Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Một giờ thanh tịnh một giờ linh / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý,  Hợi thời, 7 tháng 11 Bính Thìn Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền ...


  • Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...


  • Đường hoa Nguyễn Huệ / Phúc Tiến - Tuổi Trẻ Online

    Đường hoa Nguyễn Huệ đã "khắc" vào tết Sài Gòn một nét đẹp mới, dân dã mà hiện đại, vật ...


  • Quan Âm Tự (Phú Quốc) / Nhịp cầu giáo lý

    Phú Quốc là một hải đảo lớn ở miền Nam nước Việt (rộng 567km2, cách Hà Tiên 40km) nằm trong ...


  • Cụm từ Tam Kỳ Phổ Độ bao hàm hai ý nghĩa: Ý thứ nhất:  Diễn tả lần lượt cho ba lần  ...


  • Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. ...


  • Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm

    Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, ...


  • Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, ...


  • Tiền bối Cao Triều Phát sinh ra trong một gia đình đạo đức, thừa hưởng tính cách nhân hậu của ...


  • LUYỆN KỶ / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...


  • Niết bàn / Hồ Thị Mộng Tuyền

    Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi ...


  • Bức tranh văn hóa Sa Huỳnh đã rõ ràng hơn / Sưu tầm từ Báo Lao Động

    Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng ...


24/10/2010
Trần Ngọc Tâm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 25/10/2010

Chu lễ và Thánh Chu Công

Title 1           Title 2
Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các
Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công
Đán và Đức Khổng Tử. Đây là Tứ Thánh đã có
công chế tác, san định và hoàn chỉnh bộ Thiên
thơ Kinh Dịch cách đây mấy ngàn năm, và cho
đến ngày nay vẫn được hậu thế tiếp tục học hỏi,
nghiên cứu để áp dụng theo những lời dạy của
các Thánh xưa trong bộ Kỳ Thư Bảo Điển này.
Tài liệu viết về Đức Chu Công rất hạn chế –
chỉ có trong quyển Luận Ngữ và Trung Dung ở
chương 19. Nhưng không vì vậy mà chúng ta sẽ
không tìm hiểu được thân thế và công đức to
lớn của ngài. Bài viết sau đây để chúng ta tìm
hiểu Lễ đời nhà Chu.

THÁ NH CHU CÔ NG (?–?)
“Thánh Chu Công là con thứ tư của Chu Văn
Vương, em ruột của Chu Võ Vương nên gọi là
Thúc Đán. Sau khi Chu Võ Vương chết, Thành
Vương mới 12 tuổi, Chu Công Đán nắm quyền
nhiếp chính. Sách Thượng thư Đại truyện viết:
“Chu Công nắm quyền chính, trong một năm
cứu loạn (trấn áp những cuộc mưu phản),
hai năm khắc phục người Ân phục quốc, ba năm
tiêu diệt đất Am, bốn năm kiến định hầu vương,
năm năm an định nhà Chu, sáu năm định ra lễ
nhạc, bảy năm phụ giúp chính trị cho Thành
Vương”. Chỉ trong vòng bảy năm ngắn ngủi,
ông đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng
như thế đủ biết công lao lớn của ông.

Xét công lao sự nghiệp của Chu Công thì
“cứu loạn” (trấn áp những cuộc mưu phản),
“khắc Ân” (khắc phục người Ân phục quốc), và
“tiêu Am” (tiêu diệt đất Am) là ba công việc quan
trọng ổn định nền thống trị của Tây Chu. Từ
đây, vương triều Chu giải quyết được nội loạn
trong vương thất và mối lo người Ân đòi phục
quốc, phát triển phạm vi thống trị của chính
quyền trung ương lớn rộng hơn, đặt cơ sở cho
800 năm thống trị của vương triều Tây Chu.

Những công việc mà Chu Công đã hoàn
thành trong bảy năm không chỉ có ý nghĩa với
triều Tây Chu. Năm thứ tư, khi Chu Công chấp
chính, ông tiến hành đại quy mô phân phong
toàn quốc, kết hợp cao độ giữa quan hệ chính
trị với huyết thống của quốc gia, hình thành
một chế độ tông pháp hoàn bị và nghiêm mật.
Dưới chế độ ấy, nước và nhà kết hợp làm một,
nước là nhà được mở rộng ra, nhà là mô thức
của nước. Chu thiên tử là vua chung của thiên
hạ và là dòng họ lớn nhất trong thiên hạ xác lập
hệ thống kết cấu cho xã hội truyền thống của
Trung Quốc. Tuy từ đời Tần Hán về sau, chính
quyền phong kiến quốc gia phân ly với một bộ
phận tông tộc và dùng chế độ quận huyện làm
cơ sở phong kiến quan liêu và lấy chế độ “tuyển
chọn người hiền năng” thay cho chế độ huyết
thống nhưng tinh thần tông pháp đã thâm nhập
vào cơ thể văn hoá Trung Quốc như Lương Khải
Siêu đã từng nói: “Tổ chức của Trung Quốc lấy
phép nhà làm đơn vị chứ không lấy cá nhân
làm đơn vị, đó mới gọi là tề gia trước rồi mới trị
nước sau. Chế độ tông pháp đời Chu, ngày nay
về hình thức tuy đã bị bỏ nhưng về tinh thần
vẫn giữ.”

Chu Công phân phong cho các chư hầu xong
rồi lập tức chế ra lễ nhạc, đây là một sự kiện lớn
được các Nho gia ca tụng. Theo truyền thuyết,
lễ chế do Chu Công sáng tạo ra lớn rộng bao
la, từ ăn uống ẩm thực, quan hôn, tế táng, triều
kiến đến những việc ăn ở thường ngày không
có phương diện nào không có “lễ chế” quy định
cụ thể. Chu Công chế ra lễ còn có hiệu ứng sâu
xa với văn hoá muôn đời sau. Đầu tiên, nó hoàn
toàn bị hóa, hệ thống hóa, quy phạm hóa các
thể chế còn hỗn loạn dưới đời Ân, xác lập “Đức”
trong “Lễ”, dùng huyết thống làm sợi chỉ quán
xuyến tổ chức thể chế “tế tự – xã hội – chính
trị”. Thực chất “Lễ hoá” là định danh phận cụ
thể cho mối quan hệ nhân luân. Lễ chế do Chu
Công sáng tạo được các Nho gia sau này liên tục
kế thừa và phát triển nó, nó đầy đủ sức mạnh
quy định mọi hành vi đời sống và tâm lý tình
cảm của người Trung Hoa, nó còn ấn định cả
nhiều quan niệm về thiện ác đúng sai. Văn hoá
Trung Hoa vì đó mà được gọi là nền văn hoá của
“Lễ”, Vương Quốc Duy gọi lễ là “tủy của người
đời Chu”. Luận điểm này không những chỉ rõ
địa vị quan trọng của Lễ trong văn hoá Trung
Quốc mà còn nêu bật cống hiến có tính quan
trọng của Chu Công trên con đường phát triển
của lễ chế văn hoá Trung Quốc.
Là một chính trị gia có tầm nhìn xa, Chu
Công hết sức đề cao lý luận chính trị “Kính đức
bảo dân”, ông cảnh cáo giai cấp thống trị “Trời
không đủ tin”, “Không dựa vào Mệnh Trời”, chỉ
có “Kính đức bảo vệ dân” mới là kế sách cai trị
lâu dài. Ông còn vận dụng tư tưởng bảo vệ dân
hòa vào giáo hóa chính trị, ông cho rằng phải
luôn hướng dẫn, dạy dỗ, khuyên răn dân chúng.
Chu Công chính là người mở đầu cho truyền
thống coi giáo hóa dân là sự nghiệp lớn của
Trung Quốc. Chu Công dạy dỗ Thành Vương
ảnh hưởng lớn đến sự giáo dục các Thái tử đời
sau này và ông luôn luôn được nêu lên như một
tấm gương sáng người sau muốn noi theo.

Chương XIX sách Trung Dung viết như thế
này: “Tử viết:
Võ Vương, Chu Công kỳ đạt hiếu hỹ hồ! Phù
hiếu giả, thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân
chi sự giả dã.
Xuân thu tu kỳ tổ miếu, trần kỳ tông khí,
thiết kỳ thương y, tiến kỳ thời thực.
Tông miếu chi lễ, sở dĩ chiêu mục dã. Tự tước,
sở dĩ biện quí tiện dã.
Tự sự, sở dĩ biện hiền dã.
Lữ thù hạ vị thượng, sở dĩ đãi tiện dã. Yến
mao, sở dĩ tự xỉ dã.
Tiễn kỳ vị, hành kỳ lễ, tấu kỳ nhạc, kính kỳ
sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong
như sự tồn, hiếu chi chí dã.
Giao xã chi lễ, sở dĩ sự Thượng đế dã. Tông
miếu chi lễ, sở dĩ tự hồ kỳ tiên dã. Minh hồ Giao
Xã chi lễ. Đến Thường chi nghĩa, trị quốc kỳ như
thị chư chưởng hồ.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng nói:
“Võ Vương, Chu Công có đức hiếu thấu đáo
vậy thay! Phàm có hiếu là khéo nối chí cha ông,
khéo noi theo sự nghiệp cha ông.
Vào mùa Xuân, mùa Thu sửa sang tổ miếu,
trưng bày di vật, sắp đặt y phục của tổ tiên ra,
dâng cúng thực phẩm theo mùa.
Lễ Tông miếu cốt là đặt thứ tự hàng Chiêu,
hàng Mục. Đặt thứ tự chức tước cốt là để phân
biệt người sang người hèn. Đặt thứ tự chức việc
cốt là để phân biệt người hiền.
Trong nghi lễ mời rượu, kẻ dưới mời người
trên, cốt là để cấp thấp được chung hưởng với
cấp cao. Ăn tiệc thì theo tuổi tác, cốt là đặt thứ
tự tuổi tác (già trẻ phân biệt).
Đứng vào ngôi vị cha ông, tiến hành nghi lễ
của cha ông, tấu nhạc của cha ông, kính người
mà cha ông tôn trọng, yêu người mà cha ông
thân thiết, thờ người quá cố như thờ người sống,
thờ người mất như thờ người hiện còn, đó là có
hiếu hết mức vậy.
Lễ tế Trời và lễ tế Đất cốt để phụng thờ
Thượng Đế. Các lễ ở tông miếu cốt để tế tổ tiên
những hành vi tốt để phát triển và nối chí người
đi trước. Đó là đạo hiếu chân chính.
Từ căn bản đạo lý này, theo lịch sử ghi chép
lại, sau khi thu giang sơn thiên hạ từ tay vua Trụ
nhà Thương, Thánh Châu Công đã ấn định Chu
Lễ để triền khai nền đạo đức chân chính ấy.
Trước hết, ngài đặt ra lễ Đế và lễ Thường. Lễ
Đế là đại lễ có Vua chủ trì cho nên cứ 5 năm mới
diễn ra một lần vào mùa Xuân gọi là Xuân Đế.
Còn lễ Thường được tổ chức mỗi năm vào mùa
Thu gọi là Thu Thường. Cả hai lễ này đều dành
tế tổ tiên. Để được trang trọng nghiêm chỉnh,
trước khi tổ chức lễ, phải sửa sang tổ miếu, quét
dọn, hư đâu sửa đó, sơn vẽ cẩn thận. Để cho con
cháu tưởng nhớ lại các hành vi, cử chỉ, công
nghiệp của tổ tiên, các Thánh thất, Thánh tịnh
Cao Đài, đã làm tốt công việc trùng tu, tái thiết
cơ sở cũng không ngoài mục đích trên. Ngoài ra
còn phải trưng bày các di vật của tổ tiên đã sử
dụng (tông khí), lại phải sắp đặt ra y phục của
các ngài đã mặc (thường ý). Sau đó là nghi thức
dâng tiến thực phẩm theo mùa. Mùa Xuân có
thực phẩm mùa Xuân, mùa Thu có thực phẩm
mùa Thu.
Những điều này vừa biểu lộ sự ân cần đối với
tổ tiên, lại vừa có ý dạy con cháu, những người
đang sống phải biết tuân theo qui luật Dịch hóa
của Trời. Ăn thực phẩm chay, tránh bớt thực
phẩm mặn, mới có khả năng đề kháng mạnh
với khí hậu, thời tiết, làm cho sức khỏe được tốt
hơn, ít bệnh tật hơn.

  .Cả hai lễ Xuân Đế, Thu Thường dành kính
nhớ tổ tiên nên đều được tổ chức ở tông miếu.
Các miếu thờ được phân ra hai hàng Chiêu,
Mục để phân biệt các con cháu gần xa với Thái
Tổ, với mục đích ấn định trật tự trong dòng tộc,
đồng thời nêu ra mẫu mực cho xã hội. Một xã hội
thiếu trật tự thì không thể ổn định, bình an lâu
dài được. Khi diễn ra lễ tế, các con cháu thuộc
hàng nào thì đứng vào hàng đó (Chiêu hoặc
Mục). Ngoài ra các quan chức trong triều tham
dự trong lễ tế cũng được sắp xếp theo chức tước,
theo chức việc. Xếp theo chức tước để phân biệt
hướng về Càn có dương khí và ánh sáng. Lễ Xã
thì hướng về Khôn có nước và thực phẩm. Hai
lễ Giao Xã tế Trời, tế Đất cốt để nhớ ơn Đấng
Tạo Hóa, tạ ơn đã ban cho vạn loài sự sống qua
hai năng lực Càn Khôn, Âm Dương để vạn loài
được nuôi nấng, trưởng thành, phát huy tài đức,
lập nhiều kỳ công… trong sứ mạng vi nhân.

Trong đạo Cao Đài, việc kính nhớ tổ tiên và
phụng thờ Thượng Đế chính là thể hiện một
phần nhân đạo trong Đại Đạo. Tứ thời cúng bái
Đức Thượng Đế và các Đấng để luôn tưởng nhớ
đến công ơn của Ngài và ý thức được rằng – con
người có thể thay Trời hành đạo, bởi con người
ở ngôi Hoàng Cực, với vị thế Tam tài đồng đẳng,
phải có sứ mạng cao cả ở trần gian, hiểu được
phẩm vị của mình thì sẽ bớt làm những điều sai
trái xấu xa, không gây tổn hại cho tha nhân và
góp phần xây dựng một thiên đàng tại thế. Đức
Khổng Tử để lời: “Làm sáng tỏ được lễ Giao, lễ
Xã, sáng tỏ được ý nghĩa lễ Đế, lễ Thường, thì
việc trị nước như nhìn ở bàn tay vậy.”
Chú thích
Chiêu 昭: Sáng sủa, rõ rệt. Bên trái (hàng chiêu:
thờ một đời).
Mục 穆: Hòa thuận, tốt đẹp, cung kính. Bên
phải (hàng mục: thờ hai đời).
Chiêu, Mục : Trong tông miếu, miếu giữa thờ
Thái Tổ, vị khai sáng ra triều đại. Các miếu ở
bên trái gọi là Chiêu, thờ vong linh các vị hàng
một đời. Tay trái sát với trái tim, chỉ thị tâm
linh sáng sủa nên gọi là Chiêu (sáng sủa). Các
miếu ở bên phải gọi là Mục, thờ vong linh các
vị hàng hai đời. Tay phải là bàn tay thiên về lao
động, giao tiếp, chỉ thị sự tương giao tốt đẹp nên
gọi là Mục.
Tâm linh được người xưa coi trọng hơn
lao động, cho nên hàng Chiêu được trọng hơn
hàng Mục.
Trong chương này, ngài Tử Tư đã trưng dẫn
lời của Đức Khổng Tử nói về đức hiếu của các
bậc Thánh nhân như Võ Vương và Chu Công.
Đức hiếu của nhị vị Thánh nhân không giống
như đức hiếu của người tầm thường. Bình
thường dân gian quan niệm có hiếu là phải biết
thương yêu, phụng dưỡng cha mẹ khi còn tại
thế gian và lo ma chay chu đáo khi khuất trần
gian. Còn Thánh nhân ngoài việc phụng dưỡng
và táng tế như mọi người, nhị vị lại lấy việc
khéo nối chí cha ông, khéo noi theo sự nghiệp
cha ông làm trọng. Cho nên Đức Khổng mới hết
lời ngợi khen các ngài là những bậc có đức hiếu
thấu đáo (đạt hiếu).
Như vậy, đối với Thánh nhân, hiếu chính là
kính trọng và phát triển những đạo đức tốt đẹp
nhứt đã được trao cho mình từ đời trước. Người
nào để cho đạo đức ấy bị tàn lụi nơi chính mình
bằng những hành vi xấu xa, đó là người bất
hiếu! Tổ tiên thay Trời trao đạo đức sống cho
mình, thì mình phải trân trọng nhận lãnh, kính
nhớ và noi gương tổ tiên hoặc tiền bối trong
những hành vi tốt để phát triển và nối chí người
đi trước. Đó là đạo hiếu chân chính.

Như thế, cái hay của Thánh Chu Công là dùng
lễ nghĩa để giáo hóa con người, dẫn con người
đến điều thiện một cách tự nhiên mà không gò
bó, chẳng phải dùng đến hình phạt. Trong đạo
Cao Đài cũng dạy cho tín đồ vận dụng lễ, biết
tôn trọng phẩm giá con người, bao giờ cũng nêu
gương trước nhân sanh, thì việc đạo việc đời sẽ
đơn giản đi nhiều và hiệu quả thu lượm được lại
không phải là nhỏ.

Từ thực tiễn trong Chu Lễ, để dạy về phần
Nhân đạo và Ngài đi thêm một bước nữa là dạy
về Thiên Đạo, Thánh Chu Công đã chế tác thêm
hai hào Dụng Cửu và Dụng Lục trong hai quẻ
Kiền Khôn. Hai hào này cốt để diễn tả sự biến
thông thăng tiến, cái công dụng của sự hoàn tất
cuộc tiến hóa của người quân tử. Người quân
tử hòan thành sứ mạng vi nhân tiến hóa thể
hiện trong các hào của quẻ Kiền và Khôn. Dụng
Cửu và Dụng Lục là biểu thị sự tiến hóa từ hiện
tượng giới sang siêu nhiên giới. Con người sau
khi đắc đạo thì sẽ kiến quần long vô thủ và vĩnh
trinh, khi con người đã đắc đạo thì ai cũng như
ai, không còn lãnh đạo trên dưới, mà cùng nhau
kết hiệp với Trời nên một, từ Tam Tài Đồng
Đẳng, Sứ Mạng Vi Nhân cuối cùng là Thiên
Nhân Hiệp Nhứt như thế tật là tốt lành.

Tóm lại, tìm hiểu Chu Lễ và học Dịch theo
các Thánh Nhân xưa, để chúng ta tạo một dòng
sống đạo đức từ thế hệ này đến thế khác và cố
gắng ra công tu tập, biết nghiền ngẫm câu: “Gia
đình chứa trữ điều tốt lành, ắt là có thừa phúc
lành; gia đình chứa trữ những điều chẳng tốt
lành, ắt là có thừa tai vạ. Bầy tôi giết vua, con
giết cha, không phải là nguyên cớ một sớm
một chiều, cái chỗ nguyên do dẫn đến từ từ, vì
người phân biệt không biết phân biệt sớm ấy
thôi” trong phần Văn Ngôn quẻ Khôn và theo
Kiền để có thể từ một người bình thường tiến
lên thành bậc quân tử linh hoạt tiến thoái như
một con Rồng, khi ẩn khi hiện tùy thời để thi
hành Thiên Đạo.
Trần Ngọc Tâm

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây