Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...


  • CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng ...


  • Người tín đồ Cao Đài tin rằng các bậc Giáo Tổ từ Nhứt Kỳ đến Nhị Kỳ Phổ Độ đều ...


  • Đêm Trung Thu Bàn Đào Hội Yến, Cuộc tương phùng u hiển tình thâm; Chứng lòng Mẹ mới giáng lâm, Nương huyền linh ...


  • Cư trần lạc đạo / Thiện Hạnh

    Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu ...


  • Trong kinh nhựt tụng Cao Đài, bài Tiên giáo Chí Tâm Quy Mạng Lễ, xưng tụng Đức Thái Thượng Đạo ...


  • Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định ...


  • Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...


  • Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ ...


  • Sống tự nhiên / Đức Vô Cực Từ Tôn

    Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...


  • Tây Minh / Lê Anh Minh trích dịch

    Tây Minh vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng 乾 稱 trong Chính Mông正 蒙 của Trương Hoành ...


  • Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...


06/06/2013
Trần Thúy Điềm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/06/2013

BỒ TÁT TARA ( BỒ TÁT LAKSMINDRA - LOKESVARA)


VỀ PHO TƯỢNG LAKSMINDRA - LOKESVARA và PHẬT VIỆN ĐỒNG DƯƠNG

Vào năm 875, một vương triều mới xuất hiện tại vương quốc Champa cổ : Vương triều Indrapura, do vua Indravarman II sáng lập. Cùng với sự ra đời của triều đại này là sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo và tôn giáo này đã chiếm ưu thế tuyệt đối ở Champa thay thế cho Siva giáo trước đó.
Là một tín đồ Phật giáo và tự xem mình đã được đồng nhất với Phật dưới dạng Bồ tát Lokesvara, vua Indravarman II tự đặt cho mình một tên gọi khác là Lakmindra Bhumisvara Gravasvamin và cho xây dựng Phật viện Đồng Dương để thờ Bồ tát Laksmindra-Lokesvara, cách Trà Kiệu 20 km về phía Nam, nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Rất tiếc, ngày nay khu di tích quan trọng vào bậc nhất về kiến trúc Phật giáo của Champa này gần như bị phá huỷ hoàn toàn trong thời gian chiến tranh, chỉ còn lại duy nhất một mảng tường tháp không nguyên vẹn mà nhân dân quanh vùng gọi là " Tháp Sáng ".
Phật viện Đồng Dương được xây dựng với một tổng thể kiến trúc huy hoàng và tráng lệ vào bậc nhất trong giai đoạn này, đó là một tổng thể nghệ thuật độc đáo tuân theo một bố cục mang tính Phật giáo Đại thừa, một kiến trúc thích nghi hoàn toàn với sự thờ cúng Phật giáo nhưng vẫn giữ được các phương thức xây cất truyền thống bản địa. Là sản phẩm của trí tuệ và tâm linh, thẩm mỹ của Đồng Dương như hướng hoàn toàn vào việc tìm kiếm một sự trang nghiêm nhưng thanh thản, gần với lí tưởng tôn giáo,vì thế, đã kết hợp được những xu hướng mâu thuẫn trong kiến trúc : sự phối hợp giữa tính lễ nghi của tôn giáo, sự dịu dàng của dòng chảy thời gian và sự dữ dội cuồng nhiệt của tính chuyển động.
Đồng Dương là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á, trải dài trên 1330m, theo hướng Đông -Tây, bao gồm nhiều thánh đường và tu viện lớn. Sự ra đời của Phật viện Đồng Dương đã làm xuất hiện thêm một phong cách nghệ thuật mới trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa cổ : phong cách Đồng Dương , một phong cách nghệ thuật độc đáo, mạnh mẽ và gây nhiều ấn tượng nhất trong lịch sử nghệ thuật của vương quốc Champa cổ .
 
Nghệ thuật Đồng Dương chủ yếu là nghệ thuật Phật giáo Đại thừa, vì vậy, để đáp ứng cho sự phát triển của tôn giáo này, người nghệ sỹ Chăm đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm bằng đá và một số ít bằng kim loại, như tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng những con vật thiêng và đặc biệt là những bệ thờ với các bức chạm nổi thể hiện những cảnh liên quan đến cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Với một phong cách hoàn toàn mới : hình vân lăn tăn xoắn xít quyện lẫn với những hình hoa tròn nhiều cánh, những cành lá lượn, những vòm cuốn phủ đầy trên những mảng trang trí và trên những đồ trang sức của các nhân vật hoàn toàn mang đặc chủng Chăm. Phong cách Đồng Dương đã tạo nên một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử nghệ thuật Chăm. Từ tư duy, người nghệ sĩ Chăm đã thực hiện những bước đột phá, nhằm loại bỏ dần những ảnh hưởng ngoại lai, tìm về với bản sắc dân tộc, khiến sức sống mạnh mẽ nhất của nghệ thuật bản địa bùng lên rực rỡ, toả sáng các chủ đề nghệ thuật trong giai đoạn này.
Năm 1901, Louis Finot, một nhà nghiên cứu người Pháp, đã công bố trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ- Pháp ( L'EFEO) về 229 tác phẩm tìm thấy tại Đồng Dưong. Một năm sau đó, 1902, Henri Parmentier- một kiến trúc sư, đồng thời cũng là một nhà khảo cổ người Pháp, đã tổ chức một cuộc khai quật tại khu di tích này và tìm thêm được rất nhiều tác phẩm quí hiếm khác trong khu tháp chính của Đồng Dương. Mặc dù số lượng hiện vật tìm thấy tại Đồng Dương lúc đó đã tăng lên đáng kể , nhưng một câu hỏi được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu quan tâm đến Đồng Dương , khiến cho họ trăn trở trong sự tìm tòi và nghĩ suy trong nhiều năm dài : Tại sao trong số những hiện vật tìm thấy lại không có pho tượng chính, mang tên Phật viện mà bia ký Đồng dương đã để cập đến ? Đâu rồi Laksmindra-Lokesvara? Sự thiếu vắng pho tượng mà người ta biết chắc phải có đó, đã khiến cho bức phác hoạ về toàn cảnh của khu trung tâm Đồng Dương như hụt hẫng, trống vắng..
Nhiều giả thuyết đã được đặt ra từ những nhà nghiên cứu nổi tiếng như Henri Parmentier , Jean Boisselier...rồi những câu trả lời, những sự tranh luận cứ nối tiếp nhau trong những giả định mập mờ , không sức thuyết phục. Cuối cùng, câu hỏi đã rơi vào sự lặng thinh và dần đi vào sự quên lãng trước vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn của các tác phẩm điêu khắc khác. Cho đến một ngày nắng đẹp năm 1978, do một sự ngẫu nhiên đến lạ lùng, không phải từ những nhà khảo cổ hay những nhà nghiên cứu về nghệ thuật Chăm, mà chính những người dân hiền lành sống quanh khu di tích đã tìm thấy pho tượng trong một lần làm ruộng, sự phát hiện này đã khiến cho Nữ thần phải bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong lòng đất hơn mười thế kỷ.
Ngay lập tức, sau phát hiện tuyệt vời này, pho tượng đã được đưa ngay về đúng vị trí cần thiết để bảo quản : Bảo tàng Điêu khắc Champa- Đà Nẵng. Vẻ đẹp siêu thoát của pho tượng đồng thanh có một không hai này, đã làm sửng sốt, bàng hoàng và choáng ngợp những nhà nghiên cứu về văn hoá Chăm. Không chậm trễ, Jean Boisselier đã có ngay một bài viết về tác phẩm này với tên gọi Bồ Tát Tara, kế đến Ngô văn Doanh cho rằng đây chính là pho tượng Laksmindra-Lokesvara mà người ta đã tìm kiếm và chờ đợi trong nhiều năm dài.
Cao 1m148, đây không chỉ là bức tượng bằng đồng thanh lớn nhất được tìm thấy, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện rõ nhất đặc tính kì lạ và độc đáo của nghệ thuật Chăm trong giai đoạn này. Dáng vẻ uy nghi, thân hình cân đối, tượng Laksmindra- Lokesvara đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước như ban phước lành. Tay phải cầm đoá hoa sen, tay trái cầm con ốc biển úp ngược, bị bẻ gãy khỏi 2 bàn tay của Nữ thần, và bị thất lạc trong dân chúng một thời gian nhưng sau đó được tìm thấy và hịên nay hai vật cầm tay này đang được vị chủ tịch UBND xã Bình Định, huyện Thăng BÌnh, tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm gìn giữ trực tiếp. Đầu Nữ thần đội mũ Jatamukuta rất cổ, tóc được vấn cao gi ấu trong mũ. Phía trước mũ có hình của Phật Amitabha (Phật Adiđà). Trên trán có khắc hình Urna ( huệ nhãn ) - biểu trưng của các vị Phật và Bồ tát trong Mahayana. Khuôn mặt mang vẻ dịu dàng, bác ái với những đường nét đặc trưng Chăm của Đồng Dương: hai hàng lông mày nối liền nhau, đôi mắt to mở rộng, đường mí mắt được viền bằng vàng, có hình con ngươi bằng ngọc thạch, rất hiếm thấy ở điêu khắc Chăm. Mũi thẳng nhưng cánh mũi khá to. Miệng rộng, môi lớn, vành môi rất rõ nét. Đôi tai to, dài với những chi tiết cách điệu rất đẹp.
Phần thân trên của tượng để trần, lộ rõ bộ ngực tròn đầy trên vòng eo thon nhỏ nhắn, một chiếc váy dài phủ đầy những đường xếp ly dày đặc được khoác từ eo đến mắt cá chân làm tăng thêm sự mềm mại và uyển chuyển của thân hình Nữ thần.
Rõ ràng, dựa trên những đặc điểm và những biểu trưng vừa phân tích, thì đây chính là pho tượng Bồ Tát Laksmindra-Lokesvara, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ IX- đầu thế kỷ X, hay cũng chính là Quan Thế Âm Bồ Tát _( Avalokiteshvara ) của Phật giáo. Trong các vị Bồ Tát của Phật giáo Mahayana, Quan Thế Âm Bồ Tát thường xuất hiện với hoá thân nữ, mũ đội luôn mang hình Phật Amitabha, đồng thời, cành dương liễu và bình nước cam lồ vốn là hai vật cầm tay biểu trưng của Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng ở đây vị Quan Thế Âm Bồ Tát Đồng Dương này có hai vật cầm tay đặc trưng khác của Phật giáo Champa: bông sen và ốc biển. Điều này càng được khẳng định hơn khi nhìn vào vào bức phác hoạ của Henri Parmentier đã đưa ra sau cuộc khai quật tại Đồng Dương năm 1902. Trong bức phác họa này, tượng Phật Thích Ca ( Cakyamuni )đang ngồi chính giữa với tư thế thiền định trong sự bảo vệ của mãng xà vương Muchalinda .Bên trái là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ( Laksmindra-Lokesvara) mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Bên phải là tượng Đại Thế chí Bồ Tát và phải chăng đây chính là pho tượng Phật bằng đồng cao 1m08 mà L. Finot đã phát hiện năm 1901 tại Đồng Dương, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh ?
Tuyệt tác Lasmindra- Lokesvara hiện nay đang được trưng bày ở một vị trí trang trọng nhất tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà nẵng.

TRẦN THUÝ ĐIỂM
BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM Đà Nẳng
http://www.chammuseum.danang.vn/TabID/62/CID/28/ItemID/144/default.aspx
Trần Thúy Điềm

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây