Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
Cao Đài là một nền đạo hướng tới những yêu cầu bức bách cứu khổ nhân sinh trong phạm vi ...
-
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho ...
-
Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...
-
Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, 14 tháng 8 Đinh Tỵ (26-9-1977) Gác áng tường VÂN gót lãng du, Ngút trầm ...
-
Vợ chồng Emil và Liliana Schmid cùng chiếc ôtô ở VN. Chiều 15-1, giữa một đám đông tò mò ở trung ...
-
. . .Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất ...
-
Theo những tư liệu về báo chí Cao Đài còn lưu lại tại các thánh sở Đại Đạo hay của ...
-
Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ...
-
Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm ...
-
Vũ trụ bao la thiên hình vạn trạng, trước mắt chúng ta thấy được, là do sự cảm nhận; sự ...
-
Này chư đệ muội ! mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn ...
Nhịp cầu giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Chơn truyền là đâu ?
Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa . . . con người thời đại bắt đầu tự hỏi "chân lý là đâu, chân truyền là đâu?"
Thiển nghĩ người học đạo không cần lý thuyết cao xa cũng có thể giải đáp câu hỏi nầy.
– Trước nhất chỉ ra nơi tìm chân lý đó. Nó ở ngay nơi bản thân mỗi người, vì làm người ai cũng có cái tâm và cái thân. Vấn đề là ta có làm chủ được thân tâm không. Tâm nhiều ham muốn thì thân vất vả hao mòn; thân quá gian nan thì tâm đau khổ. Phép trị tâm là trừ thị dục; phương trị thân là sống tiết độ. Xưa nay các thánh nhân, giáo tổ cũng không nói khác.
– Nhưng con người là một chủ thể xã hội. Dù muốn dù không, đương nhiên con người có những quan hệ gia đình, xã hội thường xuyên trong đời sống. Muốn có sự an lạc, không thể chỉ lo cho bản thân. Nhân nghĩa, chính trực sẽ tạo nên môi trường xã hội tốt đẹp để có cuộc sống hạnh phúc.
– Hơn nữa, giá trị cao cả của con người là hoàn thành nghĩa vụ làm người. Đời người không chỉ để sống, để hưởng thụ mà phải học tập, làm việc để xây dựng xã hội đương thời và để lại di sản cho tương lai.
– Nói rộng ra thì cái quý nhất của con người là tình người. Dù trong hoàn cảnh nào, với khả năng nào, tình người đều đem đến kết quả tốt cho bản thân và tha nhân. Tình người nối kết mỗi con người
với cộng đồng nhân loại.
– Nhưng con người toàn diện không chỉ có cuộc sống nhân sinh, con người đã đạt đến nấc thang tiến hóa có
tâm linh thần diệu. Chính tâm linh của con người nối liền con người với vũ trụ, với tình bác ái vô biên. Nếu các lớp vỏ thể xác, dục vọng, tình cảm, tri thức của con người còn bao bọc tâm linh, thì con người không thể vượt ra ngoài phạm vi bản ngã thế nhân. Chiếc chìa khóa chân truyền nằm trong một thể xác tịnh khiết, một tâm hồn vô tư vô ngã. Và hãy thực hành mới thấy chân lý.
Các giáo tổ thánh nhân đã đạt đến chân lý ấy trước khi có kinh kệ, giáo lý, giáo đường. Đó chỉ là phương tiện hướng dẫn con người tự tìm chân lý nơi chính mình, nếu lấy phương tiện làm mục tiêu, khác nào giam hãm tâm linh thêm một lần nữa!
Nhưng Đức Thượng Đế không yên lòng trước những thử thách quá lớn lao trong nội tâm con người. Đức Ki-Tô từng nói "Hãy xin, thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho." (Mathieu, 7:7). Đến thời đại nầy Đức Chí Tôn lại phán:
Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo,
Cho thế gian cải tạo thanh bình.