Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...


  • Giới khẩu kinh / Thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...


  • Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...


  • Thánh giáo Trung Thu Canh Tý / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    (Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...


  • KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập

    Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ...


  • Khuyên con nhìn chơn lý đạo / Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn

    THÁNH THẤT BÌNH HÒA (Gia Định) Ngọ thời Rằm tháng 8 Đinh Mùi (18-9-1967) THỂ-LIÊN TIÊN-NỮ chào chư Thiên sắc, Chị mừng ...


  • Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng ...


  • Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch TƯ KHẢO  思 考 – TRỊ THẾ  治 世 313. Bất dục ...


  • Xuân nầy cá sẽ hoa rồng, Việt Nam muôn thuở Thăng Long: ý Trời.


  • Đề tài: Phương pháp vô tư tự kiểm để tinh tiến Minh Lý Thánh Hội - Tuất thời 16 tháng 6 ...


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / BBT. CAO ĐÀI GIÁO LÝ

    Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ...


  • Long Thụ / Sưu tầm

    Động cơ trung tâm cho việc hoá độ của Long Thụ – một công trình hoằng pháp lập cơ sở ...


05/03/2007
Trích quyển Sử Đạo

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Tiểu sử Ngài Trần Đạo Quang

NGÀI TRẦN THANH NHÀN (Thái Lão Sư TRẦN ĐẠO QUANG) (1870 - 1946)

Ngài Trần Đạo Quang tên tục là Trần Thanh Nhàn, Nhiều sách ghi rằng Ngài tên Trần Văn Quang. Nhưng theo sự xác nhận của chư vị trưởng thượng ở Linh Quang Tự (Minh Sư) và nhất là của cô Nguyễn Hương Sang (tên riêng Nguyễn Thị Sang, sanh 7.12 Ất Tỵ (1904) , thường được gọi là Cô Tư Thanh Sang. Tu theo Minh Sư từ năm 18 tuổi, cô Tư là đệ tử tâm phúc của Ngài Trần Đạo Quang.Từ năm 1980, cô Tư được ân phong phẩm Nữ Đầu Sư Hội Thánh Minh Chơn Đạo): Ngài tên là Trần Thanh Nhàn.

Ngoài ra, tác giả Hành Sơn (đạo trưởng Thanh Long - Hội Thánh Truyền Giáo) trong bài "Lược sử Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang" có ghi chú: "Lúc đi Trung truyền Đạo, Ngài chưa có giấy thuế thân, phải lấy tên Hà Văn Thuần của người trong làng xin căn cước mới được ra Trung. Vì vậy, Ngài đứng tên bất động sản tại Đà Nẵng hay những nơi khác là Hà Văn Thuần"
sinh giờ Dần ngày 10-11-Canh Ngọ (31-12-1870) tại Ban Dầy, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường. Ngài là con trai duy nhất (thứ năm) của cụ ông Trần Chí Hiếu và cụ bà Dương Mỹ Hậu. Ông bà làm nghề nông, tu theo phái Phổ Tế (Minh Sư).

Năm 12 tuổi, Ngài Trần Thanh Nhàn phát tâm tu theo Minh Sư, ba năm sau đại nguyện trường trai, học đạo với Thái Lão Sư Trần Đạo Cửu.

Năm Canh Dần (1890), Ngài xuất gia tu hành, qua Nhị Bộ năm 1891 và Tam Bộ năm 1892.  Năm Giáp Ngọ 1894, Ngài tu tiến lên Nhị Thừa, lần lượt qua 4 bậc:  Thiên Ân (1894); Chứng Ân (1900); Dẫn Ân (1903) và Bảo Ân (1906). Năm Canh Tuất (1910), Ngài tiếp tục tu lên Tam Thừa, qua hai bậc:

-  Đảnh hàng:  Đạo hiệu là Trần Vận Quang.

- Thập Địa (1914): Đạo hiệu là Trần Đạo Quang, phẩm Đại Lão Sư, năm ấy Ngài 45 tuổi.

Được sự tín nhiệm của 12 vị Đại Lão, Đại Lão Sư Trần Đạo Quang nhận phẩm Thái Lão và về trụ trì Linh Quang Tự  (Gò Vấp) là Tổ Đình tông Phổ Tế.  Tổ Sư Trần Đạo Khánh chuẩn bị truyền thọ Tổ mạng "An Nam Đệ Nhất Tổ" cho Thái Lão Sư Trần Đạo Quang, thì vào đầu năm Bính Dần (1926), vâng lịnh Đức Cao Đài, quý ngài:  Thượng Trung Nhựt, Cao Quỳnh Cư, Lê Bá Trang, Nguyễn Văn Kinh... đến đề nghị lập đàn tại Linh Quang Tự.

Hôm ấy, Đức Cao Đài giáng đàn, dạy Thái Lão Sư quy hiệp về Tam Kỳ Phổ Độ.  Sau khi bạch hỏi vài điều, Thái Lão Sư xin có thời gian sắp xếp đạo sự và tuân mạng.  Đây thật là một ngạc nhiên lớn trong nội bộ Minh Sư.  Nhờ vậy, về sau khá đông tín đồ Minh Sư từ Nam ra Trung theo gương Thái Lão Sư quy hiệp Cao Đài.

Ngày Lễ Khai Minh Đại Đạo Rằm tháng 10 tại chùa Gò Kén, Đức Cao Đài đặc trách Ngài Trần Đạo Quang phần Thâu (cùng với Ngài Thái Thơ Thanh và Hòa Thượng Như Nhãn). Qua Lễ Khai Minh, sau khi Thượng Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương quy Thiên (5-11 Bính Dần), ngày 12-12-Bính Dần, Đức Chí Tôn ân phong cho Ngài Trần Đạo Quang phẩm Quyền Chưởng Pháp phái Thượng. Đàn ngày 19-12-Bính Dần, Đức Lý Thái Bạch  có dạy:

 "Thượng Trung Nhựt, hiền hữu phải viết thư cho Đạo Quang Quyền Thượng Chưởng Pháp, nói rằng...."  ( Hương Hiếu, Đạo Sử II )

Một vài năm sau, khi Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ quy Thiên, Ngài được ân phong Ngọc Chưởng Pháp tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Ngài Trần Đạo Quang hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh một thời gian.  Đến cơ biến chuyển tại Tòa Thánh, Ngài về lại Linh Quang Tự.

Năm 1931, Ngài cùng hợp tác với nhiều vị Tiền Bối  gầy dựng phái Minh Chơn Lý (Mỹ Tho).  Đến 1935, phái Minh Chơn Lý có sự phân ly, Ngài xuống Hậu Giang cùng quý vị:  Cao Triều Phát, Phan Văn Thiệu... lập Hội Thánh Minh Chơn Đạo.  Thời gian này, Ngài vẫn hành đạo với phẩm vị Ngọc Chưởng Pháp.

Từ khi Ngài quy hiệp về Cao Đài, rất đông đạo đồ Minh Sư đã muốn tùng theo. Năm 1937, Ngài ra Trung Kỳ hướng dẫn và tiếp nhận hàng ngàn đạo đồ theo về với nền Tân Pháp. Cùng năm ấy, Ngài chủ trì xây dựng Trung Thành Thánh Thất (Đà Nẵng), đến mồng 8 tháng 4 Mậu Dần (1938) khánh thành.  Theo Thánh lệnh, Ngài trở về Bạc Liêu lo việc tạo tác ngôi Bát Quái Đồ Thiên (Hà Tiên).

Ngài Trần Đạo Quang quy Thiên vào giờ Dậu ngày 17-2-Bính Tuất (1946). Do đang loạn lạc, các đệ tử Minh Sư an táng Ngài tại nghĩa trang Minh Sư gần Linh Quang Tự (Hanh Thông Tây).  Sau này, Linh Quang Tự và nghĩa trang phải giải tỏa do mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 15-8-Bính Thân (1956), Ngài được cải táng về nghĩa trang phía sau Thánh Tịnh Minh Kiến Đài ( GòVấp ).
Trích quyển Sử Đạo
Tiểu sử Ngài Trần Đạo Quang / Trích quyển Sử Đạo

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây