Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
25/05/2006
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/05/2010

Ngược Dòng Đạo Sử


Hình bên: Thiên bàn thời sơ khai (Ảnh trích trong Sử Đạo quyển I, CQPTGLĐĐ-2004)

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa được 80 năm.
1. Thời điểm xuất phát của tân giáo Cao Đài là giao thừa, giờ Tý mồng 1 tết Bính Dần 1926.

2. Các tín đồ thuở ban sơ đã được Đức Chí Tôn giáo chủ Cao Đài điểm danh vào đêm mồng 9 tháng giêng qua bài thơ tứ tuyệt sau đây:

Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh,
Bản đạo khai Sang Quý Giảng thành;
Hậu Đức Tắc Cư thiên địa cảnh,
Huờn minh mân đáo thủ đài danh.

Vào tháng đầu tiên đó, số môn đệ ban đầu chỉ vào khoảng 12 người.

3. Đợt Thiên phong chức sắc lần đầu tiên đã diễn ra vào tháng 3 Bính Dần:
a. Để chuẩn bị cho ngày trọng đại ấy, Thiên phục là một trong những thứ phải được chuẩn bị. Vào cuối tháng 2 Bính Dần, Thầy dạy:
"Trung, nội rằm tháng tới đây con phải nhóm đại hội. Đòi luôn phái Ngọc Phái Ngọc đây là Ngài Lê Văn LịchSau khi Ông Trung khai đàn cho ông Lịch theo lệnh của Thầy vào ngày 28 tháng 2 Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn ban cho ông Lịch:  "Đầu Sư phái Ngọc hiệp quần Nho, Tam Giáo quy nguyên dẫn ngã đồ…" (Lịch Sử đạo Cao Đài, quyển 1, trang 225, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.).đến đặng thọ phong Thiên tước nghe.
Còn thiếu thảo hài. Sắm cho đủ nghe Hiếu, chịu cực may bộ hồng y Thiên phục nữa cho kịp ngày rằm nghe." Đạo Sử Xây Bàn, quyển 1, bản in ronéo trang 106. Trước đó, Đức Chí Tôn đã dạy bà Hương Hiếu may bộ Thiên phục màu xanh da trời cho ông Lê Văn Trung.
b. Đầu tháng 3 Bính Dần (Avril 1926): Đức Chí Tôn dạy may Thiên phục Giáo Tông cho ông Ngô Văn Chiêu.
"Trung, Cư, Tắc, ba con lập tức lên Chiêu, biểu nó phải sắm sửa liền một bô Thiên Phục màu trắng…
(…) Hiếu lại phải nhọc công nữa. Thầy giao phần may sắm cho con. Con liệu cho kịp. Rằm phải có nghe con.(…)"  Đạo Sử Xây Bàn quyển 1, bản in ronéo trang 106.

c. Trong các ngày từ 11 đến 14 tháng 3, Đức Chí Tôn đã dạy chi tiết về nghi thức cho buổi lễ Thiên Phong. Qua đó chúng ta được thấy vai trò quan trọng của hai vị Đầu Sư Lê Văn Trung và Lê Văn Lịch cũng như vai trò quan trọng nổi bật của Hộ Pháp Phạm Công Tắc trong cơ phổ độ. Đây là ba vị được ngự trên ngai của mình trong khi tiến hành nghi thức bái mạng.

d. Vào đêm 14 rạng rằm tháng 3: Trong buổi Thiên phong, Thầy tiếp tục phong thêm:
"Đức, Hậu, phong vi Tiên Đạo Phò Cơ Đạo Sĩ.
Cư, phong vi Tá Cơ Tiên Hạt Đạo Sĩ.
Tắc, phong vi Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ.
Trung, Lịch, đã thọ sắc, cứ tước vị mà theo lịnh sắc mạng Ta.
Kỳ, phong vi Tiên Sắc Lang Quân Nhậm Thuyết Đạo Giáo Sư.
Bản, phong vi Tiên Đạo Công Thần Thuyết Đạo Sư ."

Nếu so sánh danh sách này với danh sách trong bài thơ tứ tuyệt của Đức Chí Tôn điểm danh các đệ tử ban đầu, chúng ta thấy:
- Có thêm Ngài Lê Văn Lịch.
- Đợt đầu tiên này có 8 vị được Thiên phong. Gồm 4 vị về sau là chức sắc Cửu Trùng Đài (2 Đầu Sư: Trung và Lịch; 1 Giáo Sư: Kỳ, 1 Giáo Hữu: Bản) và 4 vị Đồng Tử phò cơ (Tắc, Cư, Hậu, Đức) về sau là chức sắc Hiệp Thiên Đài. Hình ảnh và con số của mỗi bên cũng gợi ý cho chúng ta sự tàng ẩn của định luật cân bằng âm dương.
- Việc Thiên phong cho các vị (Trung, Lịch, Tắc) thể hiện nguyên lý của Đạo: Nếu như Ngài Ngô là người đệ tử đầu tiên được thấy Thiên Nhãn (tượng trưng cho Thái Cực) thì 2 vị Đầu Sư đầu tiên được Thiên phong: Trung Nhựt và Lịch Nguyệt tượng trưng cho âm dương, kế đến Hộ Pháp mang ý nghĩa pháp đạo chuyển vận. Về sau, Đức Đông Phương có giải thích ý này khi nhắc lại sự kiện Thiên phong lần đầu:

"Bần Đạo giải thích về đạo số cho chư hiền được rõ:
Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chí Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên Phong Chức Sắc đầu tiên. Đó là Thượng Trung Nhựt Lê Văn Trung, Ngọc Lịch Nguyệt Lê Văn Lịch, Hộ Pháp Phạm Công Tắc.(…). Ngô Văn Chiêu là một anh cả trong Thập Nhị Tông Đồ đầu tiên. Ngô Văn Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn.
Nói về lý số Thiên Nhãn là con số 1, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực. Kế đến lập thành lưỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự. Đó là Nhựt Nguyệt Âm Dương.
Từ Thái Cực biến Lưỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ Pháp đã tượng trưng." Đức Đông Phương Chưởng Quản, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20.02 Quí Sửu (24.03.1973)

Qua lời dạy của Đức Đông Phương, chúng ta có thể kết luận rằng đàn cơ mà Đức Chí Tôn hướng dẫn về nghi thức Thiên Phong và bái mạng cho ba vị Trung, Lịch, Tắc là đàn ngày 13 tháng 3 Bính Dần tại Vĩnh Nguyên Tự. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 và Đạo Sử Xây Bàn 1 đều không có ghi rõ xuất xứ của đọan Thánh ngôn này.Hôm đó; hai danh từ riêng "Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt" lần đầu tiên được xuất hiện qua lời dạy của Đức Chí Tôn về lời thề khi bái mạng; và Ngài Phạm Công Tắc được ân ban nhiệm vụ Hộ Pháp.

"Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên ân là Ngọc Lịch Nguyệt thề Hoàng Thiên Hậu Thổ trước bửu pháp Ngũ Lôi rằng (…)"

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có lưu lại đàn cơ này nhưng về địa điểm và ngày lập đàn thì lại ghi không được rõ ràng. Nhờ lời dạy của Đức Đông Phương, chúng ta mới có điều kiện để sau này bổ sung chi tiết cho được đầy đủ và chính xác hơn với một sự kiện hết sức trọng đại của lịch sử Đạo.

4. Nghi thức ban sơ về thờ phượng đã được Đức Chí Tôn chỉ dạy vào ngày 11 tháng 3 trong khi hướng dẫn nghi thức lễ Thiên phong và nghi thức nhập môn.
"Trung nghe. Con dời bài vị của Lý Thái Bạch để dưới tượng Thầy. Con dọn dẹp trống hết, để một cái ghế bên trang thờ Thầy. Rồi để lên trên một cái ghế lớn của bộ ghế phòng khách con đó. (đặng làm ngôi Giáo Tông) Ba cái nữa để sắp hàng theo ở dưới đặng làm ngôi cho ba vị Đầu Sư. Con phải bao bốn cái ghế ấy cho tinh khiết.(…)
Con đem bộ Thiên phục Giáo Tông mà để nơi ghế ở trên. Còn bộ của con để giữa, bộ của Lịch bên hữu. Còn ghế tả con phải viết một miếng giấy đề chữ "Thái" cho thiệt lớn mà dán lên chỗ dựa ." Đạo Sử Xây Bàn, quyển 1, bản in ronéo trang 108 – 110.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1, (22 et 23 Avril 1926, 11 và 12 tháng 3 năm Bính Dần). Bài Thánh ngôn có nội dung y hệt nhưng lời văn có đôi chỗ khác biệt:
"Trung nghe. Con dời bài vị của Lý Bạch để dưới tượng Thầy; con dọn dẹp trong hết, để một cái ghế, kế một bên trang thờ; rồi để trên một cái ghế lớn đặng làm ngôi Giáo Tông; ba cái nữa để sắp hàng theo ở dưới đặng làm ngôi cho ba vị Đầu Sư. Con phải bao bốn cái ghế ấy cho tinh khiết. Con đem Thiên phục Giáo Tông mà để nơi ghế ở trên. Còn bộ Thượng Thanh thì để giữa; bộ Ngọc Thanh bên hữu, còn ghế bên tả con phải viết một miếng giấy đề chữ "THÁI" cho lớn mà dán lên chỗ dựa ."


Chúng ta có thể mường tượng khung cảnh lúc bấy giờ, trước giờ Tý rạng rằm tháng 3 Bính Dần, mọi sự sắp đặt trang hoàng đã sẵn sàng:
- Nơi trang thờ: trên hết là Thiên Nhãn Chí Tôn, kế dưới là bài vị Lý Đại Tiên.
- Phía dưới và trước trang thờ Thiêng Liêng là một tấm phản lớn trên đó được đặt 2 hàng ghế.
Hàng thứ nhứt gần trang thờ Thiêng Liêng chỉ có 1 chiếc ngai Giáo Tông (có bộ Thiên phục Giáo Tông màu trắng).

Hàng thứ hai gồm 3 chiếc ngai Đầu Sư, từ dưới nhìn lên Thiên bàn, với thứ tự từ trái sang phải là: phái Thái (dán chữ Thái ở lưng ghế), phái Thượng (bộ Thiên phục màu xanh), phái Ngọc (bộ Thiên phục màu hồng đỏ). Như vậy hôm đó có tất cả là 3 bộ Thiên phục (1 Thiên phục Giáo Tông của ngài Ngô và 2 Thiên phục Đầu Sư của hai Ngài Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt).

Từ chi tiết nghi thức ban sơ này cũng cho chúng ta thấy thứ tự từ trái sang phải của 3 màu vàng, xanh, đỏ của Đạo kỳ sau này.

5. Ngày 14 tháng 3 Đức Chí Tôn hướng dẫn chi tiết về nghi thức Thiên phong cũng như nghi thức bái mạng Thiên phong và nghi thức nhập môn.

"Tới phiên các môn-đệ, từ người đến bàn Ngũ-Lôi mà thề rằng:
" Tên gì ? . . . . . . Họ gì ? . . . . . . Thề rằng: Từ đây biết một đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru, Địa lục ".
Tới trước bàn Hộ Pháp, cũng thề như vậy, rồi mới đến lạy nhị vị Đầu Sư ."

Cuối buổi đàn Thầy dặn:
"Mười một giờ rưỡi Thầy giáng cơ. Phải biểu Lịch nó lập nghi cho có lễ phép ." Đạo Sử Xây Bàn quyển 1, bản in ronéo trang 114.

6. Như đã trình bày ở trên, đã từ lâu Đức Chí Tôn luôn nhắc đến ngày rằm là mốc thời gian thực hiện. Buổi Thiên phong và bái mạng lần đầu tiên đã diễn ra vào đêm 14 rạng rằm tháng ba Bính Dần tại nhà Ngài Lê Văn Trung. Đây chính là buổi lễ nhập môn đầu tiên trong Cao Đài giáo với tất cả 19 môn đệ theo cơ phổ độ lập thệ (gồm cả chức sắc và tín đồ) nhưng không có Ngài Ngô và một vài vị khác có tên trong bài thơ điểm danh vì quý vị đã quyết tâm thực hành trọn vẹn con đường Tâm Pháp Nội Giáo.

"Đêm ấy tất cả là 19 người (…) Sau khi Thầy nhập vào ông Cao Thượng Phẩm rồi, Thầy cầm nhang bước lên bàn thờ (…) Đêm đàn long trọng và tôn nghiêm ấy, Thầy thâu nhận tất cả 19 người (…) Chính Thầy cầm nhang vẽ bùa lên đầu mỗi người quỳ xuống tuyên thệ (…) Tôi được danh dự tuyên thệ trong đêm ấy, dầu đến chết tôi cũng không quên." Trích thơ của nhà báo Nam Đình Nguyễn Thế Phương từ Pháp gởi về cho Đức Hộ Pháp vào ngày 02.02.1955 (địa chỉ 22 rue Lambardie – Paris 12è Như vậy, vào giữa tháng 3 Bính Dần 1926, kể cả những vị theo Ngài Ngô tu vô vi tâm pháp thì đã có hơn 20 đệ tử của Đức Cao Đài.

***
Tóm lại, qua một số chi tiết liên quan đến lần Thiên phong đầu tiên vào rằm tháng ba Bính Dần 1926, chúng ta đã thấy được đầu mối ban sơ cho những nghi tiết sau này trong nghi thức thờ phượng, nhập môn, Đạo kỳ v.v… cùng ý nghĩa Đạo lý của nó.
Đạt Tường
Tháng 3 Bính Tuất 2006
________________

 
 
Đạt Tường

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây