Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...


  • Cuộc sống trên độ cao tới 4.900 m buộc người Tây Tạng phải tiến hóa rất nhanh để tồn tại. Tại ...


  • Đức Chí Tôn và các hàng Phật Tiên Thánh Thần đồng giáng thế bằng linh điển, diễn giải những bí ...


  • "Ta gởi lời này cho tất cả nhân sinh trên cuộc đời đang có, từ dân tộc nghèo đói dốt ...


  • CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng ...


  • BÀI THUYẾT ĐẠO của vị Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh đọc tại Thánh Thất Mỹ Ngãi (Sa Đéc) Bài ...


  • Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...


  • Hiến Dâng / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    NGỌC MINH ĐÀI, Tuất thời Rằm tháng Giêng Kỷ Dậu (3/3/69) GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo ...


  • Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...


  • Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm ...


  • Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


01/06/2008
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 27/01/2010

SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ.

Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn cơ đặc biệt được tiến hành tại Tam Giáo Điện Minh Tân, bến Vân Đồn quận tư Sài Gòn. Đặc biệt, là do bởi đàn cơ nầy được thực hiện không theo phương cách và hình thức cầu cơ thông dụng của Cao Đài Giáo: dùng đồng tử thủ Đại Ngọc Cơ để Ơn Trên giáng điển viết chữ cho độc giã đọc hoặc cho đồng tử xuất khẫu. Trái lại trong buổi đàn cơ nầy, các đấng Thiêng Liêng dùng huyền linh điển làm cho một ngòi bút nhỏ được treo bằng một sợi chỉ tự động di chuyển trên một bảng chữ cái tiếng Việt. Ngòi bút di động đến mẫu tự nào thì đọc giả xướng lên cho điển ký ghi lại chữ đó và cứ thế mà ráp vần. Theo tài liệu còn lưu lại, số người dự buổi đàn đặc biệt đêm hôm đó gồm: bộ phận hành sự Huyền Cơ, bộ phận Hiệp Thiên Đài và nam nữ đạo hữu, tất cả là 106 vị.
Đàn cơ hôm đó đã diễn tiến với nội dung như sau:

"Liễu Nhứt Chơn Nhơn. Sửa ngòi linh bút.

(Tiếp cầu): Tôn Sư mừng chư hiền đồ. Giờ linh, Tôn Sư thọ mạng Trời chuyển vận Huyền Cơ, trấn trung đàn. Thăng.

Thái Thượng Đạo Tổ. Tôn Sư ban ân lành chung. Tôn Sư giờ linh ngự trần trấn Lò Bát Quái. Nghỉ ba mươi phút tái cầu. Tôn Sư thăng.

(Tái cầu: linh bút diêu động)

THI

Náo động Thiên Cung chẳng vị lòng,
Chúa Liêm Thủy Động vốn thần thông;
Năm trăm năm khổ, tâm nào nãn,
Hạ điển Huyền Cơ, ngã Ngộ Không


Ta ban ân chung chư hiền tiếp lịnh. Thăng.

Đông Phương Tôn Sư mừng chư môn đồ. Tôn Sư thừa lịnh Chí Tôn lập thành cơ pháp. Tiếp lịnh Chí Tôn khai cơ. Thăng.

Thầy các con. Thầy ban ân lành cho thế gian. Giờ linh Thầy khai cơ, Thầy cho các con nam nữ được kiến tận huyền linh ! Kiến Minh sắp đặt thứ tự hướng dẫn cho đoàn em tuần tự phớt qua rồi xuống. Thi hành....

Thầy mừng các con nam nữ về sự lạ mắt, đó là bởi đức tin của các con Thầy mới ban cho các con để hun đúc đức tin lo tròn cơ Đạo chuyển.

Vậy Thầy ban ân lành. Thầy điển hồi Bạch Ngọc. "Cấm". Thăng."

–{—

Để có thể thực hiện buổi đàn cơ đặc biệt đó, bộ phận nam nữ hành sự Huyền Cơ theo lệnh của Đức Đông Phương và Đức Liễu Nhứt đã phải thực hiện nhiều việc.

- Ngũ Vị Thiên Tinh, đệ tử Đức Liễu Nhứt, tập luyện linh phù cho thuần thục.

- Làm Lò Bát Quái đúng theo ni tấc và kiểu dáng do Đức Đông Phương chỉ dạy.

- Sau đàn Ngọ thời, nghi lễ cầu nguyện được bắt đầu từ giờ Ngọ với nam phái đạo tâm cho đến Dậu thời. Sau đàn cơ Dậu thời để tiếp nhận sự hướng dẫn lần sau cùng trước khi chính thức lập đàn Huyền Cơ, quý vị nữ phái gồm Ngũ Sắc Tường Vân và Lục Diệu luân phiên tiếp tục cầu nguyện cho đến Tý thời.

- Đến Tý thời thiết lập Huyền Cơ:

iHai ban Hiệp Thiên Đài nam và nữ sắp hình bán nguyệt nơi điện tiền, đọc bài cầu nguyện Huyền Cơ.

iLò Bát Quái trước đó đã được trấn thần ngũ phương ngay chánh điện trước Thiên bàn bởi Ngũ Vị Thiên Tinh, nay được đem đặt trước bàn thờ Đức Diêu Trì. Tại Minh Tân, bàn thờ Đức Diêu Trì được đặt ở trên cao, khuất sau Thiên Bàn Tại đó:

Ba Vị Thiên Huyền trấn thủ tổng quát gồm các Đạo Trưởng tu phái Chiếu Minh: THIÊN HUYỀN MINH chính giữa, THIÊN HUYỀN VÂN bên trái, THIÊN HUYỀN TINH bên phải.

Năm Vị Thiên Tinh trấn linh phù Lò Bát Quái gồm các Đạo Trưởng: KIẾN MINH trung ương, THIÊN HOA đông, THIÊN VÂN tây, THIÊN HÒA nam, THIÊN THUẦN bắc.

Bên trong lò, nam đồng tử KIM QUANG ngồi.

Bên ngoài lò :

Ở hướng Ly (Đông) có: Đạo Trưởng HẢI THẦN tay trái thò qua cửa nhỏ vịn vai đồng tử, kế tiếp là đồng tử NGÂN HOA tay trái Ấn Tý trước ngực tay phải đặt vào vai bên mặt của Đạo Trưởng Hải Thần.

Ở hướng Khảm (Tây) có: Đạo Trưởng HUỆ ĐĂNG tay mặt thò qua cửa nhỏ vịn vai đồng tử, kế tiếp là đồng tử KIM HOA tay trái Ấn Tý trước ngực, tay phải đặt vào vai bên trái của Đạo Trưởng Huệ Đăng.

 iĐến Tý thời tất cả những người hầu đàn, theo lệnh Đức Đông Phương, đều ngậm hương định thần, thanh tịnh để tiếp đón linh điển.

Về phần vô hình: để vận chuyển huyền linh, phải có sắc lệnh của Đức Chí Tôn ban truyền rồi còn phải chuyển qua đủ thành phần các đấng Thiêng Liêng để giáng đàn trong lúc Huyền Cơ như: Đức Tôn Bá Linh vận chuyển Huyền Cơ, Đức Thái Thượng trấn Lò Bát Quái, Đức Ngộ Không báo đàn, Đức Đông Phương lập thành cơ pháp

–{—

Để có buổi Khai Huyền Cơ hôm đó. Từ một năm trước, Ơn Trên đã bắt đầu việc chuẩn bị nhân sự. Đức LIỄU NHỨT CHƠN NHƠN (TÔN BÁ LINH) thâu đồ đệ gồm Ngũ Vị Thiên Tinh và dạy cho mỗi người một bài Hộ Mạng riêng. Một thời gian sau, các vị được dạy Linh Phù để luyện cho thuần thục.

Đến ngày 25.2 Mậu Thân, Đức Đông Phương hé lộ việc lập Huyền Cơ.

Từ mồng 4 cho đến ngày 14 tháng ba, nhiều đàn cơ được lập để Ơn Trên dạy về việc tạo thành Lò Bát Quái và phương cách thiết lập Huyền Cơ bao gồm: nghi thức cầu nguyện với bài Cầu Nguyện Huyền Cơ và nghi thức lập đàn.

–{—

Có một số ý kiến cho rằng Huyền Cơ được phép của Ơn Trên cho thiết lập mỗi năm một lần  vào ngày Hội Yến  Bàn Đào. Có thật như thế hay không ? Qua các số Đạo Lý còn ghi lại nội dung  các đàn được lập theo phương cách Huyền Cơ, chúng ta thấy Huyền Cơ :

+ Thành công lần nhứt, đàn Tý thời ngày 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân: Đức Chí Tôn giáng.

(Đạo Lý 28 tr10)

+ Thành công lần hai, đàn Tý thời 14 rạng 15.8 Mậu Thân: Đức Mẹ giáng.

(Đạo Lý 34 tr61)

+ Thành công lần ba, đàn Tý thời 29 rạng 30.02 Kỷ Dậu,1969: Đức Mẹ giáng

(Đạo Lý 41 tr38)

Thật ra, đã có tất cả năm lần có sắc lịnh lập Huyền Cơ nhưng thành công chỉ được ba lần. Hai lần không thành công đó là những đàn do khẩn nguyện:

- Đàn lập; theo sắc lịnh lần thứ hai; vào Tý thời 14 rạng 15 tháng 4 Mậu Thân (1968)

- Đàn lập; theo sắc lịnh lần thứ năm; Tý thời 14 rạng 15 tháng 8 Kỷ Dậu (1969).

Sau lần lập Huyền Cơ lần thứ hai và không thành, Đức Liễu Nhứt thâu nhận thêm một số đồ đệ như: THIÊN ỨNG, THIỆN PHƯỚC, HẢI VƯƠNG ,VÂN QUANG. Các Đạo Trưởng Thiên Ưng, Hải Vương có tham gia vào thành phần hành sự  Huyền Cơ trong những lần sau.

–{—

Theo ghi nhận của Cố Đạo Trưởng Huệ Lương, từ xưa đã có ba hình thức Thần Cơ: Huyền Cơ (cơ treo), Huyền Cơ theo lối Huyền Bút, Thủy Cơ. Loại đàn cơ được khảo sát nơi đây được xếp vào loại Huyền Bút. Cần lưu ý chữ  Huyền ở đây không có nghĩa là huyền diệu mà lại có ý nghĩa là "được treo"

Vậy Huyền Bút Cơ là loại cơ bút có hình thức là một ngòi bút được treo lơ lửng trên một bảng chữ cái và tự di động đến từng mẫu tự bởi huyền lực vô hình. Phải ráp vần theo thứ tự các chữ cái đã được sợi chỉ có mủi bút di chuyển đến mới có từng chữ có nghĩa và toàn bộ nội dung buổi đàn.

–{—

Huyền Cơ được lập thành; như lời của Thầy trong đàn Khai Huyền Cơ và lời của Đức Mẹ  cũng như của Đức Lý Giáo Tông; là dùng huyền linh để nâng cao đức tin cho tín đồ trong hồi loạn lạc. Rõ ràng đây là một phương cách thông công hết sức linh diệu nhưng cũng rất khó khăn phức tạp. Ơn Trên phải huy động một bộ máy hành sự đông đảo được tập luyện nghiêm nhặt, thời gian tập trung cầu nguyện khá dài cho mỗi lần thiết lập đàn cơ: từ  Ngọ thời đến Tý thời. Như vậy tốn rất nhiều công sức. Bởi thế, khi Thiên Cơ đỗi sang một giai đoạn mới như lời của Đức Lý Giáo Tông tại Thiên Lý Đàn ngày (20.9 Kỷ Dậu 1969):

"Hôm nay Bần Đạo nói rằng: từ đây về sau nữa, không dùng huyền cơ diệu bút hoặc thi văn cầu kỳ rắc rối hoặc những hình thức hấp dẫn khác để đở phí thì giờ mà dạy bảo chư hiền đệ muội đi ngay vào những vấn đề chánh là hành đạo, học đạo và phổ truyền giáo lý".

thì không bao giờ có sắc lệnh tái lập Huyền Cơ nữa. Và từ đó Huyền Bút Cơ trở thành một kỷ niệm đáng nhớ trong lịch sử cơ bút Cao Đài.

_____________________________
Đọc thêm:
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/huyenco

Ảnh trên : Đại ngọc cơ
Đạt Tường

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây