnh giới an lạc, hòa bình, hạnh phúc trần gian và siêu xuất thế gian, đó cũng là chiếc Bát Nhã Thoàn đưa khách năm châu đến cứu cánh tận độ.

" Đại Đạo là cánh cửa Càn Khôn rộng mở cho văn minh khoa học loài người đạt đến điểm cao vút để nhìn thấy cơ vi mầu nhiệm của Tạo Hóa mà thành tín trước Đức Háo Sanh mầu nhiệm và Đức Từ Bi sáng tạo vô ngần của Thượng Đế. Như vậy, Đại Đạo là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới." CQPTGL, Cao Triều Phát Tiền bối, ngày 11 tháng 2 Nhuần Ất Sửu

Con người đi bộ trên mặt trăng là một sự kiện hi hữu, đánh dấu một bước tiến khổng lồ của văn minh thế giới. Nhưng ĐĐTKPĐ là một đại cuộc hi hữu, trăm ngàn năm khó gặp, thúc đẩy tâm linh tiến hóa vượt cả thời gian lẫn không gian.

Hởi thế nhân ! Còn chần chờ gì nữa mà chưa nhập cuộc !?
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây