Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Xây đắp Cao Đài nội tại / Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn

    ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...


  • Cứ mỗi độ Xuân về là nhớ đến Kinh Dịch. Bởi Xuân ứng với Đức Nguyên của quẻ Kiền, người ...


  • ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao ...


  • Học Lão Tử Đạo Đức Kinh, ngoài giáo thuyết vô vi, chúng ta vẫn tìm thấy những bài học rất ...


  • Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...


  • Lý đạo là xuân / Thiện Chí

    ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai ...


  • Tiểu sử Ngài Ngô Minh Chiêu / Trích Sử Đạo "Từ Khởi nguyên đến Khai minh"

    Nhân ngày kỷ niệm Đức Ngô Minh Chiêu đăng thiên 13 tháng 3 âm lịch, NCGL trân trọng giới thiệu ...


  • Tu kỷ - đãi nhân / Lê Anh Minh dịch

    9. TU KỶ  修 己 – ĐÃI NHÂN  待 人 191. Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện ...


  • Từ lâu đời, Xuân đã là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân ...


  • Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý

    CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. ...


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / BBT. CAO ĐÀI GIÁO LÝ

    Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ...


01/07/2010
Thiện Chí sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 01/07/2010

Tưởng Niệm Công Đức Đức Giáo Tông Trong Tam kỳ Phổ Độ

I. SỨ MẠNG ĐỨC GIÁO TÔNG

1. Nhứt trấn oai nghiêm trong Tam Kỳ Phổ Độ

- Đàn cơ ngày mùng 1/7 Bính Dần (9-8-1926) tại cần Giuộc, giờ Tý, Đức Chí Tôn dạy:
“Trong Tam Kỳ Phổ Độ qui Tam Giáo nầy:
- Phật thì có Quan Âm.
- Tiên thì có Lý Thái Bạch.
- Thánh thì có Quan Thánh Đế Quân khai đạo.
Vậy các con lập cho đủ ba Trấn chứng đàn.” (TNHT, Q.I)

- Cùng ngày trên, giờ Dần,Tam Trấn giáng cơ:

Đức Lý Thái Bạch giáng cơ:

THÁI thượng vô ngôn hữu đạo thành,
BẠCH vân hữu nhãn kiến nhơn sanh,
KIM quang đắc kiếp tu tâm thiện,
TINH đẩu nan tri ngã độ thành.

Đức Quan Âm giáng cơ:

QUAN minh Nam Hải trấn thiền môn,
ÂM cảnh năng tri độ dẫn hồn,
BỒ đoàn mạc hám liên huê thất,
TÁT thế tâm ưu khởi đạo tông.

Đức Quan Thánh giáng cơ:

QUAN thành tái hiệp Hớn triều phong,
THÁNH đức mạc vong hám thế trần,
ĐẾ thất nhứt tâm trung khí dõng,
THANH y xích diện hảo vinh phong.

(TNHT - Q.I, tr.39)

2. Cầm quyền thưởng phạt:

Đại Đàn (Chợ Lớn) 29-10-1926 (19-9 Bính Dần)
ĐỨC CHÍ TÔN: “Vậy từ đây quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý Thái Bạch, các con liệu mình mà cầu rỗi nơi Người.”
Tái cầu: “LÝ THÁI BẠCH
“Hỡi chư đạo hữu - Thiên phong bình thân.
“Từ đây Thầy đã giao quyền thưởng phạt về nơi tay Bần Đạo, vậy các đạo hữu khá hết lòng lo lắng, vun đắp nền đạo cho vững vàng, hiệp ý với Thiên cơ mà bước lần lên địa vị cao thượng, chớ sụt sè ôm thói mơ hồ, thì đã uổng công trình cực nhọc từ bấy lâu nay, lại thêm chẳng đặng theo Thánh ý của Thầy là bậc Chí Tôn đã hết sức nhọc nhằn cùng sanh chúng.
“Mở một mối Đạo chẳng phải là thường tình, mà sanh nhằm đời đặng gặp một mối Đạo cũng chẳng phải dễ. Muốn lập thành tất phải có điều nghiêm chánh thưởng phạt. Có thưởng phát mới giục lòng kẻ có công, có phạt mới răn đặng lòng tà vạy.
“Thưởng phạt tuy chẳng phải hữu hình, nhưng là một sự mừng vui, chưa có bậc ở thế nào bằng và một sự buồn bã nào sánh đặng. Dầu có ăn năn hối hận mấy kiếp, ngày giờ cũng đã qua rồi. Ngôi cực lạc vẫn có người choán hết...” (TNHT, Q.I, tr.57)

3. Ngôi vị Giáo Tông: Đàn tại Thiền Lâm Tự (16-10 Bính Dần) (20-11-1926)

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG.

Giáo Tông nghĩa là Anh Cả các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt các con trong đường đạo và đường đời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông công cùng tam thập lục thiên và thất thập nhị địa giái đặng cầu rỗi cho các con, nghe à! Chư môn đệ tuân mạng!”

II. QUYỀN PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC - KHUÔN PHÉP SINH HOẠT:

1. Quyền pháp:

Đàn cơ 19-3-1928:
“THÁI BẠCH.
“Đại hỉ, đại hỉ…Cười...Lão cũng cắt nghĩa phẩm vị của chư hiền hữu. Tỷ như ngôi của Thượng Đầu Sư, Ngọc Đầu Sư, Thái Đầu Sư, Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh hay là Giáo Tông của Lão đi nữa, dầu ngày nào có nhường cho ai, thì họ ngồi địa vị của mình, chớ chẳng hề ở thế này có hai Thái Bạch, hai Thượng Trung Nhựt, hai Ngọc Lịch Nguyệt, hai Thái Nương Tinh, hai Hộ Pháp, hai Thượng Phẩm, hai Thượng Sanh bao giờ, Hiểu à!”

2. Nguyên tắc tổ chức nhân sự hành chánh:

Đàn cơ Tây Ninh (Chùa Gò Kén) năm Bính Dần 1926.
“LÝ THÁI BẠCH.
“Về việc công cử Bàn Trị sự, chư hiền hữu làm không hiệp Thiên ý, vì một người mà lãnh nhiều trách nhiệm thì sao cho tiện. Thượng Trung Nhựt, hiền hữu rõ việc lắm chớ?”
(Thượng Trung Nhựt bạch ....)
“Lão y lời hiền hữu mà xin sửa lại, vì không phải thiếu người mà làm như thế. Việc đó là việc của chư hiền hữu, Lão đâu dám tiến cử ai. Nhưng có một điều là một người không nên lãnh hai phần việc.
Thái Thơ Thanh thủ bổn, và Phó Hội Trưởng không đặng (hai người trong hội ký tên mới được xuất phát); lấy theo việc hành chánh thì không phải tính như vậy được. Đạo cả, chẳng nên tư vị, nghe à!”

3. Khuôn phép sinh hoạt trong Đạo:

Đàn cơ Thánh thất Tây Ninh (28-10 Bính Dần) (2-12-1926)

“THÁI BẠCH.
“Thầy sai Bần Đạo đến sắp đặt trang nghiêm trong Thánh thất.
Bần Đạo phân phép từ ngày nay, hễ nhập Thánh thất thì phải giữ phép:
Nam nữ bất thân.
Nam Đông hiên - Nữ Tây hiên.
Hai bên không lân cận nhau, nam theo nam, nữ theo nữ.
Cấm cười cợt trửng giỡn với nhau. Trừ ra vợ chồng hay là chị em ruột, anh em ruột đặng chuyện vãn nhau nơi tịnh đàn. Còn kỳ dư như hai đàng muốn chuyện vãn nhau, phải có hai người chứng, một bên nam, một bên nữ.
Phòng trù dầu phải chung lộn với nhau buổi nấu nướng, khi dọn ăn chẳng đặng lộn xộn cùng nhau. Nghe à!
Thơ Thanh, hiền hữu phải viết luật cấm này dán nơi Thánh thất nghe à !” (TNHT - Q.I, tr.68)
Thiện Chí sưu tầm

Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây