Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tiểu sử Ngài Trần Đạo Quang / Trích quyển Sử Đạo

    NGÀI TRẦN THANH NHÀN (Thái Lão Sư TRẦN ĐẠO QUANG) (1870 - 1946) Ngài Trần Đạo Quang tên tục là Trần Thanh ...


  • Thiền viện Chân Không / HÒA THƯỢNG Thích Thanh Từ

    Sau đây, chúng tôi sẽ có những lời giải thích về mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện ...


  • Xuân tâm - Xuân đạo đức / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thiên Lý Đàn vào lúc Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng 01 ...


  • Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...


  • "Văn hóa là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đình, quốc gia, ...


  • Yên lặng / Mẫu Đơn

    "Cũng như đã thấy và đã hiểu, Thượng Đế có nói ra một lời nào đâu (Thiên hà ngôn tai!) ...


  • ĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAM / Giáo sĩ Phương Trúc

    Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...


  • Xây đắp Cao Đài nội tại / Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn

    ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...


  • TAM DƯƠNG KHAI THÁI / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    THI Tam dương khai thới yến phi hồi, Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi, Thế thượng vô nan xuân bất tận, Ngô tâm ...


  • Trung Dung_1 / Lê Anh Minh phụ chú

    Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng ...


  • Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...


  • Ý nghĩa mùa xuân / Giáo sĩ Hoàng Mai

    Xuân là mùa hội tụ tinh hoa, hương sắc đất trời ; xuân mang nét thanh tân, hương vị ngạt ...


11/04/2004
Nhịp cầu giáo lý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Tân pháp Cao Đài: Đặc ân ngàn năm một thuở

Từ ngàn xưa việc tầm sư học đạo của các hành giả là một việc thiên nan vạn nan. Sanh ra ở cõi trần tục, dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội không phải ai cũng dễ giác ngộ đạo lý làm người.

Không may sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, miếng cơm manh áo chật vật, đầu tắt mặt tối, kẻ bất hạnh mấy khi có điều kiện suy tư, học hỏi để biết đâu là đường đạo. Người có diễm phúc sanh trong nhung lụa, tài sản lớn lao, vừa đam mê thụ hưởng vừa ôm ấp giữ gìn, đâu còn thời gian nghĩ đến lẽ sống tâm linh.

Huống chi chùa thất tuy nhiều mà thế nhân chỉ xem là nơi thờ tự của người lánh tục chán đời; hoặc giả để cho kẻ thừa lương, hạng lụy trần lui tới cầu an cầu phúc - Có mấy ai hội đủ nhân duyên gặp trong chốn ấy nguồn đầu giác ngộ.

Kìa giáo thuyết truyền tụng đó đây, nào sách huyễn hoặc dị đoan, không đem lại niềm tin chơn chánh; nào kinh tạng ẩn áo thâm sâu, thường nhân mấy ai đạt lý. Thoảng hoặc sau cuộc thương hải tang điền, có người tĩnh ngộ muốn tìm chân sư thọ pháp, nhưng biết ai giữ được chơn truyền chánh đạo, kẻo uổng một kiếp dầy công tu luyện.

Xưa Sĩ Đạt Ta là bậc đại căn, đại chí, quyết ly gia cắt ái, từ bỏ ngai vàng tìm đạo mà còn phải vượt qua bao gian lao thử thách mới thành bậc tự giác giác tha. Huệ Khả (486-593) vượt núi băng rừng mong gặp chân sư, phải phơi mình trong tuyết lạnh, dám chặt lìa cánh tay, chứng tỏ lòng chí thành cầu đạo, về sau mới trở nên Nhị Tổ.

Ngược lại, biết bao người khổ hạnh phế đời ép xác mong được giải thoát tâm linh, nhưng khi cực đoan khi thái quá, hy sinh một đời người vô ích.

May thay, đến thời hạ nguơn này, Đức Thượng Đế động lòng từ bi mở cơ tận độ chúng sanh giữa thời nhân tâm điên đảo, ác nghiệp dẫy đầy.

Người đệ tử đầu tiên của Ngài là Đức Ngô Minh Chiêu đã thọ Tân pháp Cao Đài trực tiếp mà không phải lặn lội vào thâm sơn cùng cốc. Ngài là Sư phụ Chí Tôn đã đến với người môn đồ đang sống bình thường trong xã hội. Và chỉ sau 10 năm tu luyện Đức Ngô đã đắc Đạo tại tiền. Từ đó đến nay những môn đồ kế tiếp của Ngài trọn hành công trình, công quả, công phu đều lần lượt đắc vị nơi cõi Thiêng liêng.

Đây là một sự kiện hi hữu ngàn năm có một trong lịch sử tôn giáo của nhân loại. Hi hữu vì Chân sư của tất cả chân sư đã thân hành tìm đến đệ tử để thể nghiệm chánh pháp đặc biệt trong cơ cứu độ Kỳ ba. Ngài đã minh chứng cho nhân sanh thấy kết quả hiển nhiên của chánh pháp, để rồi rộng mở cửa Cao Đài, thâu nhận tất cả những ai chí tâm cầu đạo.

Thượng Đế - Đức Cao Đài - Thầy đã đến và đang đến với nhân loại. Chỉ cần con người tĩnh ngộ, biết hướng về Ngài, quay lưng xa lánh ma vương dục vọng và cầu tu giải thoát, sẽ trở nên môn đệ của Ngài.

Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng thần thông bí pháp.

Tân pháp là thực tu thực chứng, dùng cái đạo tại tâm, tại thân để tu luyện hòa nhập vào Đạo cùa Trời của vũ trụ, tức là thực hành, thực hiện Đạo tự nhiên. Dùng cái đức ở đời phụng sự xã hội, giáo hóa nhân sanh tức là làm tròn sứ mạng vi nhân. Được như vậy, còn sống tại thế gian thì an nhiên tự tại, rủ bỏ xác phàm sẽ vào cõi cực lạc bất tử vô sanh.

Chỉ có Đức Chí Tôn Thượng Đế đại từ đại bi mới đem Đại Đạo Khai Minh cho chúng sinh ở địa cầu thấp thỏi đang sống trong dục vọng đen tối này. Ngài khai minh bằng nền Tân pháp đơn giản mà phù hợp với con người, phù hợp với luật Trời, thắp lên điểm Đạo nơi mỗi con cái của Ngài hầu tiến dần lên nấc thang Đại Đạo.

Đặc ân hi hữu ngàn năm một thuở này, những ai đã hữu phúc thọ nhận phải biết quí trọng giữ lấy trọn đời. Ai người tâm đạo hãy đến gõ cửa Cao Đài, bước vào môi trường phổ đô, không tự ti, không tự tôn, chỉ cần biết mình là con Thượng Đế, sẽ trở nên người đệ tử bình đẳng của Đức Giáo Chủ Đại Đạo, chắc chắn được Ngài cứu độ trong thời đại ân xá hạ nguơn.

Hỡi nhân loại, Đức Thượng Đế, Đức Đại Từ Phụ Chí Tôn cũng là Đức Cao Đài, là Thầy, đã đến với chúng ta ! Hãy dọn mình, tẩy tâm để làm người học trò xứng đáng đón nhận ánh sáng huyền diệu của Ngài.
 
Nhịp cầu giáo lý
THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý


Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

Quan Âm Tự (Phú Quốc) / Nhịp cầu giáo lý

Suy tư từ World Cup 2006 / Nhịp cầu giáo lý

Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý



Chơn truyền là đâu ? / Nhịp cầu giáo lý


Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý

Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý

Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

Bản thể đại đồng nhân loại / Nhịp cầu giáo lý




Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây