Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Đạo Phật / Sưu tầm

    Đạo Phật, hay Phật giáo, là một tôn giáo và triết lý do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) khởi xướng, ...


  • Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

    Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...


  • NGAI CỦA ĐỨC HỘ PHÁP / Châu Đạo California

    Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...


  • Bản hợp xướng giữa xuân tâm và xuân cảnh Thiện Quang Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông ...


  • BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU


  • Trịnh Công Sơn / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...


  • ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức ...


  • Tôn Giáo là cái riêng của con người / Thiện Chí lược dịch

    " Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...


  • Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị ...


  • Về đâu quan họ? / Thu Hà - Tuổi Trẻ Online

    Tại hội thảo quốc tế "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại qua trường hợp ...


  • SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...


  • Cao Đài là một nền đạo hướng tới những yêu cầu bức bách cứu khổ nhân sinh trong phạm vi ...


14/06/2007
Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/07/2007

Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể

1. Giải thích hai chữ Cao Đài

Đài:  臺

Theo tự điển Thiều Chửu, [1] nói đến chữ "Đài" là nói đến:

·  chiều cao trong xây dựng (ví dụ: nền cao, nhà cao);

·  một vị trí cao trong tổ chức hành chính (ngày xưa gọi quan Thượng thư là Trung đài, thời nhà Hán có chức quan Ngự sử đài).

Theo Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, chữ "Đài" trong "Cao Đài" được dùng để chỉ khách quan tính trong kiến trúc của Trời Đất. Mọi vật trong Trời Đất đều mang một cấu trúc có thứ bậc, bao gồm nhiều tầng lớp và cấp độ, trong đó, mỗi tầng lớp (cấp độ) đóng một vai trò xác định để hình thành và duy trì sự hiện hữu của toàn bộ cấu trúc: tầng dưới làm nền tảng cho tầng trên, tầng trên phát huy tác dụng của tầng dưới.[2]

Cao:  高

Theo tự điển Thiều Chửu, [3] "Cao" nghĩa là:

·  có khoảng cách lớn, đối với mặt đất theo hướng thẳng lên;

·  hơn hẳn mức bình thường (cao quý, cao thượng, thanh cao), giỏi, vượt hơn thế tục.

Theo Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, chữ "Cao" trong "Cao Đài" được dùng để chỉ chủ thể tính trong nhận thức của con người, lên quan đến tinh thần, lý tưởng của con người.[4]

Qua những diễn giải trên đây, chúng ta thấy hai chữ "Cao Đài" là một sự kết hợp giữa hai mặt bổ túc cho nhau:

·  chủ thể tính của con người (Cao) và khách quan tính của Trời Đất (Đài),

·  siêu nhiên (Cao) và tự nhiên (Đài),

·  tinh thần (Cao) và vật chất (Đài),

·  lý tưởng (Cao) và thực tế (Đài),

·  đạo (Cao) và đời (Đài), v.v…

Mọi sự vật trong thế giới này đều được cấu tạo theo cùng một cách thức: chúng đều là một chỉnh thể được lắp ghép từ nhiều phần tử khác biệt cùng thỏa mãn những điều kiện, tính chất nhất định. Ví dụ, cơ thể của con người là một chỉnh thể, được lắp ghép, hình thành từ những cơ quan nội tạng, tứ chi, cùng với một khối óc tinh vi làm cơ quan đầu não. Mỗi phần tử cấu tạo nên cơ thể này, đến lượt mình, lại là một chỉnh thể được lắp ghép từ những thành phần nhỏ hơn. Cứ tiếp tục suy luận như vậy, vạn vật đều là những chiếc "Đài" được cấu tạo bởi nhiều tầng lớp khác nhau.

Mặt khác, mỗi sự vật trong thế giới này cũng là một mảnh ghép nào đó của một thực thể rộng lớn hơn, những tầng lớp nào đó của một chiếc "Đài" to lớn hơn. Cứ như vậy, ta suy ra rằng tất cả mọi sự vật trong Trời Đất, dù nhỏ hay lớn, và dù khác biệt nhau như thế nào, cũng đều là những mảnh ghép ở những tầng lớp khác nhau của vũ trụ đại thể. Những mảnh ghép này là những thành phần bổ túc cho nhau để cùng tạo nên cái tổng thể của Càn Khôn vũ trụ.

Trong sự sinh diệt của vạn thể, những mảnh ghép này lúc thì tụ lại, lúc thì tán ra, và vũ trụ có vẻ giống như một trò chơi ghép hình (puzzle) của Tạo hóa. Nhưng đây hoàn toàn không phải là một trò chơi, mà là một hoạt động được định hướng rất mạnh mẽ và rõ ràng của vũ trụ để tiến hóa.

Sự định hướng đó như thế nào? Toàn bộ chiếc "Đài" của Càn Khôn vũ trụ, cũng như tất cả vô số những chiếc "Đài" của mọi cấu tử tạo nên vũ trụ, đều phải phát triển những giá trị tinh thần của chính mình. Các cấu trúc vật chất có thể sinh diệt, tán tụ,… vào lúc này hay lúc khác, nhưng những giá trị tinh thần phải được tích lũy theo thời gian. Như vậy, mọi chiếc "Đài" đều phải gia tăng độ "Cao" của những giá trị tinh thần. Và đó chính là sự định hướng và ý nghĩa của "trò chơi ghép hình" này.

Với những nhận xét như trên, chúng ta có thể đi đến định nghĩa về hai chữ "Cao Đài" như sau:

"Cao Đài là một chỉnh thể, được cấu tạo bởi nhiều tầng lớp và được lắp ghép từ các phần dị biệt cùng thỏa mãn những điều kiện, tính chất nhất định để tạo thành một chỉnh thể duy nhất; chỉnh thể đó, mang đầy đủ ý nghĩa hai yếu tố: lý tưởng với thực tế, đạo với đời, lượng và phẩm, vật chất và tinh thần, để cho con người tri và hành theo chỉnh thể đó".

Định nghĩa này cho thấy khái niệm "Cao Đài" bao quát cả hai phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, thoát khỏi mọi giáo điều tôn giáo nhưng luôn dựa trên căn bản đạo lý. Định nghĩa này cũng xác định một tính chất phổ quát trong vạn vật mà ta có thể gọi là tính Cao Đài. Tính Cao Đài là tính chất mà nhờ đó, mọi vật đều có khả năng bổ túc cho nhau trong việc tạo nên cái đại thể của vũ trụ.

2. Cao Đài là nguyên lý về tính nhất thể

Định nghĩa về hai chữ "Cao Đài" như trên đây cho thấy rằng, mọi sự vật khác biệt đều là những thành phần của một tổng thể vũ trụ duy nhất. Rõ ràng, cái MỘT của toàn bộ vũ trụ phải chứa đựng tất cả, và tất cả đều là sự biểu hiện cho sự tồn tại toàn phần của cái MỘT. Ở đây, MỘT có nghĩa là cái toàn thể hợp nhất và duy nhất của tất cả.

Như vậy, khái niệm "Cao Đài" chứa đựng lẽ Một, hay là nguyên lý về tính nhất thể.

Vạn vật trong vũ trụ đều có một bản thể duy nhất. Bản thể đó là Thượng Đế, tạo lập nên Càn Khôn vũ trụ và thống ngự trong vạn vật. Trong giáo lý của đạo Cao Đài, Đức Thượng Đế đã dạy:

"Thầy là ngôi Thái Cực, Thái Nhứt vô hình, huyền năng vô thượng. Thầy không có cái phàm thể như các con. Thầy là cái lý Thiên nhiên, là Đạo. Tướng của Thầy là Chơn Không. Thể của Thầy là Nhựt, Nguyệt, Tinh. Các con hãy hình dung cái đại thể bao la vô tận ấy là cái vóc thân của Thầy chớ đừng nhân cách hoá mà sai lầm."[5]

Trong Trời Đất, sự hiện hữu của Con Người tạo nên một thế Thiên – Địa – Nhân, gọi là thế Tam Tài. Trong thế Tam Tài, con người là Trời Đất thu nhỏ. Cái Một trong lòng Trời Đất là khối Đại Linh Quang, hay Đại Hồn, hay Đại Ngã; còn cái Một trong tâm con người là điểm Tiểu Linh Quang, hay Tiểu Hồn, hay Tiểu Ngã. Nhờ sự đồng nhất về bản thể với Trời Đất, mà con người có Phật tánh, hay Thượng Đế tánh, tức là tính Cao Đài, hay Cao Đài nội tại. Vì Cao Đài nội tại là một bản tính sẵn có trong tâm khảm của mỗi cá nhân, nên khi biết hướng vào nội tâm, thì mỗi người đều có thể cảm nhận được bản tính đó của chính mình.

Một khi biết phát huy tính Cao Đài, con người sẽ sử dụng được năng lực tâm linh của mình để bổ sung vào cái vũ trụ mà mình đang sống những ý nghĩa tinh thần, tô điểm và khoác lên thế giới vật chất những vẻ đẹp của tư tưởng, những nét văn hóa, những nền văn minh,… Con người còn có thể dìu dắt những cá nhân khác trong đồng loại của mình trở thành các bậc quân tử, thánh hiền. Nhờ hướng về tha nhân để thể hiện công bình, bác ái và từ bi, mỗi con người có thể phát triển nơi bản thân mình một Tiểu Thiên Địa mênh mông đầy đủ ý nghĩa.


Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/nhatthe


[1]Tự điển Thiều Chửu, bản điện tử.

[2]Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, tr.25.

[3]Tự điển Thiều Chửu, bản điện tử.

[4]Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, tr.26.

[5]Đàn Chiếu Minh.
Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai
Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể / Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây