Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
19/06/2007
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 01/06/2011

Nghĩ về Ý thức hệ Cao Đài

Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý thức hệ là hệ thống tư tưởng và quan điểm thường phản ảnh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các từng lớp xã hội."
 Theo "The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary": "Ý thức hệ là phần trọng tâm hay chính yếu của tư tưởng, phản ảnh các nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tập thể hay một nền văn hóa."
"Ý thức hệ là một hệ thống học thuyết hay tín ngưỡng làm nền tảng cho một hệ thống chính trị, kinh tế hay các hệ thống khác."The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary

(Ideology: The body of ideas reflecting the social needs and aspirations of an individual, group, class, or culture. A set of doctrines or beliefs that form the basis of a political, economic, or other system.)

Tổng hợp những định nghĩa "ý thức hệ" nêu trên, có thể đề ra định nghĩa "Ý thức hệ Cao Đài" như sau:

Ý thức hệ Cao Đài là trọng tâm tư tưởng của hệ thống giáo thuyết Cao Đài. Đó là một hệ tư tưởng và quan điểm, đúc kết từ đức tin, lý tưởng và ý thức sứ mạng Cao Đài, được đặt trên nền tảng vũ trụ quan và nhân sinh quan, thể hiện mục đích, tôn chỉ, và lập trường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, làm nguyên tắc chỉ đạo cho sự sống đạo, hành đạo và thi hành sứ mạng của người tín đồ Đại Đạo trong công cuộc cứu thế kỳ ba.

Ý thức hệ Cao Đài cũng chính là ý thức hệ Đại Đạo. Thật vậy, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:

"Ý thức hệ chơn chính Đại Đạo đã quá sáng tỏ, làm chói mắt cả thế nhân; rồi nhân thế lại tưởng tượng rằng chân lý của Đại Đạo chỉ là ánh sáng trong tầm mắt hạn hẹp, hay tưởng tượng quẩn quanh của riêng mình mới thật đáng thương. Cao Đài không là Cao Đài, đó chính thị là Cao Đài." Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

Quả thật tư tưởng Cao Đài, giáo lý Đại Đạo đã lập thành một Ý thức hệ hết sức sáng tỏ. Ý thức hệ nầy đặt trên nền tảng một đức tin đạt đạo, một lý tưởng viên dung phổ quát, một sứ mạng đại thừa.

1.  Đức tin đạt đạo có nghĩa là một đức tin đặt trên những nguyên lý bất diệt của vũ trụ, phù hợp với những quy luật sinh hóa và tiến hóa của vạn vật, phù hợp với nhân vị nhân năng và mối tương quan giữa Người và vũ trụ, giữa Người và vạn vật, giữa Người và Trời. Đó là một đức tin hết sức nhân bản và khai phóng loài người.

2.  Lý tưởng viên dung phổ quát là một lý tưởng không mông lung ảo vọng, đặt quyền năng con người vào tầm kích vũ trụ nhưng không rời bỏ mục tiêu hoàn thiện hóa thế gian. Lý tưởng ấy muốn đổi thay cuộc diện nhân loại, nhưng trước tiên đòi hỏi ý thức sứ mạng làm người và phát huy tiềm năng nhân bản, đạo đức dân tộc. Nhất là ý thức sứ mạng dân tộc được chọn.

Đó là một lý tưởng phổ quát vì là lý tưởng Đại Đạo, không khép kín trong một tôn giáo hay các tôn giáo, trong dân tộc nầy hay dân tộc khác, ngược lại, nhắm khai phóng trí năng và tâm linh thuộc về bản thể đại đồng đạt đến minh triết, chân tri để cuối cùng phối kết với Đạo với Đại Ngã.

3.  Với đức tin và lý tưởng nêu trên, hàng con tin của Thượng Đế sẽ thọ nhận sứ mạng đại thừa. Đó là sứ mạng của con người đã "khải nhập được Đạo" bằng chánh pháp thiên đạo, đồng thời tự nguyện đương kham cơ cứu độ Kỳ Ba trong quyền pháp được ban trao.

Nói một cách khái quát hơn nữa, ý thức hệ Cao Đài đã chỉ ra hai nguyên tắc trọng yếu cho cơ đạo và cho người hành đạo là:

·  QUY NHẤT

·  VI NHÂN

Quy nhất: thực hiện công cuộc hiệp nhất và quy nguyên tất cả những gì đã xa rời bản chất thuần chơn hay công năng tiến hóa của một chủ thể hay của những cộng đồng nhân sanh. Tức là tái tạo-bảo tồn sau thời kỳ phân hóa-đào thải.

Đức Chí Tôn có dạy:

"Càn Khôn trẻ muốn chung cư thất,

Thiên địa con toan động tác thành;

Ngưỡng cửa viên dung là chữ nhất,

Không tìm sao thấy ở hình danh?"Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-03 Tân Hợi (10-04-1971)

Vi nhân: Công cuộc cứu độ Kỳ Ba nhất thiết khắc trị căn bệnh vong bản, vong thân, đánh mất lòng nhân ái, bỏ quên cương vị làm người chân chính. Tóm lại là phục hồi nhân bản và phụng sự nhân sanh.

"Vi nhân tử tài thành nhân vị,

Phật thánh tiên nhứt lý do hà;

Vô tư vô dục vô tà,

Từ bi bác ái trung hòa lợi sanh."

Với ý thức hệ Cao Đài, tức ý thức hệ Đại Đạo, chúng ta càng khẳng định ý nghĩa mục đích của công cuộc khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:

"Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,

Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương."Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thánh Đức Thiền Điện, Tuất thời, 07-03 Giáp Dần (30-03-1974)
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây