Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Cựu Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cựu Ước, còn gọi là Kinh thánh Do Thái, là phần đầu của toàn bộ ...


  • TTOnline-Chủ Nhật, 01/08/2010, 09:04 (GMT+7) Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hóa thế giới Ủy ban di sản ...


  • Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...


  • Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...


  • Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa ...


  • Thánh giáo giao thừa / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    Cơ QuanPhổ Thông Giáo Lý, Tý thời 30 rạng mùng 1 Đinh Tỵ (17.02.1977)


  • KHAI XUÂN TIẾN ĐỨC / Thiện Chí thuyết minh

    Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...


  • Hoán tỉnh Xuân hồn / HƯNG ĐẠO VƯƠNG

    HOÁN TỈNH XUÂN HỒN . . .Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ? Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta ...


  • Do đâu có hòa bình an lạc cho thế giới? / Thánh giáo Đức Mẹ & Đức Đạo Tổ

    Đức Vô Cực Từ Tôn: "Kìa con ! Đời đang loạn lạc, người  người mong vọng hòa bình, tôn giáo đang ...


  • Thần tiên diệu bút / Đạt Tường sưu tầm

    THẦN TIÊN THI DIỆU BÚT (20 ) Kỳ này, chúng ta hãy thưởng thức sự phối hợp thi thơ giữa Đức ...


  • Đức Lý Giáo Tông dạy: “Có phải chăng vì tổ chức không phân minh? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc ...


  • Tân Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...


06/09/2005
Sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/02/2010

Dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt Nam.Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:

Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.
Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ, Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm (xem hình vẽ).
Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:

Địa bàn cư trú của người Bách Việt: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ).
Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (Hình 3:xem hình, tam giác màu vàng).

Các dân tộc Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 87% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày (1.190.000), Thái (1.040.000), Mường (914.000), Hoa (900.000), Khmer (895.000), Nùng (706.000), Hmông (558.000), Dao (474.000), Giarai (242.000), Êđê (195.000). Những dân tộc còn lại có dân số dưới 100.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Mê kông.

54 dân tộc Việt Nam (xếp theo hệ ngôn ngữ)
Nhóm Việt–Mường: Chứt | Mường | Thổ | Việt (Kinh)
Nhóm Tày–Thái: Bố Y | Giáy | Lào | Lự | Nùng | Sán Chay | Tày | Thái
Nhóm Môn–Khmer: Ba Na | Brâu | Bru - Vân Kiều | Chơ-ro | Co | Cơ-ho | Cơ-tu | Giẻ-triêng | Hrê | Kháng | Khmer | Khơ-mú | Mạ | Mảng | M'Nông | Ơ-đu | Rơ-măm | Tà-Ôi | Xinh-mun | Xơ-đăng | Xtiêng
Nhóm Mông–Dao: Dao | Mông | Pà Thẻn
Nhóm Kadai: Cờ lao | La-chí | La ha | Pu péo
Nhóm Nam đảo: Chăm | Chu-ru | Ê-đê | Gia-rai | Ra-glai
Nhóm Hán: Hoa | Ngái | Sán dìu
Nhóm Tạng: Cống | Hà Nhì | La Hủ | Lô Lô | Phù Lá | Si La

Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, NXB ĐH và THCN, 1983
Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, NXB KHXH 1996
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, NXB TPHCM 2001
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây