Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
09/09/2020
Hồng Hoa

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/06/2021

Tóc cài hoa sứ


TÓC CÀI HOA SỨ

                                                                                                                                                                  HỒNG HOA

Mùa Vu Lan thường gọi là Mùa Báo Hiếu. Mùa này thường rộ lên những bài viết, bài thơ với đề tài “BÔNG HỒNG CÀI ÁO”. Những bài này luôn gợi lên tâm thức nhớ ơn tổ tiên cha mẹ. Đây là một truyền thống đạo đức có ính văn hóa rất cao.

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, các chùa, các thánh thất tổ chức những chương trình cầu siêu cho thân nhân tín hữu quá vãng, kể cả cầu siêu thăng cho vô số chơn linh cõi âm chưa siêu thoát. Trong đạo Cao Đài hầu hết các Thánh thất Thánh tịnh đều tổ chức những buổi cầu siêu suốt tháng 7 gọi là lễ Trung Ngươn Thắng Hội.

Song song với các thời cúng cầu siêu, các thánh sở đạo Cao Đài còn tổ chức các buổi thuyết đạo hoặc nói chuyện đề tài báo hiếu, tri ân chư vị tiền bối tiền nhiệm quá vãng trọn đời phụng sự đạo Trời.


Gần đây, nhân lễ Trung ngươn, một số Hội thánh đã tổ chức Lễ Tri ân chư chức sắc Tiền bối trong Hiệp Thiên Đài. Đây là những nghi thức tri ân tiền bối rất trang trọng hướng về công đức chư Tiền bối Hiệp Thiên Đài. Đây là những nghĩa cữ hết sức đặc biệt đối với hàng tín hữu hậu tấn đạo Cao Đài. Vì, ngay từ khi lập đạo. Đức Chí Tôn đã phán rằng “ Hiệp Thiên Đài còn thì Đạo Còn”.

Quý đạo hữu có dịp đến viếng các Thư viện Cao Đài tại các Hội Thánh hay Cơ quan đạo, thử quan sát hay tra cứu các tủ kinh sách Cao Đài phát hành từ thời khai Đạo gần 100 năm qua.  Đó là những di sản đồ sộ mà chư tiền bối Tiền khai Đại Đạo thuộc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. Nhất là HTĐ có công đức to lớn trong công cuộc tiếp điển tả kinh và điều độ cơ Đạo bằng Thánh ngôn Thánh giáo. Thầy Chí Tôn từng dạy rằng: “ Thầy nói như nay Thầy truyền Đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm[1]


Thữ suy ngẫm 2 chữ “mầu nhiệm” trong thánh ngôn. Theo người viết, sự “mầu nhiệm” này không những ám chỉ bộ máy cơ bút là phương tiện vật chất (xem ảnh), nhưng sự mầu nhiệm chủ yếu chính là sự “tiếp điển “ của người đồng tử” (medium). Những vị đồng tử thuộc HTĐ là những người có năng khiếu đặc biệt được Thiêng Liêng chọn để thực hiện những công trình “mầu nhiệm”. Ý nghĩa mầu nhiệm còn là tác dụng giác mê khải ngộ của lời vàng tiếng ngọc cao siêu mầu nhiệm của Kinh điển Cao Đài, của thánh giáo ngàn năm có một trong những công trình trình thiêng liêng mầu nhiệm ấy.


Không phải đi đâu xa, tại thư viện CQPTGL ĐĐ ( Cơ Quan), chỉ từ 1965 đến nay (2020) các kết tập thánh giáo có tên Thánh Giáo Sưu Tập cũng đủ chứng minh công trạng vô song của Bộ phận HTĐ Cơ Quan. Trong đó, ngoài các vị từng chủ trì HTD / Cơ Quan liễu đạo, công đức hai vị đồng tửmãn nhiệm và đương nhiệm không có giá trị vật chất nào so sánh được. Những giá trị tinh thần và tâm linh ấy đã từng được bao nhiêu chức sắc và nhân sanh toàn đạo nhìn nhận làm tư liệu nghiên cứu giáo lý, giảng dạy, tu học đạo pháp. Đó là những công trình không bao giờ đánh đổi được bằng tiền bạc hay những gì quý giá nhất trên đời. Bởi thuộc về mầu nhiệm Tiên Thiên vĩnh cửu, siêu việt tất cả những giá trị Hậu Thiên vô thường.


Trở lại mùa Vu Lan Báo Hiếu Tri Ân cũng là lễ Trung Ngươn Thắng Hội , qua đó các Hội Thánh đã và đang cữ hành các kỳ cầu siêu và tri ân Tiền bối như lễ tưởng niệm tri ân chư Chức sắc Hiệp Thiên Đài.

Đối với chư vị đã trở về cõi Thiêng liêng, lòng tri ân của chúng ta thể hiện bằng các lễ tưởng niệm đã đành, nhưng  hồi tưởng lại lúc sanh tiền, chư vị ấy đã hy sinh quá nhiều mà đã được đền đáp bao nhiêu ?  Trong thế hệ HTĐ gần gũi chúng ta, chúng ta có còn nhớ một vị Nữ sứ mạng trong HTĐ (độc giả & truyền pháp), qua đời vào độ tuổi chưa quá 70 đã ra đi trong hoàn cảnh hết sức bi đát, sống kham khổ, nương thân trong căn phòng nhỏ hẹp của trụ sở đạo, cuốiđời tạ thế do bệnh kinh niên. Sự chấp nhận hy sinh của người con tin Thượng Đế như thế đành do thiên mệnh, nhưng còn để lại hai người con tiếp tục hiến dâng  theo đuổi đạo nghiệp bởi lời dặn dò phụng sự cơ đạo của mẹ.


Thời gian qua, luật công bình đã bù đăp cho hai sứ mạng thiên ân tiếp nối. Nhưng dù ai thuộc căn cơ nào đi nữa, đã mang xác phàm vào đời, hễ được ơn thì cũng chịu cộng  nghiệp.

Nhưng đứng làm người, hơn nữa là người tu, đã thọ ơn phải trả ơn; dù trong trang huống nào chúng ta không thể thay quyền Thương Đế phán xét cách nào để quên ơn vì “Thầy không giao Chánh pháp cho tay phàm”. Huống chi, Thầy đã dạy: “Con thương được kẻ ghét con mới được gần Thầy”

“Mấy dòng tâm huyết gởi cho nhau,
Dầu được, dầu không, dẫu thế nào,
Đê vỡ nước tràn chim nhớ tổ,
Thiên cơ nhân sự biết làm sao!”

[...] “Thế vận đã xoay, dù muốn dù không gì thì việc gì đến nó cũng sẽ đến. Một xã hội Tượng nguơn sẽ được xây dựng trên nền tảng của Đại Đạo: công bình, chính trực, bác ái, từ bi, đại đồng.

Hỡi ai đang tha thiết với tiền đồ Đại Đạo, hãy dụng thế ngũ hành sơn  chống vững lâu đài nhân thế. Trước sau gì cơ tiến hóa của con người đều phải đi đến đó. Hỡi ai đã biết mục tiêu, hãy nhắm hướng đi để đạt đến, đừng hờ hững lại sụp vào hố sâu phán xét, rừng thẳm đọa đày. Vòng pháp luân 3 sẽ nghiền nát những khối dục vọng làm ngăn đường lấp lối hay ngược lại với số định vận hành”.[2]

Trở lại mùa Vu Lan Báo Hiếu, người Phật tử  thường phát tâm viết các đề tài “ Bông Hồng Cài Áo”, đối với tìn hữu Cao Đài có thể gọi là “ Trung Ngươn Thắng Hội Tri Ân”, thể hiện bằng biểu tượng “ Tóc Cài Hoa Sứ”?

 

 Ảnh minh họa ở đầu trang



[1]ĐỨC CHÍ TÔN

Thánh Truyền Trung Hưng Q.1

Số 39. Chơn Truyền Của Đại Đạo

 

[2] Chư Tiền Khai Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)

Hồng Hoa

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây